Cho loc gioi tinh
Chia sẻ bởi Lê Minh Nhật |
Ngày 24/10/2018 |
86
Chia sẻ tài liệu: cho loc gioi tinh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Đề Tài 1: Sự Chọn Lọc Giới Tính
Nhóm thực hiên:
Võ Ngọc Hoàng Kiệt
Huỳnh Thị Yến Nhi
Lê Minh Nhật
Phạm Công Thuận
Nguyễn Minh Quang
Danh Văn Sót
Giáo viên hướng dẫn:
Võ Thị Thanh Phương
I.Chọn lọc giới tính là gì?
Chọn lọc giới tính là một hình thức của chọn lọc tự nhiên.
Động lực của chọn lọc giới tính là sự đấu tranh giữa các cá thể cùng giới tính.
Vậy chọn lọc giới tính được xác định không phải bởi cuộc đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể với các cá thể khác, với điều kiện tự nhiên mà là cuộc đấu tranh của các cá thể cùng phái tính để chinh phục các cá thể thuộc phái tính khác. Do đó ít đưa đến cái chết của những cá thể thất bại mà chỉ giới hạn hoặc hoàn toàn không để lại con cái.
II.Các hình thức chọn lọc giới tính:
Ở động vật giữa cá thể đực và cá thể cái khác nhau về hai loại hình sinh dục:
+Sinh dục sơ cấp:Cần thiết cho động tác giao phối.
+Sinh dục thứ cấp: Không liên quan trực tiếp tới sinh sản nhưng giữ vai trò dẫn dụ hay hấp dẩn cá thể khác phái trong sinh sản.
Sự khác biệt đặc điểm sinh dục thứ cấp hình thành hiện tương dị hình giới tính.
Ở nhiều loài, con đực dường như luôn tạo được bộ cánh rực rỡ hơn, những điệu nhảy quyến rũ hơn và giọng hót du dương hơn trong những cuộc giành giật để có được bạn tình. Kết quả của cái gọi là chọn lọc sinh sản này tạo ra một con đực sặc sở và một con cái mộc mạc.
Ví dụ: Con công đực có những chiếc đuôi oai vệ và nhiều màu sắc hơn công mái.
Chẳng hạn trong lớp chim, con trống thường có bộ cánh lộng lẫy hơn con mái, có vọng hót véo von, quyến rũ con mái. Trong cặp uyên ương, con trông có bộ mã đẹp hơn con mái rất nhiều, chim sơn tiên con trống có lông ngực đỏ chói, con mái có lông vàng.
Ví dụ:
+Lông gà trống thường lộng lẫy hơn lông gà mái.
Ở một số loài thì bộ phận này có ở con đực nhưng không có ở con cái, con đực to lớn khỏe mạnh hơn con cái hoặc ngược lại, từ đó chúng ta có thể dễ dàng nhận biệt được con đực và con cái.
Voi đực Ấn Độ có ngà, còn voi cái không có ngà.
Con đực Con cái
Đom đóm đực mới có cánh, đóm cái không có cánh và bò dưới mặt đất.
Ví dụ : Gấu đực trưởng thành nặng 300 đến 600kg, dài 2,4 đến 2,6m. Những con cái thưởng có kích thước bằng một nửa con đực, nặng 150 đến 300kg và dài 1,9 đến 2,1m.
Mới nhìn qua tưởng rằng một số trường hợp dị hình giới tính là mâu thuẩn với thuyết chọn lọc tự nhiên. Nhiều đặc điểm của con giống hầu như không có lợi mà ngược lại còn có hại. Màu sắc của lông, tiêng hót véo von của chim trống làm cho kẻ thù dể phát hiện. Nhưng những đặc tính đó sẽ được di truyền cho con cái của chúng bởi vì điều quan trọng nhất là chúng phải sinh tồn và có con cái đẻ kế tục nòi giống.
Để giải thích hiện tượng đó, Darwin đã đề ra thuyết chọn lọc giới tính, theo Darwin bên cạnh quá trình chọn lọc tự nhiên chi phối tất cả các đặc điểm thích nghi ở cả giống cái và giống đực trong cùng một loài thì ở các động vật đơn tính còn có quá trình chọn lọc giới tính chi phối riêng giống đực hoặc giống cái trong loài đó.
Đây là hình thức đặc biệt của chọn lọc tự nhiên liên quan đến quá trình sinh sản.
Darwin đưa ra hai hình thức chọn lọc giới:
1.Hình thức vũ lực:Cá thể đực giành nhau để giao phối với cá thể cái. Kết quả của chọn lọc là sự tích lũy các biến dị có lợi cho con đực như to, khỏe, nhanh nhẹn; hình thành những cơ quan để chiến đấu như sừng, cựa, răng nanh mà con cái không có hoặc ít phát triển.
Ví dụ: Bọ hung có đôi càng to khỏe, ở trâu bò sừng con đực phát triển nhiều hơn con cái, cựa gà trống rất phát triển nhất là gà trống chọi, trái lại ở chân gà mái, cựa rất tiêu giảm.
Do ở đa số các loài, con đực thường tranh giành nhau để đến với con cái nên chúng ta thường thấy các đặc điểm tiến hóa thứ yếu thể hiện giới tính của con đực, ví dụ như chiếc đuôi của loài công hay chiếc gạc ở loài hươu.
Ví dụ : Hải cẩu, Các con đực luôn phải chiến đấu với nhau để giành con cái, và kẻ thắng cuộc sẽ được hưởng cả một hậu cung. Hành vi giao phối này tạo ra sự chọn lọc tự nhiên mang tới kích cỡ cơ thể lớn, giúp các con đực gây ấn tượng về hình thể. Những con hải cẩu đực có bề dài khoảng 2m, con cái nhỏ hơn dài chừng 1,2m.
Tuy nhiên cũng có hiện tượng con cái tranh giành nhau. Như ở cá ngựa, do con đực có thể mang trứng còn kích cỡ của túi ấp cũng có giới hạn nên con cái cạnh tranh với nhau để giành được con đực đang còn “cô đơn”. Vì vậy đặc điểm giới tính thứ yếu (ví dụ như màu sắc tươi sáng chẳng hạn) lại tiến hóa ở cá cái thay vì cá đực.
