Chống quân mông nguyên
Chia sẻ bởi nguyễn ngọc phương anh |
Ngày 10/05/2019 |
155
Chia sẻ tài liệu: chống quân mông nguyên thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Team 18 :> XD
Kính gửi tới cô BỐI BỐI
CHÀO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Mình tên là Phương Anh và mình tên là Yến Vy sau đây sẽ thuyết trình về môn Lịch Sử 10
Thành viên trong nhóm 18, lớp 10a8:
+ Nguyễn Ngọc Phương Anh
+ Nguyễn Yến Vy
Lịch sử 10:
Chủ đề: Nghệ thuật quân sự chống quân Mông- Nguyên thời nhà Trần
Mong cô và các bạn lắng nghe
Chống Mông Nguyên lần 1:
1)Theo bạn kế sách “vườn không, nhà trống” còn tên gọi nào khác không? Vậy kế sách đó tên gì? Tại sao ta lại chọn kế sách đó? Và những ưu điểm của nó là gì?
“Thanh dã” (với nghĩa: vườn không, nhà trống) là một trong những kế sách chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, được vận dụng khá phổ biến và hết sức tài tình trong sự nghiệp giữ nước để thắng địch, cha ông ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, không chỉ đánh địch bằng tinh thần và lực lượng của cả nước, mà còn bằng “mưu, kế, thế trận”, trong đó có kế sách “thanh dã”. Với kế sách này, cha ông ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của đạo quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác đảm bảo hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Thực hiện kế sách “thanh dã” kết hợp với cách đánh giặc sáng tạo của chiến tranh toàn dân, toàn diện (phục kích, tập kích, quấy rối, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ thuật …), phá vỡ âm mưu chiến lược nêu trên của địch, đẩy địch vào thế cùng quẫn, tạo lập thời cơ tiến lên tổng phản công, giải phóng đất nước.
Hình 1: Người dân di cư lên vùng cao để giặc không lấy được lương thực, thực phẩm, giúp quân ta thực hiện được kế hoạch “thanh dã” thành công.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (năm 1258), sau khi chiếm được thành Thăng Long, quân Mông Cổ chỉ đóng quân được ở đây trong không đầy nửa tháng. Bởi hưởng ứng và thực hiện mệnh lệnh của triều đình, nhân dân kinh thành đã dùng kế “thanh dã” khiến quân địch rất khó cướp được lương thực; trong lúc lương thực mang theo để nuôi quân cứ cạn dần, giặc bị rơi vào tình trạng thiếu lương, lại không quen thủy thổ, quân lính đau ốm nhiều. Trong khi đó, quân và dân nhà Trần không ngừng tiến hành những trận đánh nhỏ, lẻ; ngày đêm tập kích và phục kích đồn trại giặc; đột nhập, đốt phá các kho lương, kho cỏ ngựa của giặc và ra sức chuẩn bị phản công. Rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai không có cách gì hơn là định ngày lui quân.Tuy nhiên, để vớt vát sĩ diện, hắn sai sứ giả đến dinh quân ta đóng ở hạ lưu sông Hồng để nói chuyện giảng hòa. Biết giặc đã vào thế cùng quẫn, nhà Trần tận dụng thời cơ, tiến hành tổng phản công, đánh mạnh vào doanh trại giặc ở Đông Bộ Đầu và truy kích giặc trên đường rút chạy. Đáng chú ý, khi chúng chạy đến trại Quy Hóa (Yên Bái), Trại chủ người Mường là Hà Bổng đem quân đón đánh, quân giặc thua to.
Hình 2: Quân lính Mông Cổ vì không hợp thủy thổ nên phát bệnh, nằm la liệt. Thêm vào đó, lương thực cạn nên chúng bị đói.
2)Trong thời kì chống quân Mông Nguyên, bài văn thơ hay hịch gì nổi tiếng, lừng lẫy mà chúng ta đã học có tên là gì? Ai là tác giả? Và khúc nào trong bài hịch mà bạn thấy hay, tâm đắc nhất (nếu thuộc bạn hãy đọc ra một vài câu cho tất cả mọi người cùng nghe) ?
Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn:
Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), thường được gọi là Hịch tướng sĩ, là bài hịch viết bằng văn ngôn của Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) viết cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Mông Nguyên-Đại Việt lần 2. Hịch tướng sĩ là một bài hịch kêu gọi tinh thần đồng lòng chông giặc cứu nước, khích lệ lòng yêu nước, tinh thần trung nghĩa với chủ tướng của các tướng sĩ, khích lệ tinh thần trọng danh dự ở họ, từ đó củng cố ý chí chiến đấu, quyết tâm đánh giặc của toàn quân khi kẻ thù xâm lược đã ngấp nghé ngay cửa ngõ đất nước . Chỉ có những lời kêu gọi thôi chưa đủ, Trần Quốc Tuấn đã nghiêm khắc phê phán, chỉ ra những sai trái của binh sĩ khi vận nước lâm nguy.
Hình 3:
Các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm... Sau đó là những hình ảnh cuộc sông hòa bình, những bổng lộc triều đình, những niềm vui mà nhân dân sẽ được hưởng, và cao hơn hết là những con người ấy sẽ không phải chịu cảnh nhục nhã của những người dân nô lệ. Bài hịch là sự giãi bày tha thiết của kẻ chủ tướng với binh sĩ dưới quyền, điều đặc biệt là cái lí, cái tình được kết hợp nhuần nhị, tạo nên sức “nặng” cho những lí lẽ thuyết phục, sức âm vang cho ý nghĩa.
Hình 4: Vị tướng tài Trần Hưng Đạo
Và sau đây là một đoạn trích ngắn, tiêu biểu nhất trong bài. Gồm:
Chống Mông Nguyên lần 2:
Trước khi quân Nguyên vào xâm lược nước ta, Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã sắc phong cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, làm Quốc công tiết chế chỉ huy toàn bộ quân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông.
Các vua Trần đã tổ chức Hội nghị quân sự ở Bình Than và tháng 8-1284, Hưng Đạo Đại Vương tổ chức tập trận ở Đông Bộ Đầu. Người đã công bố "Hịch tướng sĩ" để khích lệ lòng yêu nước của toàn quân, toàn dân.
Các vua Trần đã tổ chức hội nghị các bô lão trong cả nước ở điện Diên Hồng để hỏi ý dân nên hàng hay nên đánh, cả nước đồng lòng "đánh”.
3) Theo bạn chức năng chính trị của Hội nghị Diên Hồng là gì? Có tầm quan trọng lúc bấy giờ như thế nào?
+Thứ nhất, hội nghị này sẽ có tác dụng thăm dò, đo lường mức độ căm phẫn của nhân dân đối với kẻ thù, mức độ nhân dân ủng hộ chính quyền, từ đó đánh giá được nội lực trước khi vạch ra chiến lược chiến tranh.
+Thứ hai, hội nghị này là một động thái thể hiện sự tôn trọng của triều đình đối với các bô lão - vốn được hưởng cái gọi là “lão quyền” trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Hội nghị này có tác dụng đoàn kết các sắc dân, củng cố mối quan hệ nhân dân - chính quyền. Mặc dầu địa vị người dân lúc đó rất thấp nhưng tài lực cho cuộc chiến thì nhà vua vẫn phải dựa vào họ.
+Thứ ba, hội nghị này sẽ làm cho hoạt động của chính quyền trở nên minh bạch hơn, tạo niềm tin cao hơn cho người dân; gầy dựng sự chính danh cho chính quyền khi quyết định cuộc chiến. Nếu giữa chừng của cuộc chiến có điều gì bất lợi, thì hội nghị này ngay từ đầu đã loại bỏ sự đổ lỗi từ phía xã hội cho chính quyền.
+Thứ tư, chính quyền đã biết sử dụng bô lão là tầng lớp có ảnh hưởng lớn nhất trong xã hội làm người tuyên truyền phổ biến đường lối của tầng lớp cầm quyền. Các bô lão khi đã “đả thông tư tưởng” thì trở thành những người tuyên truyền tự nguyện cho nhà nước, góp phần tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội.
Hình 5: Vị tướng Trần Hưng Đạo cùng các bô lão trong hội nghị Diêm Hồng
Như vậy, trưng cầu dân ý với tư cách là quyền của người dân thì chưa hề xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, nhưng bốn chức năng chính trị nêu trên của trưng cầu dân ý đã được vua Trần khéo léo sử dụng từ thế kỷ 13.
