Chọn nghề như thế nào ?

Chia sẻ bởi Trương Thị Kim Thanh | Ngày 26/04/2019 | 101

Chia sẻ tài liệu: Chọn nghề như thế nào ? thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Các bước lập kế hoạch nghề nghiệp của học sinh THPT
Hãy nhớ rằng, quyết định những mục tiêu cho sự nghiệp của bạn không phải là một công việc nhanh chóng chỉ cần mất một vài giờ. Đó là một quá trình lâu dài. Bạn có thể quyết định lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi và sau đó, trong một vài tháng tới, có những quyết định cụ thể hơn.
1. Xác định sở thích của bạn.
Trong cuộc sống hàng ngày, những công việc thế nào khiến bạn vui vẻ? Trên lớp bạn thích học những môn học nào? Nếu bây giờ cho bạn làm một việc tuỳ thích, cái đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Vì sao nó thu hút bạn? Liệt kê ra những hoạt động khiến bạn thích thú trong hai năm vừa rồi. Bạn sẽ tự khám phá được những điều thú vị về bản thân mình.
2. Xác định sở trường của bạn
Giờ đây bạn đã biết bạn thích làm gì và nó liên quan thế nào đến những nhóm ngành nghề khác nhau. Bạn cần phải làm rõ khả năng của mình. Hãy lập một danh sách những ưu thế nổi trội của bạn. Bạn học khá những môn học nào?
3. Xác định quan niệm và nguyên tắc về cuộc sống của bạn
Quan niệm và nguyên tắc sống có ảnh hưởng sâu sắc tới sự thoả mãn của bạn với nghề nghiệp đã chọn. Bạn có quan trọng việc phải sống ở một nơi cố định? Bạn có luôn hướng tới sự mạo hiểm? Bạn có thường quan tâm tới những người xung quanh không?... Hãy lập ra một bảng kê cho chính mình nhé!
4. Nghiên cứu kỹ lưỡng về các nghề nghiệp.
Tìm hiểu những yếu tố mà từng nghề nghiệp hấp dẫn bạn, như trình độ học vấn cần thiết, mức lương bổng, điều kiện làm việc, triển vọng và nhiều thứ khác nữa... Ghi ra những nghề nghiệp bạn thấy thích thú và phù hợp. 5. So sánh khả năng và sở thích của bạn với những nghề nghiệp bạn vừa lựa chọn.
Nghề nào thích hợp nhất với khả năng, sở thích, cá tính của bạn? Có thể đó chính là nghề nghiệp dành cho ban.
6. Xác định mục tiêu nghề nghiệp.
Bạn đã lựa chọn nghề nghiệp nào phù hợp nhất với bạn. Gìơ có thể xác định mục tiêu lớn bạn muốn đạt tới trong nghề nghiệp đó và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện.
7. Chọn trường, ngành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và học lực.
Chọn ngành trước, chọn nghề sau. Xác định cấp học phù hợp với năng lực rồi chọn trường.
8. Tham khảo ý kiến, đánh giá của gia đình và bạn bè về tính thực tế trong kế hoạch của bạn.
Xem xét các yếu tố liên quan khác như khả năng tài chính để trang trải việc học tập, Những khó khăn và thuận lợi khi theo học
Khi không còn điểm gì vướng mắc bạn nữa , dán kế hoạch của bạn lên tường và bắt đầu nỗ lực thực hiện nó từ ngày hôm nay.

Phân loại nghề cùng với những đặc điểm tâm lý và năng lực học tập
Dưới đây chúng tôi giới thiệu một cách phân loại nghề cùng với những yêu cầu về đặc điểm tâm lý và năng lực học tập để các bạn học sinh tham khảo:
TT
Nhóm xu hướng nghề
Yêu cầu về phẩm chất tâm lý và năng lực học tập

1
Hoạt động giao tiếp sự vụ
- Nhân viên bán hàng, tiếp thị, quảng cáo
- Tiếp viên thương mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn
- Nhân viên ngân hàng, bưu điện, y tế & các dịch vụ công cộng
- Lịch sự, niềm nở, giới thiệu hấp dẫn
- Nhiệt tình, nhanh nhẹn, ứng xử linh hoạt
- Khả năng diễn đạt và lĩnh hội ngôn từ tốt
- Hiểu biết về lịch sử, văn hóa
- Làm việc ngăn nắp, thận trọng, cẩn thận, không lầm lẫn
- Khí chất, tính cách: linh hoạt, sôi nổi – hướng ngoại, điềm tĩnh – hướng nội
- Học khá các môn khoa học xã hội (Văn, Sử, Địa, ngoại ngữ).

2
Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Lãnh đạo, quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế
- Giáo viên, nhà giáo dục, nhà báo, luật sư, bác sĩ…
- Cán bộ, nhân viên các đoàn thể, các ngành văn hóa, pháp lý…
- Nhạy cảm, có óc quan sát
- Kiên trì, nhẫn nại, làm việc có phương pháp, điều độ
- Có năng lực tư duy, khả năng giao tiếp tốt
- Có tính quyết đoán, thất bại không nản
Khí chất, tính cách: Điềm tĩnh – hướng nội, linh hoạt – hướng ngoại
- Học khá các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh)


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Kim Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)