2.Hình thức hấp dẫn:Cá thể cái lưa chọn con đực: Gà mái thường thích gà trống có bộ mã đẹp, hình dáng oai vệ. Dưới lớp lông nâu của chim trĩ trống là những chiếc lông có màu sặc sỡ sẽ khoe ra để ve vãn con mái. Chim công trống có lông đuôi sặc sở.
Ví dụ :
Con công đực xù lông cánh và cổ để gây ấn tượng cho cho con cái, và con cái lựa chọn con đực có bộ lông đẹp, sặc sỡ.
Hươu đực trình diễn cặp sừng kiêu hãnh của chúng để gây sự chú ý, con cái sẽ dựa vào tiêu chí sừng dài, to lớn để lựa chọn.
Thuyết chọn lọc giới tính của Darwin đã bị một số nhà bác học phản đối. Họ cho rằng Darwin đã nhân cách hóa các loài động vật, khó mà thừa nhận rằng các con chim mái lại có thể phân biệt gióng hót, bộ lông của con trống một cách tế nhị đến thế. Tuy nhiên, người ta đã làm thí nghiêm chứng minh quan niệm của Darwin là đúng.
Thí nghiệm chứng minh:Ở loài dế con đực cọ cánh với nhau để tao ra tiếng kêu rất to để thu hút con cái. Người ta nhốt riêng dế đực và dế cái vào hai cái hộp để cách xa nhau và liên lạc với nhau bằng dây điện thoại. Người ta nhận thấy ngay lúc con đực “cất giọng” là con cái đã chạy lại gần ống nghe.
Vậy, chọn lọc giới tính là một trường hợp chọn lọc tự nhiên phản ánh mối quan hệ giữa giữa những cá thể đực và cái trong một loài. Mỗi loài có một thể thức chọn lọc riêng.Dĩ nhiên chọn lọc giới tính chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển, có hoạt động phản xạ phong phú.
III.Tập tính sinh dục- kết đôi- khoe mẽ
1.Lớp côn trùng:
1.1.Hiện tượng lưỡng hình sinh dục ở côn trùng:
-Cá thể đực của bướm cải trắng có hai chấm đen trên cánh trước, còn cá thể cái chỉ có một.
-Bướm cảI nghệ con đực trên cánh có một vài điểm màu nâu, còn cá thể cái thì có cả trên hai cánh.
Một số loài bướm và côn trùng khác cũng có hiện tượng lưỡng hình sinh dục.
Ý nghĩa của sự lưỡng hình sinh dục: Cá thể cái và đực dễ dàng nhận ra nhau trong khi ghép đôi. Đó là kết quả của chọn lọc tự nhiên.
1.2.Các hình thức chọn lọc giớI tính ở côn trùng:
1.2.1.Hình thức vũ lực:
Chuồn chuồn khi giao phốI thường thể hiện sức mạnh của mình để quyến rũ chuồn chuồn cái.
RuồI nhà giao phối thì con đực chủ đọng và cưởI lên lưng con cái.Ngược lại ruồi rừng con đực rất bị động trong giao phốI và bị con cái cưỡi lên lưng.
-Ở Kiến cánh:Kiến cái tiết ra chất dẩn dụ rồI vụt bay đi. Nhận được mùi quyến rũ, hàng đàn kiến đực bay theo và cuốI cùng chỉ có một con đực khỏe nhất mớI đuổI kịp con cái bám lấy con cái để hưởng quyền giao phốI.
-Ở loài ong cũng có hình thức như kiến cánh.
-Ở loài dế có hiện tượng chọi nhau để chọn những con đực khỏe mạnh làm giống cho họ hàng nhà dế.
-Một số loài mối không tự rụng cánh nên mốI đực và mốI cái phảI cắn canh cho nhau khi giao phối.
1.2.2.Hình thức hấp dẫn:
1.2.2.1.Hấp dẫn bằng mùi sinh dục hoặc thức ăn:
-Tiếng kêu và mùi thơm đã giúp muỗm lá khô đực và cái kết đôi dễ dàng với nhau.
-Bò cạp tiết ra dịch và vo lại thành viên, trong lúc giao phối bò cạp đực sẽ đúc các viên đó cho bò cạp cái ăn.
Bướm đực ở vùng Trinidad có hai túm lông trên bụng. Khi tỏa ra ngoài có mùi xạ khá hắc. Trong khi khoe mẽ tiền giao phối, bướm đực bay theo bướm cái và cọ túm lông vào râu bướm cái, kích thích này buộc bướm cái phải đậu trên lá cây cho bướm đực đến giao phối.
1.2.2.2.Tiếng kêu gọi bạn của côn trùng:
Tiếng kêu của côn trùng có tác dụng gọi bạn trong mùa sinh sản nhưng tiêng keu da số có ở cá thể đực: Ve sầu, dế, sành sạch, châu chấu… ở muỗi thì ngược lại muỗi cái tạo âm thanh gọi muỗi đực với tân số rất cao.
Vậy tiếng kêu của côn trùng giúp chúng gọi con khác giới, thể hiện sự chiều chuộng khi giao phối để thục hiện chức năng sinh sản.
1.2.2.3.Ánh sáng:
Ánh sang nhấp nhái của đom đóm giúp con cái và con đực tìm ra nhau trong đêm tối để giao phối.
3.2.Lớp cá:
-Khi thành thục sinh dục cá đực cố gắng chếm giữ một khu vực riêng, chống sự xâm lược của các loài cá khác đặc biệt là cá đực cùng loài.
-Sự biến đổi màu sắc và hành động của cái đực, cái đều do tác dụng của hormon sinh dục có tác dụng phân biệt đực và cái, hấp dẫn bạn tình và tạo khí thế đánh nhau với tình địch giành quyền sinh sản.