Quân và dân ta khắc vào tay hai chữ "Sát Thát" (Giết giặc Nguyên). Với quyết tâm giết giặc của toàn quân và toàn dân, dưới sự chỉ huy chiến lược tuyệt vời của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ta tổ chức đánh cầm cự, bỏ kinh đô Thăng Long để bảo toàn lực lượng, dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch, đợi cho quân địch khốn khổ vì thiếu lương thực mới tổ chức phản công địch ở mọi phía. Với chiến thắng lẫy lừng ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp... chỉ trong vòng nửa năm, quân Nguyên bị đánh tơi bời, phải rút chạy. Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán bị chém đầu tại trận, còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho người khiêng chạy về nước mới thoát chết.Ngày 6 tháng 6 năm 1285, quân và dân ta tiến về giải phóng kinh đô Thăng Long, mở hội ca khúc khải hoàn.
Hình 6: Quân đội nước ta đang xăm chữ “Sát Thát” vào tay
Chống Mông Nguyên lần 3:
4) Theo bạn trên sông Bạch Đằng đã xảy ra mấy trận thủy chiến, chống kẻ thù xâm lược nước ta? Và vào những năm nào ? Vị tướng gì ?
Thủy chiến trên sông Bạch Đằng :
+ Ngô Quyền năm 938
+ Lê Đại Hành năm 981
+ Trần Hưng Đạo năm 1288
Sau đây là phần so sánh nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền, Bạch Đằng năm 981 của Lê Đại Hành và trận Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đạo.
A)Bảng khái quát nội dung 3 trận đánh trên sông Bạch Đằng
Hình 6, 7, 8: Cuộc chiến và di tích lịch sử (cọc ) trên sông Bạch Đằng
B) 2 bảng so sánh 3 trận đánh trên sông Bạch Đằng
- Ý nghĩa lịch sử: đều là những trận quyết chiến chiến lược; thắng lợi của ta đã đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù; giành và bảo vệ độc lập dân tộc; để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về sau.
5) Theo bạn vì sao vị tướng Trần Hưng Đạo lại chọn sông Bạch Đằng thay vì con sông khác? Tuy vẫn chọn sông Bạch Đằng, nhưng tại sao ta vẫn dành ưu thế và thắng lợi trước quân Mông Nguyên ?
Vì sông Bạch Đằng có tên nốm là sông Rừng, vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến 3m. Khi thủy triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét. Như Nguyễn Trãi đã từng mô tả: “Sông Vân Cừ (tức sông Bạch Đằng) rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”. Nhờ những vị trí thuận lợi, thế hiểm trở và lượng nước thủy triều lên xuống nhanh nên tướng Trần Hưng Đạo đã quyết định chọn sông Bạch Đằng.
Nhờ tài điều khiển quân lính tài ba, cũng như linh hoạt sử dụng binh pháp “biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái”, kết hợp tài tình sức mạnh giữa quân triều đình và hương binh, trọng người tài, tạo ra những trận đánh mang tính quyết định toàn cục vị tướng tài tình này (Trần Hưng Đạo) đã giúp nước ta thoát khỏi kẻ thù xâm lược Mông Nguyên. Dẫn lên dành ưu thế và mang đến chiến thắng vẻ vang đến tận ngày hôm nay.
Nguyên Nhân Thắng Lợi :
-Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo sử dụng những kế sách độc đáo như "Vườn không nhà trống" với Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
-Vua và nhân dân đoàn kết một lòng ( Hội nghị Diêm Hồng)
Hình 9: Quân ta chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng
Trả lời:
Việc nhà Trần chuẩn bị chu đáo chống quân xâm lược đã có tác dụng đối với cuộc kháng chiến là: dựa vào các sử liệu, sự kiện lịch sử để chuẩn bị chu đáo từng kế hoạch chống giặc ngoại xâm của nhà Trần trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị tư tưởng, quân sự – trước mỗi lần kháng chiến và phân tích tác dụng của từng lĩnh vực được chuẩn bị chu đáo với tăng cường tiềm lực cho nhân dân kháng chiến, đoàn kết với triều đình trong kháng chiến, trên lĩnh vực chính trị tư tưởng củng cố, nâng cao tinh thần căm thù giặc xâm lược, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
6) Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến ?
