Chs2013

Chia sẻ bởi Mai Van Tuong | Ngày 23/10/2018 | 75

Chia sẻ tài liệu: chs2013 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

VẤN ĐỀ 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT.
Trao đổi nước ở thực vật gồm ba quá trình liên quan với nhau là: Hấp thu nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân, thoát hơi nước ở lá.
1. Hấp thu nước ở rễ.
a. Đặc điểm quá trình.
-Đặc điểm chung:
+Có tính 1 chiều: Đi từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất thẩm thấu cao. Từ ngoài vào trong.
+Gồm có nước và chất hoà tan: Các chất hoà tan vào nước và đi theo gradien từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
+Quãng đường: Rất ngắn, tính bằng mm.
-Đặc điểm riêng: Nước đi vào qua tế bào lông hút
*Lông hút được hình thành do tế bào biểu bì biến đổi thành (do vùng hoạt động tích cực của rễ ở vùng chóp rễ).
*Thành mỏng, không thấm cutin(ngược với tế bào biểu bì).
*Có một không bào rất lớn.
*Áp suất thẩm thấu rất cao do chứa nhiều ti thể(ti thể là nơi hô hấp biến các chất gây áp suất thẩm thấu thấp thành chất gây áp suất thẩm thấu cao như các axit).
b. Con đường hấp thu nước ở rễ[31]:
-Vô bào: Đi qua thành tế bào lông hút len lỏi qua các thành tế bào (phần không sống của tế bào) đến gian bào, nội bì được đai Capari chặn lại nên phải đi tiếp theo con đường sống của tế bào.
->Con đường vô bào có hai đặc điểm là
*Hấp thu nhiều nước và hấp thụ nhanh: Đây là đặc điểm có lợi.
*Không được điều chỉnh: Có hại vì nước đi vào không được điều chỉnh. Chính vì không được điều chỉnh nên nước và chất hoà tan không được kiểm tra là chất có độc hại hay không độc hại.
->Đặc điểm của đai casparin:
+Đai capari sẽ làm nhiệm kiểm tra và ngăn chặn các chất độc hại không cho đi tiếp để làm hại tế bào.
+Cấu trúc, thành phần đai Caparri: Là đai cứng, không thấm nước, được cấu tạo là suberin(không thấm nước) và linhin(cứng).
->Vai trò đai: Điều chỉnh lượng nước và kiểm tra các chất độc hại để ngăn chặn lại do có đai Caparin.
-Con đường tế bào:
+Nước đi qua các phần sống của tế bào. Nước đi vào chất nguyên sinh và không bào, qua chất nguyên sinh và qua sợi nguyên bào rồi qua các tế bào khác.
+Lượng nước hấp thu được ít, chậm.
+An toàn tuyệt đối do chất độc hại, nước được kiểm tra.
Chú ý: Tuy nhiên sự hấp thu nước của thực vật vẫn cần song song có hai con đường là vô bào và con đường tế bào thì mới đủ nước(vì vai trò của nước đối với thực vật là quan trọng: nhiều nước dẫn đến thoát hơi nước, khí khổng mở CO2 đi vào, làm hạ thân nhiệt,....).
c. Cơ chế:
Theo dòng nước một chiều: Đây là cơ chế giải thích sự đi của nước từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất thấm thấu cao hay từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp.
2. Quá trình vận chuyển nước ở thân:
-Đặc điểm:
+Vận chuyển một chiều.
+Gồm nước và các chất hoà tan.
+Quãng đường: Dài, có thể đạt tới hàng trăm atm.
-Con đường: Qua mạch gỗ (Xylem)
-Cơ chế:
+Có động lực trên tạo ra bằng thoát hơi nước ở lá, sự thoát hơi nước tạo ra áp lực lớn (hàng trăm atm) để kéo nước đi lên hàng trăm m.
+Động lực dưới(áp suất rễ): Khoảng 1 tới 3 atm, và có tác dụng đưa nước lên độ cao khoảng 2 tới 3 m.
Chú ý hiện tượng ứ giọt của rễ: Không khí bão hoà nên khí khổng không thoát hơi nước được nữa hoặc nước
thoát ra ngoài qua thuỷ khổng(lỗ ở mép lá) tạo nên hiện tượng ứ giọt.
Vai trò áp suất rễ: Vai trò của áp suất rễ là giữ nước ở gốc không bị tụt xuống để áp suất rễ kéo lên.
+Động lực trung gian: Hình thành do lực liên kết, lực bám các phân tử nước với nhau và với thành tế bào làm cho nước liên tục đi lên.
3. Quá trình thoát hơi nước ở lá[53]:
-Đặc điểm:
+Có tính 1 chiều.
+Chỉ có nước.
+Quãng đường rất ngắn, được tính bằng .
-Con đường:
+Qua bề mặt lá:
*Rất ít,  30%.
*Mang tính chất vật lí(như sự bốc hơi nước ở ao hồ,...).
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Van Tuong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)