CHỌN LỌC GIỚI TÍNH Ở LỚP CHIM
1.Các hình thức ghép đôi ở chim :
1.1.Hình thức ghép đơn giao :
-Là hình thức chim sống theo từng đôi, một trống một mái trong mùa sinh sản
+Phần lớn thì cặp đôi chim chỉ sống với nhau trong một mùa sinh sản, thâm chí là một lứa đẻ nếu trong mùa đẻ có nhiều lứa.
+Một số loài sống với nhau rất chung thủy, có thể là nhiều năm, thậm chí là suốt đời
1.2.Hình thức ghép đa giao :
- Là hiện tương chim trống cùng sống với nhiều chim mái hay ngược lại chim mái sống với nhiều chim trống.
VD :
+Đà điều Châu Phi sống thành gia đình, một con trống với nhiều con mái
+ Chim cun cút một mùa đẻ có thể lần lượt kết bạn với bốn năm chim trống
2. Kết đôi và khoe mẽ :
Ở loài chim, việc “kết duyên” giữa đôi lứa trống mái không đơn giản mà ít nhiều phải có mốt số nghi lễ, được gọi là hiện tượng khoe mẽ, đây được xem là “ngôn ngữ” được thể hiện bắng điệu bộ, cử chỉ, tiếng kêu, phối hợp với việc phô trương những phần đẹp nhất của bộ lông hay một vài bộ phận của cơ thể với chức năng duy nhất là gợi tình cảm, hấp dẫn đồng thời hăm dọa các đối thủ để tranh giành con mái.
*Các hình thức khoe mẽ :
-Khoe mẽ bằng hình thức hấp dẫn con khác giới
-Khoe mẽ bằng hình thức vũ lực
Khoe mẽ từng đôi riêng lẻ
Chim chìa vôi trống khi gặp con mái sẽ kêu lên. Lấp tức nó rới chỗ đậu bay đến gần chim mái, lông ngực xù ra, hai cánh hơi thong xuống, nó quay quanh cô bạn mấy vòng, sau đó quay về tổ đậu. Khi đôi chim đã “ thông cảm” nhau thì chim mái không bay xa tổ nữa và chim trống sẵn sang đánh đuổi bất kì con chim trống khác muôn ve vãn con mái.
Hấp dẫn bằng cử chỉ - điệu bộ- tiếng kêu
Khoe mẽ từng đôi riêng lẻ
Chim cánh cụt Ađêli trống khi tỏ tình có một nghi lễ, trước tiên nó cắp một hòn đá ở mỏ đến tặng bạn lức đôi, rối nó vươn đầu và mỏ thẳng ngược lên, hai cánh đu đưa giất giật, ngực ưỡn cao, nó cất tiếng kêu cao dần thành một dải, nó sẽ lập lại lễ nghi đo năm bảy lần cho đấn khi chim mái đáp lễ. Lúc này hai con đứng đối diện nhau và cùng vươn mỏ thẳng lên trời, mặt đảo ngược xuôi, rồi đu đưa đôi cánh cụt ngủn vừa kêu la
Hấp dẫn bằng cử chỉ - điệu bộ- tiếng kêu
Khoe mẽ từng đôi riêng lẻ
Nhiều loài chim thuộc gà như: công, trĩ, gà tiền, gà lôi, gà thông,…thường chim trống có bộ lông màu sặc sỡ còn chim mái lại có bộ lông màu xỉn. Đối với những loài chim này lúc khoe mẽ chim trống hình như tìm đủ mọi cánh để cho chim mái phải say mê về những hình ảnh đẹp nhất của bộ lông của mình hay bộ phận nào đó đặc sắc trên cơ thể mình như : mào, đám da trần có màu sặc sỡ ở cổ và ngực
VD : chim công
Chim công
Hấp dẫn bằng cử chỉ - điệu bộ- tiếng kêu
Khoe mẽ tập thể
Chim rẽ lớn ở bắc bán cầu, đến mùa sinh sản, tất cả chim trống tập trung lại để tranh tài đua sắc trước mặt chim mái. Chúng tìm khoảng đất trống bằng phẳng, cỏ mượt để đua tài, cả tập đoàn đua tài, khoe sắc cho đến khi chỉ còn lại một con chim trống còn các con khác đã mòn mỏi.
Hấp dẫn bằng cách trang hoàng tổ
Một số loài chim hấp dẫn con mái bằng cánh xây tổ và trang hoàng tổ cho thật đẹp, nhiều màu sắc. Khi mọi công việc đã hoàn thành, chim trống sẽ đi đón “cô bạn trăm năm”.Chim mái sẽ ngắm nghía “công trình xây dựng” của chim trống, chim trống sẽ im lặng đứng nhìn hay là bày tỏ tình cảm bằng những điệu nhảy.
Hấp dẫn bằng cách dùng quà tặng
Chim diệc, cò là một chiếc cành khô, nhỏ, mộc mạc, thứ vật liệu dùng làm tổ
Khoe mẽ bằng hình thức vũ lực
Chim rẽ trống tham dự khoe mẽ khoác lên người bộ áo rất đẹp, chúng hăm dọa nhau rồi đâm bổ vào nhau. Tuy nhiên các con trống sẽ dừng lại, khi con mái bước ra, chim mái sẽ tiến đến gần chim được chọn hay con trống chiến thắng sẽ chủ động tiến về phía chim mái cháo đám chim mái, rối một con chim mái bước ra. Ngày hội tan dần cho đến khi tất cả chim trong tập đoàn được ghép đôi.
Lớp lưõng thê
Hiện tượng dị hình giới tính
Loài kì nhông đầu dẹp(một loài ếch nhái có đuôi) trên xương hàm cá thể đực có răng mọc chìa ra ngoài
Ếch bò: đầu con đực có màng nhĩ lớn hẳn so với ếch bò cái
Ếch trơn đực ở hàm dưới có hai mấu hình răng khá dài, đôi khi có một sọc to màu trắng đục chạy từ đầu mõm đến huyệt.
Hiện tượng dị hình giới tính ở lưỡng cư.