Hình 10: Một số hình ảnh về quân Mông Nguyên hùng mạnh và đã chúng ta đánh bại sau 3 cuộc kháng chiến
Cảm ơn các bạn và cô đã lắng nghe phần trình bày của nhóm mình <3
Kính gửi tới cô BỐI BỐI
CHÀO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Mình tên là Phương Anh và mình tên là Yến Vy sau đây sẽ thuyết trình về môn Lịch Sử 10
Thành viên trong nhóm 18, lớp 10a8:
+ Nguyễn Ngọc Phương Anh
+ Nguyễn Yến Vy
Lịch sử 10:
Chủ đề: Nghệ thuật quân sự chống quân Mông- Nguyên thời nhà Trần
Mong cô và các bạn lắng nghe
Chống Mông Nguyên lần 1:
1)Theo bạn kế sách “vườn không, nhà trống” còn tên gọi nào khác không? Vậy kế sách đó tên gì? Tại sao ta lại chọn kế sách đó? Và những ưu điểm của nó là gì?
“Thanh dã” (với nghĩa: vườn không, nhà trống) là một trong những kế sách chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, được vận dụng khá phổ biến và hết sức tài tình trong sự nghiệp giữ nước để thắng địch, cha ông ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, không chỉ đánh địch bằng tinh thần và lực lượng của cả nước, mà còn bằng “mưu, kế, thế trận”, trong đó có kế sách “thanh dã”. Với kế sách này, cha ông ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của đạo quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác đảm bảo hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Thực hiện kế sách “thanh dã” kết hợp với cách đánh giặc sáng tạo của chiến tranh toàn dân, toàn diện (phục kích, tập kích, quấy rối, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ thuật …), phá vỡ âm mưu chiến lược nêu trên của địch, đẩy địch vào thế cùng quẫn, tạo lập thời cơ tiến lên tổng phản công, giải phóng đất nước.
Hình 1: Người dân di cư lên vùng cao để giặc không lấy được lương thực, thực phẩm, giúp quân ta thực hiện được kế hoạch “thanh dã” thành công.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (năm 1258), sau khi chiếm được thành Thăng Long, quân Mông Cổ chỉ đóng quân được ở đây trong không đầy nửa tháng. Bởi hưởng ứng và thực hiện mệnh lệnh của triều đình, nhân dân kinh thành đã dùng kế “thanh dã” khiến quân địch rất khó cướp được lương thực; trong lúc lương thực mang theo để nuôi quân cứ cạn dần, giặc bị rơi vào tình trạng thiếu lương, lại không quen thủy thổ, quân lính đau ốm nhiều. Trong khi đó, quân và dân nhà Trần không ngừng tiến hành những trận đánh nhỏ, lẻ; ngày đêm tập kích và phục kích đồn trại giặc; đột nhập, đốt phá các kho lương, kho cỏ ngựa của giặc và ra sức chuẩn bị phản công. Rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai không có cách gì hơn là định ngày lui quân.Tuy nhiên, để vớt vát sĩ diện, hắn sai sứ giả đến dinh quân ta đóng ở hạ lưu sông Hồng để nói chuyện giảng hòa. Biết giặc đã vào thế cùng quẫn, nhà Trần tận dụng thời cơ, tiến hành tổng phản công, đánh mạnh vào doanh trại giặc ở Đông Bộ Đầu và truy kích giặc trên đường rút chạy. Đáng chú ý, khi chúng chạy đến trại Quy Hóa (Yên Bái), Trại chủ người Mường là Hà Bổng đem quân đón đánh, quân giặc thua to.
Hình 2: Quân lính Mông Cổ vì không hợp thủy thổ nên phát bệnh, nằm la liệt. Thêm vào đó, lương thực cạn nên chúng bị đói.
2)Trong thời kì chống quân Mông Nguyên, bài văn thơ hay hịch gì nổi tiếng, lừng lẫy mà chúng ta đã học có tên là gì? Ai là tác giả? Và khúc nào trong bài hịch mà bạn thấy hay, tâm đắc nhất (nếu thuộc bạn hãy đọc ra một vài câu cho tất cả mọi người cùng nghe) ?
Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn:
Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), thường được gọi là Hịch tướng sĩ, là bài hịch viết bằng văn ngôn của Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) viết cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Mông Nguyên-Đại Việt lần 2. Hịch tướng sĩ là một bài hịch kêu gọi tinh thần đồng lòng chông giặc cứu nước, khích lệ lòng yêu nước, tinh thần trung nghĩa với chủ tướng của các tướng sĩ, khích lệ tinh thần trọng danh dự ở họ, từ đó củng cố ý chí chiến đấu, quyết tâm đánh giặc của toàn quân khi kẻ thù xâm lược đã ngấp nghé ngay cửa ngõ đất nước . Chỉ có những lời kêu gọi thôi chưa đủ, Trần Quốc Tuấn đã nghiêm khắc phê phán, chỉ ra những sai trái của binh sĩ khi vận nước lâm nguy.
Hình 3:
Các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm... Sau đó là những hình ảnh cuộc sông hòa bình, những bổng lộc triều đình, những niềm vui mà nhân dân sẽ được hưởng, và cao hơn hết là những con người ấy sẽ không phải chịu cảnh nhục nhã của những người dân nô lệ. Bài hịch là sự giãi bày tha thiết của kẻ chủ tướng với binh sĩ dưới quyền, điều đặc biệt là cái lí, cái tình được kết hợp nhuần nhị, tạo nên sức “nặng” cho những lí lẽ thuyết phục, sức âm vang cho ý nghĩa.
Hình 4: Vị tướng tài Trần Hưng Đạo
Và sau đây là một đoạn trích ngắn, tiêu biểu nhất trong bài. Gồm:
Chống Mông Nguyên lần 2:
Trước khi quân Nguyên vào xâm lược nước ta, Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã sắc phong cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, làm Quốc công tiết chế chỉ huy toàn bộ quân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông.
Các vua Trần đã tổ chức Hội nghị quân sự ở Bình Than và tháng 8-1284, Hưng Đạo Đại Vương tổ chức tập trận ở Đông Bộ Đầu. Người đã công bố "Hịch tướng sĩ" để khích lệ lòng yêu nước của toàn quân, toàn dân.
Các vua Trần đã tổ chức hội nghị các bô lão trong cả nước ở điện Diên Hồng để hỏi ý dân nên hàng hay nên đánh, cả nước đồng lòng "đánh”.
3) Theo bạn chức năng chính trị của Hội nghị Diên Hồng là gì? Có tầm quan trọng lúc bấy giờ như thế nào?
+Thứ nhất, hội nghị này sẽ có tác dụng thăm dò, đo lường mức độ căm phẫn của nhân dân đối với kẻ thù, mức độ nhân dân ủng hộ chính quyền, từ đó đánh giá được nội lực trước khi vạch ra chiến lược chiến tranh.
+Thứ hai, hội nghị này là một động thái thể hiện sự tôn trọng của triều đình đối với các bô lão - vốn được hưởng cái gọi là “lão quyền” trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Hội nghị này có tác dụng đoàn kết các sắc dân, củng cố mối quan hệ nhân dân - chính quyền. Mặc dầu địa vị người dân lúc đó rất thấp nhưng tài lực cho cuộc chiến thì nhà vua vẫn phải dựa vào họ.
+Thứ ba, hội nghị này sẽ làm cho hoạt động của chính quyền trở nên minh bạch hơn, tạo niềm tin cao hơn cho người dân; gầy dựng sự chính danh cho chính quyền khi quyết định cuộc chiến. Nếu giữa chừng của cuộc chiến có điều gì bất lợi, thì hội nghị này ngay từ đầu đã loại bỏ sự đổ lỗi từ phía xã hội cho chính quyền.
+Thứ tư, chính quyền đã biết sử dụng bô lão là tầng lớp có ảnh hưởng lớn nhất trong xã hội làm người tuyên truyền phổ biến đường lối của tầng lớp cầm quyền. Các bô lão khi đã “đả thông tư tưởng” thì trở thành những người tuyên truyền tự nguyện cho nhà nước, góp phần tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội.
Hình 5: Vị tướng Trần Hưng Đạo cùng các bô lão trong hội nghị Diêm Hồng
Như vậy, trưng cầu dân ý với tư cách là quyền của người dân thì chưa hề xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, nhưng bốn chức năng chính trị nêu trên của trưng cầu dân ý đã được vua Trần khéo léo sử dụng từ thế kỷ 13.