Đa số ếch nhái đực nhỏ hơn ếch nhái cái. Có một đặc điểm nổi bặt mà ếch nhái nào cũng có là ở dưới cằm của mỗi cá thể đực đều có một hoặc vài túi kêu rất mỏng nhẳn nhúm.
Các hình thức hấp dẫn sinh dục
Chất kích thích sinh dục:
Trước khi ghép đôi, ếch nhái không đuôi thường tiết ra chất hấp dẫn sinh dục (con đực), sau đó cá thể đực dùng chi cuối ôm chặt lấy con cái; ôm vào cổ, nách, hoặc hông tuỳ loài.
Âm thanh- động tác hấp dẫn sinh dục:
Mặc dù có sự khác nhau về hình dạng bên ngoài nhưng vẫn chưa đủ để giúp cho con đực và con cái tránh sự “nhầm lẫn”. Do đố chúng phải có “khẩu lệnh” đó là tiếng kêu. Tiếng kêu của cá thể đực là một khẩu lệnh, còn cá thể cái chỉ có tiếng kêu nhỏ và rời rạc.
Lớp bò sát
Bò sát có sự phân hoá giới tính, phân biệt cá thể đực và cái khác nhau.. Thông thường cá thể cái bao giờ cũng lớn hơn cá thể đực vì con cái đảm nhận chức năng sinh sản. Tuy nhiên, một số loài cá thể đực lại lớn hơn vì tập tính đánh nhau của các cá thể đực khi tranh giành cá thể cái, do chọn lọc nên các cá thể đực phải to khỏe. Chẳng hạn một số kì đà, nhông, rắn.
Con đực sẽ oai vệ hơn khi trang điểm những phần phụ kì lạ. Một số loài nhông đực: có mào ở đầu,lưng, đuôi và cổ
VD :-Tắc kè hoa đực trước mõm có một sừng, hai sừng, ba sừng hoặc bốn sừng
Rùa ba ba nước ngọt, cá thể cái lớn gấp đôi cá thể đực
Các hình thức hấp dẫn sinh dục
Hình thức vũ lực
Trong lúc tranh giành con cái, nhiều loài thằn lằn, kỳ đà, tắc kè hoa đực trở nên hiếu chiến đánh nhau quyết liệt để giành con cái
VD :
Rắn duôi kêu đực quấn lấy nhau mổ nhau, cuối cùng rắn đực nào thắng sẻ ghép đôi với rắn cái
Rắn dài đực phải đánh nhau để giành lấy con cái, sau khi chiến thắng kẻ thù, rắn đực đuổi rất nhanh theo rắn cái, vượt tất cả chướng ngại vâth dọc đường. Khi đuổi kịp nó bò song song với rắn cái, rồi cuộn lấy rắn cá
Hình thức hấp đẫn:
*Hấp dẫn bằng mùi sinh dục:
Rắn cái tiết ra mùi quyến rủ rắn đực khi rắn cái động hớn.
Hấp dẫn bằng cách khoe mẽ::
Thằn lằn rào đực có màu cây cỏ sẩm và mỗi bên thân có một sọc dài màu xanh coban. Trước khi giao phối, thằn lằn đực dướn cao thân lên, bụng hẹp lại theo chiều dọc làm lộ rỏ hai sọc màu xanh để báo cho thằn lằn cái biết.
Tắc kè vạch đực ve vẫy duôi làm duyên làm dáng trước khi giao phối
Hấp dẫn bằng tiếng kêu la gọi cái rất xa; tắc kè gọi giao hoan rất lớn; rắn bò đực có tiếng kêu như sáo khi gọi cái; rắn hổ trâu thở hổn hển; rắn sọc đuôi kêu như mèo; rùa khổng lồ kêu rống lên khi giao phối ; rùa vàng kêu “cục cục” như tiếng gà mái.
Lớp thú
Tập tính sinh dục
-Hiện tượng tạp giao:
Thường xảy ra loài thú nhỏ
-Hiện tưỡng đa thê :
Cá thể đực trong mùa sinh dục chiếm hữu cả một bầy thú cái và nhiều khi phải chiến đấu quyết liệt để bảo vệ quyền sở hữu
-Hiện tượng đơn thê : rất hiếm
VD :-+chó sói cái và đực có thể sống chung trong suốt hai năm
+Ở vượn thì có thề suốt đời.
Tập tính tỏ tình ở lớp thú
Hình thức hấp dẫn con khác giới :
-Thú đực săn đuổi thú cái trong thời gian động dục :
VD: Hoẵng đực thường hay chạy đuổi theo con cái, có kho chạy theo cả ngày, trên những con đường khúc khủy mà không biết mỏi. Có thể có những trận đánh nhau tranh giành con cái khi đực nhiều cái ít
-Thú cái tấn công thú đực trong giai đoạn động hớn:
VD:Mùi nước tiểu của sóc cái hấp dẫn rất mạnh sóc đực, nấu sóc đực thờ ơ, sóc cái có thể lăn lộn trên đất, cọ vùng âm hộ xuống tuyết để sóc đực phải chú ý.
Mèo cái động dục lăn minh trên đất và cọ mình khắp nơi kêu lên những tiếng rất đạc trưng. Sau đó nắm úp ngực và chân vào đất chổng đuôi lên trời hai chân sau đạp liên hồi.
Hình thức vũ lực
-Hươu Sao đực trong mùa động dục rất hung dữ: hai mắt đỏ ngầu, cổ căng phồng, luôn luôn cuối đầu gầm xuống mắt đất và hướng cặp sừng về phía trước. Trong mùa động dục, hươu đực thường phát ra những tiếng rống lớn, những trận đánh giữa hươu đực giành hươu cái trông bề ngoài rất dữ dội nhưng không gây nguy hiểm.
-Ở linh dương Granti khi hai con đực chạm trán nhau mà chỉ cân qua quá trình làm hiệu tỏ thái độ là có thể nhận ra kẻ mạnh hơn và con kia phải rút lui.
Kết luận
Tóm lại, giới tính và sự chọn lọc giới tính là hai vấn đề còn đang được nghiên cứu . Những kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn và một số lĩnh vực khoa học khác như: y học, dược học , chăn nuôi , giải thích được tại sao cá thể đực to khoẻ hơn cá thể cái …
Vì thời gian có hạn nên việc tổng hợp tài liệu còn nhiều hạn chế và thiếu sót, mong được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
Chân thành cảm ơn cô và các bạn quan tâm theo dõi
Nhóm thực hiên:
Võ Ngọc Hoàng Kiệt
Huỳnh Thị Yến Nhi
Lê Minh Nhật
Phạm Công Thuận
Nguyễn Minh Quang
Danh Văn Sót
Giáo viên hướng dẫn:
Võ Thị Thanh Phương
I.Chọn lọc giới tính là gì?
Chọn lọc giới tính là một hình thức của chọn lọc tự nhiên.
Động lực của chọn lọc giới tính là sự đấu tranh giữa các cá thể cùng giới tính.
Vậy chọn lọc giới tính được xác định không phải bởi cuộc đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể với các cá thể khác, với điều kiện tự nhiên mà là cuộc đấu tranh của các cá thể cùng phái tính để chinh phục các cá thể thuộc phái tính khác. Do đó ít đưa đến cái chết của những cá thể thất bại mà chỉ giới hạn hoặc hoàn toàn không để lại con cái.
II.Các hình thức chọn lọc giới tính:
Ở động vật giữa cá thể đực và cá thể cái khác nhau về hai loại hình sinh dục:
+Sinh dục sơ cấp:Cần thiết cho động tác giao phối.
+Sinh dục thứ cấp: Không liên quan trực tiếp tới sinh sản nhưng giữ vai trò dẫn dụ hay hấp dẩn cá thể khác phái trong sinh sản.
Sự khác biệt đặc điểm sinh dục thứ cấp hình thành hiện tương dị hình giới tính.
Ở nhiều loài, con đực dường như luôn tạo được bộ cánh rực rỡ hơn, những điệu nhảy quyến rũ hơn và giọng hót du dương hơn trong những cuộc giành giật để có được bạn tình. Kết quả của cái gọi là chọn lọc sinh sản này tạo ra một con đực sặc sở và một con cái mộc mạc.
Ví dụ: Con công đực có những chiếc đuôi oai vệ và nhiều màu sắc hơn công mái.
Chẳng hạn trong lớp chim, con trống thường có bộ cánh lộng lẫy hơn con mái, có vọng hót véo von, quyến rũ con mái. Trong cặp uyên ương, con trông có bộ mã đẹp hơn con mái rất nhiều, chim sơn tiên con trống có lông ngực đỏ chói, con mái có lông vàng.
Ví dụ:
+Lông gà trống thường lộng lẫy hơn lông gà mái.
Ở một số loài thì bộ phận này có ở con đực nhưng không có ở con cái, con đực to lớn khỏe mạnh hơn con cái hoặc ngược lại, từ đó chúng ta có thể dễ dàng nhận biệt được con đực và con cái.
Voi đực Ấn Độ có ngà, còn voi cái không có ngà.
Con đực Con cái
Đom đóm đực mới có cánh, đóm cái không có cánh và bò dưới mặt đất.
Ví dụ : Gấu đực trưởng thành nặng 300 đến 600kg, dài 2,4 đến 2,6m. Những con cái thưởng có kích thước bằng một nửa con đực, nặng 150 đến 300kg và dài 1,9 đến 2,1m.
Mới nhìn qua tưởng rằng một số trường hợp dị hình giới tính là mâu thuẩn với thuyết chọn lọc tự nhiên. Nhiều đặc điểm của con giống hầu như không có lợi mà ngược lại còn có hại. Màu sắc của lông, tiêng hót véo von của chim trống làm cho kẻ thù dể phát hiện. Nhưng những đặc tính đó sẽ được di truyền cho con cái của chúng bởi vì điều quan trọng nhất là chúng phải sinh tồn và có con cái đẻ kế tục nòi giống.
Để giải thích hiện tượng đó, Darwin đã đề ra thuyết chọn lọc giới tính, theo Darwin bên cạnh quá trình chọn lọc tự nhiên chi phối tất cả các đặc điểm thích nghi ở cả giống cái và giống đực trong cùng một loài thì ở các động vật đơn tính còn có quá trình chọn lọc giới tính chi phối riêng giống đực hoặc giống cái trong loài đó.
Đây là hình thức đặc biệt của chọn lọc tự nhiên liên quan đến quá trình sinh sản.
Darwin đưa ra hai hình thức chọn lọc giới:
1.Hình thức vũ lực:Cá thể đực giành nhau để giao phối với cá thể cái. Kết quả của chọn lọc là sự tích lũy các biến dị có lợi cho con đực như to, khỏe, nhanh nhẹn; hình thành những cơ quan để chiến đấu như sừng, cựa, răng nanh mà con cái không có hoặc ít phát triển.
Ví dụ: Bọ hung có đôi càng to khỏe, ở trâu bò sừng con đực phát triển nhiều hơn con cái, cựa gà trống rất phát triển nhất là gà trống chọi, trái lại ở chân gà mái, cựa rất tiêu giảm.
Do ở đa số các loài, con đực thường tranh giành nhau để đến với con cái nên chúng ta thường thấy các đặc điểm tiến hóa thứ yếu thể hiện giới tính của con đực, ví dụ như chiếc đuôi của loài công hay chiếc gạc ở loài hươu.
Ví dụ : Hải cẩu, Các con đực luôn phải chiến đấu với nhau để giành con cái, và kẻ thắng cuộc sẽ được hưởng cả một hậu cung. Hành vi giao phối này tạo ra sự chọn lọc tự nhiên mang tới kích cỡ cơ thể lớn, giúp các con đực gây ấn tượng về hình thể. Những con hải cẩu đực có bề dài khoảng 2m, con cái nhỏ hơn dài chừng 1,2m.