Quân và dân ta khắc vào tay hai chữ "Sát Thát" (Giết giặc Nguyên). Với quyết tâm giết giặc của toàn quân và toàn dân, dưới sự chỉ huy chiến lược tuyệt vời của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ta tổ chức đánh cầm cự, bỏ kinh đô Thăng Long để bảo toàn lực lượng, dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch, đợi cho quân địch khốn khổ vì thiếu lương thực mới tổ chức phản công địch ở mọi phía. Với chiến thắng lẫy lừng ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp... chỉ trong vòng nửa năm, quân Nguyên bị đánh tơi bời, phải rút chạy. Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán bị chém đầu tại trận, còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho người khiêng chạy về nước mới thoát chết.Ngày 6 tháng 6 năm 1285, quân và dân ta tiến về giải phóng kinh đô Thăng Long, mở hội ca khúc khải hoàn.
Hình 6: Quân đội nước ta đang xăm chữ “Sát Thát” vào tay
Chống Mông Nguyên lần 3:
4) Theo bạn trên sông Bạch Đằng đã xảy ra mấy trận thủy chiến, chống kẻ thù xâm lược nước ta? Và vào những năm nào ? Vị tướng gì ?
Thủy chiến trên sông Bạch Đằng :
+ Ngô Quyền năm 938
+ Lê Đại Hành năm 981
+ Trần Hưng Đạo năm 1288
Sau đây là phần so sánh nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền, Bạch Đằng năm 981 của Lê Đại Hành và trận Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đạo.
A)Bảng khái quát nội dung 3 trận đánh trên sông Bạch Đằng
Hình 6, 7, 8: Cuộc chiến và di tích lịch sử (cọc ) trên sông Bạch Đằng
B) 2 bảng so sánh 3 trận đánh trên sông Bạch Đằng
- Ý nghĩa lịch sử: đều là những trận quyết chiến chiến lược; thắng lợi của ta đã đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù; giành và bảo vệ độc lập dân tộc; để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về sau.
5) Theo bạn vì sao vị tướng Trần Hưng Đạo lại chọn sông Bạch Đằng thay vì con sông khác? Tuy vẫn chọn sông Bạch Đằng, nhưng tại sao ta vẫn dành ưu thế và thắng lợi trước quân Mông Nguyên ?
Vì sông Bạch Đằng có tên nốm là sông Rừng, vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến 3m. Khi thủy triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét. Như Nguyễn Trãi đã từng mô tả: “Sông Vân Cừ (tức sông Bạch Đằng) rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”. Nhờ những vị trí thuận lợi, thế hiểm trở và lượng nước thủy triều lên xuống nhanh nên tướng Trần Hưng Đạo đã quyết định chọn sông Bạch Đằng.
Nhờ tài điều khiển quân lính tài ba, cũng như linh hoạt sử dụng binh pháp “biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái”, kết hợp tài tình sức mạnh giữa quân triều đình và hương binh, trọng người tài, tạo ra những trận đánh mang tính quyết định toàn cục vị tướng tài tình này (Trần Hưng Đạo) đã giúp nước ta thoát khỏi kẻ thù xâm lược Mông Nguyên. Dẫn lên dành ưu thế và mang đến chiến thắng vẻ vang đến tận ngày hôm nay.
Nguyên Nhân Thắng Lợi :
-Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo sử dụng những kế sách độc đáo như "Vườn không nhà trống" với Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
-Vua và nhân dân đoàn kết một lòng ( Hội nghị Diêm Hồng)
Hình 9: Quân ta chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng
Trả lời:
Việc nhà Trần chuẩn bị chu đáo chống quân xâm lược đã có tác dụng đối với cuộc kháng chiến là: dựa vào các sử liệu, sự kiện lịch sử để chuẩn bị chu đáo từng kế hoạch chống giặc ngoại xâm của nhà Trần trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị tư tưởng, quân sự – trước mỗi lần kháng chiến và phân tích tác dụng của từng lĩnh vực được chuẩn bị chu đáo với tăng cường tiềm lực cho nhân dân kháng chiến, đoàn kết với triều đình trong kháng chiến, trên lĩnh vực chính trị tư tưởng củng cố, nâng cao tinh thần căm thù giặc xâm lược, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
6) Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến ?
Hình 10: Một số hình ảnh về quân Mông Nguyên hùng mạnh và đã chúng ta đánh bại sau 3 cuộc kháng chiến
Cảm ơn các bạn và cô đã lắng nghe phần trình bày của nhóm mình <3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn ngọc phương anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)