Tuy nhiên cũng có hiện tượng con cái tranh giành nhau. Như ở cá ngựa, do con đực có thể mang trứng còn kích cỡ của túi ấp cũng có giới hạn nên con cái cạnh tranh với nhau để giành được con đực đang còn “cô đơn”. Vì vậy đặc điểm giới tính thứ yếu (ví dụ như màu sắc tươi sáng chẳng hạn) lại tiến hóa ở cá cái thay vì cá đực.
2.Hình thức hấp dẫn:Cá thể cái lưa chọn con đực: Gà mái thường thích gà trống có bộ mã đẹp, hình dáng oai vệ. Dưới lớp lông nâu của chim trĩ trống là những chiếc lông có màu sặc sỡ sẽ khoe ra để ve vãn con mái. Chim công trống có lông đuôi sặc sở.
Ví dụ :
Con công đực xù lông cánh và cổ để gây ấn tượng cho cho con cái, và con cái lựa chọn con đực có bộ lông đẹp, sặc sỡ.
Hươu đực trình diễn cặp sừng kiêu hãnh của chúng để gây sự chú ý, con cái sẽ dựa vào tiêu chí sừng dài, to lớn để lựa chọn.
Thuyết chọn lọc giới tính của Darwin đã bị một số nhà bác học phản đối. Họ cho rằng Darwin đã nhân cách hóa các loài động vật, khó mà thừa nhận rằng các con chim mái lại có thể phân biệt gióng hót, bộ lông của con trống một cách tế nhị đến thế. Tuy nhiên, người ta đã làm thí nghiêm chứng minh quan niệm của Darwin là đúng.
Thí nghiệm chứng minh:Ở loài dế con đực cọ cánh với nhau để tao ra tiếng kêu rất to để thu hút con cái. Người ta nhốt riêng dế đực và dế cái vào hai cái hộp để cách xa nhau và liên lạc với nhau bằng dây điện thoại. Người ta nhận thấy ngay lúc con đực “cất giọng” là con cái đã chạy lại gần ống nghe.
Vậy, chọn lọc giới tính là một trường hợp chọn lọc tự nhiên phản ánh mối quan hệ giữa giữa những cá thể đực và cái trong một loài. Mỗi loài có một thể thức chọn lọc riêng.Dĩ nhiên chọn lọc giới tính chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển, có hoạt động phản xạ phong phú.
III.Tập tính sinh dục- kết đôi- khoe mẽ
1.Lớp côn trùng:
1.1.Hiện tượng lưỡng hình sinh dục ở côn trùng:
-Cá thể đực của bướm cải trắng có hai chấm đen trên cánh trước, còn cá thể cái chỉ có một.
-Bướm cảI nghệ con đực trên cánh có một vài điểm màu nâu, còn cá thể cái thì có cả trên hai cánh.
Một số loài bướm và côn trùng khác cũng có hiện tượng lưỡng hình sinh dục.
Ý nghĩa của sự lưỡng hình sinh dục: Cá thể cái và đực dễ dàng nhận ra nhau trong khi ghép đôi. Đó là kết quả của chọn lọc tự nhiên.
1.2.Các hình thức chọn lọc giớI tính ở côn trùng:
1.2.1.Hình thức vũ lực:
Chuồn chuồn khi giao phốI thường thể hiện sức mạnh của mình để quyến rũ chuồn chuồn cái.
RuồI nhà giao phối thì con đực chủ đọng và cưởI lên lưng con cái.Ngược lại ruồi rừng con đực rất bị động trong giao phốI và bị con cái cưỡi lên lưng.
-Ở Kiến cánh:Kiến cái tiết ra chất dẩn dụ rồI vụt bay đi. Nhận được mùi quyến rũ, hàng đàn kiến đực bay theo và cuốI cùng chỉ có một con đực khỏe nhất mớI đuổI kịp con cái bám lấy con cái để hưởng quyền giao phốI.
-Ở loài ong cũng có hình thức như kiến cánh.
-Ở loài dế có hiện tượng chọi nhau để chọn những con đực khỏe mạnh làm giống cho họ hàng nhà dế.
-Một số loài mối không tự rụng cánh nên mốI đực và mốI cái phảI cắn canh cho nhau khi giao phối.
1.2.2.Hình thức hấp dẫn:
1.2.2.1.Hấp dẫn bằng mùi sinh dục hoặc thức ăn:
-Tiếng kêu và mùi thơm đã giúp muỗm lá khô đực và cái kết đôi dễ dàng với nhau.
-Bò cạp tiết ra dịch và vo lại thành viên, trong lúc giao phối bò cạp đực sẽ đúc các viên đó cho bò cạp cái ăn.
Bướm đực ở vùng Trinidad có hai túm lông trên bụng. Khi tỏa ra ngoài có mùi xạ khá hắc. Trong khi khoe mẽ tiền giao phối, bướm đực bay theo bướm cái và cọ túm lông vào râu bướm cái, kích thích này buộc bướm cái phải đậu trên lá cây cho bướm đực đến giao phối.
1.2.2.2.Tiếng kêu gọi bạn của côn trùng:
Tiếng kêu của côn trùng có tác dụng gọi bạn trong mùa sinh sản nhưng tiêng keu da số có ở cá thể đực: Ve sầu, dế, sành sạch, châu chấu… ở muỗi thì ngược lại muỗi cái tạo âm thanh gọi muỗi đực với tân số rất cao.
Vậy tiếng kêu của côn trùng giúp chúng gọi con khác giới, thể hiện sự chiều chuộng khi giao phối để thục hiện chức năng sinh sản.
1.2.2.3.Ánh sáng:
Ánh sang nhấp nhái của đom đóm giúp con cái và con đực tìm ra nhau trong đêm tối để giao phối.
3.2.Lớp cá:
-Khi thành thục sinh dục cá đực cố gắng chếm giữ một khu vực riêng, chống sự xâm lược của các loài cá khác đặc biệt là cá đực cùng loài.
-Sự biến đổi màu sắc và hành động của cái đực, cái đều do tác dụng của hormon sinh dục có tác dụng phân biệt đực và cái, hấp dẫn bạn tình và tạo khí thế đánh nhau với tình địch giành quyền sinh sản.
CHỌN LỌC GIỚI TÍNH Ở LỚP CHIM
1.Các hình thức ghép đôi ở chim :
1.1.Hình thức ghép đơn giao :
-Là hình thức chim sống theo từng đôi, một trống một mái trong mùa sinh sản
+Phần lớn thì cặp đôi chim chỉ sống với nhau trong một mùa sinh sản, thâm chí là một lứa đẻ nếu trong mùa đẻ có nhiều lứa.
+Một số loài sống với nhau rất chung thủy, có thể là nhiều năm, thậm chí là suốt đời
1.2.Hình thức ghép đa giao :
- Là hiện tương chim trống cùng sống với nhiều chim mái hay ngược lại chim mái sống với nhiều chim trống.
VD :
+Đà điều Châu Phi sống thành gia đình, một con trống với nhiều con mái
+ Chim cun cút một mùa đẻ có thể lần lượt kết bạn với bốn năm chim trống
2. Kết đôi và khoe mẽ :
Ở loài chim, việc “kết duyên” giữa đôi lứa trống mái không đơn giản mà ít nhiều phải có mốt số nghi lễ, được gọi là hiện tượng khoe mẽ, đây được xem là “ngôn ngữ” được thể hiện bắng điệu bộ, cử chỉ, tiếng kêu, phối hợp với việc phô trương những phần đẹp nhất của bộ lông hay một vài bộ phận của cơ thể với chức năng duy nhất là gợi tình cảm, hấp dẫn đồng thời hăm dọa các đối thủ để tranh giành con mái.
*Các hình thức khoe mẽ :
-Khoe mẽ bằng hình thức hấp dẫn con khác giới
-Khoe mẽ bằng hình thức vũ lực
Khoe mẽ từng đôi riêng lẻ
Chim chìa vôi trống khi gặp con mái sẽ kêu lên. Lấp tức nó rới chỗ đậu bay đến gần chim mái, lông ngực xù ra, hai cánh hơi thong xuống, nó quay quanh cô bạn mấy vòng, sau đó quay về tổ đậu. Khi đôi chim đã “ thông cảm” nhau thì chim mái không bay xa tổ nữa và chim trống sẵn sang đánh đuổi bất kì con chim trống khác muôn ve vãn con mái.
Hấp dẫn bằng cử chỉ - điệu bộ- tiếng kêu
Khoe mẽ từng đôi riêng lẻ
Chim cánh cụt Ađêli trống khi tỏ tình có một nghi lễ, trước tiên nó cắp một hòn đá ở mỏ đến tặng bạn lức đôi, rối nó vươn đầu và mỏ thẳng ngược lên, hai cánh đu đưa giất giật, ngực ưỡn cao, nó cất tiếng kêu cao dần thành một dải, nó sẽ lập lại lễ nghi đo năm bảy lần cho đấn khi chim mái đáp lễ. Lúc này hai con đứng đối diện nhau và cùng vươn mỏ thẳng lên trời, mặt đảo ngược xuôi, rồi đu đưa đôi cánh cụt ngủn vừa kêu la
Hấp dẫn bằng cử chỉ - điệu bộ- tiếng kêu
Khoe mẽ từng đôi riêng lẻ
Nhiều loài chim thuộc gà như: công, trĩ, gà tiền, gà lôi, gà thông,…thường chim trống có bộ lông màu sặc sỡ còn chim mái lại có bộ lông màu xỉn. Đối với những loài chim này lúc khoe mẽ chim trống hình như tìm đủ mọi cánh để cho chim mái phải say mê về những hình ảnh đẹp nhất của bộ lông của mình hay bộ phận nào đó đặc sắc trên cơ thể mình như : mào, đám da trần có màu sặc sỡ ở cổ và ngực
VD : chim công
Chim công
Hấp dẫn bằng cử chỉ - điệu bộ- tiếng kêu
Khoe mẽ tập thể
Chim rẽ lớn ở bắc bán cầu, đến mùa sinh sản, tất cả chim trống tập trung lại để tranh tài đua sắc trước mặt chim mái. Chúng tìm khoảng đất trống bằng phẳng, cỏ mượt để đua tài, cả tập đoàn đua tài, khoe sắc cho đến khi chỉ còn lại một con chim trống còn các con khác đã mòn mỏi.
Hấp dẫn bằng cách trang hoàng tổ
Một số loài chim hấp dẫn con mái bằng cánh xây tổ và trang hoàng tổ cho thật đẹp, nhiều màu sắc. Khi mọi công việc đã hoàn thành, chim trống sẽ đi đón “cô bạn trăm năm”.Chim mái sẽ ngắm nghía “công trình xây dựng” của chim trống, chim trống sẽ im lặng đứng nhìn hay là bày tỏ tình cảm bằng những điệu nhảy.
Hấp dẫn bằng cách dùng quà tặng
Chim diệc, cò là một chiếc cành khô, nhỏ, mộc mạc, thứ vật liệu dùng làm tổ
Khoe mẽ bằng hình thức vũ lực
Chim rẽ trống tham dự khoe mẽ khoác lên người bộ áo rất đẹp, chúng hăm dọa nhau rồi đâm bổ vào nhau. Tuy nhiên các con trống sẽ dừng lại, khi con mái bước ra, chim mái sẽ tiến đến gần chim được chọn hay con trống chiến thắng sẽ chủ động tiến về phía chim mái cháo đám chim mái, rối một con chim mái bước ra. Ngày hội tan dần cho đến khi tất cả chim trong tập đoàn được ghép đôi.
Lớp lưõng thê
Hiện tượng dị hình giới tính
Loài kì nhông đầu dẹp(một loài ếch nhái có đuôi) trên xương hàm cá thể đực có răng mọc chìa ra ngoài
Ếch bò: đầu con đực có màng nhĩ lớn hẳn so với ếch bò cái
Ếch trơn đực ở hàm dưới có hai mấu hình răng khá dài, đôi khi có một sọc to màu trắng đục chạy từ đầu mõm đến huyệt.
Hiện tượng dị hình giới tính ở lưỡng cư.
Đa số ếch nhái đực nhỏ hơn ếch nhái cái. Có một đặc điểm nổi bặt mà ếch nhái nào cũng có là ở dưới cằm của mỗi cá thể đực đều có một hoặc vài túi kêu rất mỏng nhẳn nhúm.
Các hình thức hấp dẫn sinh dục
Chất kích thích sinh dục:
Trước khi ghép đôi, ếch nhái không đuôi thường tiết ra chất hấp dẫn sinh dục (con đực), sau đó cá thể đực dùng chi cuối ôm chặt lấy con cái; ôm vào cổ, nách, hoặc hông tuỳ loài.
Âm thanh- động tác hấp dẫn sinh dục:
Mặc dù có sự khác nhau về hình dạng bên ngoài nhưng vẫn chưa đủ để giúp cho con đực và con cái tránh sự “nhầm lẫn”. Do đố chúng phải có “khẩu lệnh” đó là tiếng kêu. Tiếng kêu của cá thể đực là một khẩu lệnh, còn cá thể cái chỉ có tiếng kêu nhỏ và rời rạc.
Lớp bò sát
Bò sát có sự phân hoá giới tính, phân biệt cá thể đực và cái khác nhau.. Thông thường cá thể cái bao giờ cũng lớn hơn cá thể đực vì con cái đảm nhận chức năng sinh sản. Tuy nhiên, một số loài cá thể đực lại lớn hơn vì tập tính đánh nhau của các cá thể đực khi tranh giành cá thể cái, do chọn lọc nên các cá thể đực phải to khỏe. Chẳng hạn một số kì đà, nhông, rắn.
Con đực sẽ oai vệ hơn khi trang điểm những phần phụ kì lạ. Một số loài nhông đực: có mào ở đầu,lưng, đuôi và cổ
VD :-Tắc kè hoa đực trước mõm có một sừng, hai sừng, ba sừng hoặc bốn sừng
Rùa ba ba nước ngọt, cá thể cái lớn gấp đôi cá thể đực
Các hình thức hấp dẫn sinh dục
Hình thức vũ lực
Trong lúc tranh giành con cái, nhiều loài thằn lằn, kỳ đà, tắc kè hoa đực trở nên hiếu chiến đánh nhau quyết liệt để giành con cái
VD :
Rắn duôi kêu đực quấn lấy nhau mổ nhau, cuối cùng rắn đực nào thắng sẻ ghép đôi với rắn cái
Rắn dài đực phải đánh nhau để giành lấy con cái, sau khi chiến thắng kẻ thù, rắn đực đuổi rất nhanh theo rắn cái, vượt tất cả chướng ngại vâth dọc đường. Khi đuổi kịp nó bò song song với rắn cái, rồi cuộn lấy rắn cá
Hình thức hấp đẫn:
*Hấp dẫn bằng mùi sinh dục:
Rắn cái tiết ra mùi quyến rủ rắn đực khi rắn cái động hớn.
Hấp dẫn bằng cách khoe mẽ::
Thằn lằn rào đực có màu cây cỏ sẩm và mỗi bên thân có một sọc dài màu xanh coban. Trước khi giao phối, thằn lằn đực dướn cao thân lên, bụng hẹp lại theo chiều dọc làm lộ rỏ hai sọc màu xanh để báo cho thằn lằn cái biết.
Tắc kè vạch đực ve vẫy duôi làm duyên làm dáng trước khi giao phối
Hấp dẫn bằng tiếng kêu la gọi cái rất xa; tắc kè gọi giao hoan rất lớn; rắn bò đực có tiếng kêu như sáo khi gọi cái; rắn hổ trâu thở hổn hển; rắn sọc đuôi kêu như mèo; rùa khổng lồ kêu rống lên khi giao phối ; rùa vàng kêu “cục cục” như tiếng gà mái.
Lớp thú
Tập tính sinh dục
-Hiện tượng tạp giao:
Thường xảy ra loài thú nhỏ
-Hiện tưỡng đa thê :
Cá thể đực trong mùa sinh dục chiếm hữu cả một bầy thú cái và nhiều khi phải chiến đấu quyết liệt để bảo vệ quyền sở hữu
-Hiện tượng đơn thê : rất hiếm
VD :-+chó sói cái và đực có thể sống chung trong suốt hai năm
+Ở vượn thì có thề suốt đời.
Tập tính tỏ tình ở lớp thú
Hình thức hấp dẫn con khác giới :
-Thú đực săn đuổi thú cái trong thời gian động dục :
VD: Hoẵng đực thường hay chạy đuổi theo con cái, có kho chạy theo cả ngày, trên những con đường khúc khủy mà không biết mỏi. Có thể có những trận đánh nhau tranh giành con cái khi đực nhiều cái ít
-Thú cái tấn công thú đực trong giai đoạn động hớn:
VD:Mùi nước tiểu của sóc cái hấp dẫn rất mạnh sóc đực, nấu sóc đực thờ ơ, sóc cái có thể lăn lộn trên đất, cọ vùng âm hộ xuống tuyết để sóc đực phải chú ý.
Mèo cái động dục lăn minh trên đất và cọ mình khắp nơi kêu lên những tiếng rất đạc trưng. Sau đó nắm úp ngực và chân vào đất chổng đuôi lên trời hai chân sau đạp liên hồi.
Hình thức vũ lực
-Hươu Sao đực trong mùa động dục rất hung dữ: hai mắt đỏ ngầu, cổ căng phồng, luôn luôn cuối đầu gầm xuống mắt đất và hướng cặp sừng về phía trước. Trong mùa động dục, hươu đực thường phát ra những tiếng rống lớn, những trận đánh giữa hươu đực giành hươu cái trông bề ngoài rất dữ dội nhưng không gây nguy hiểm.
-Ở linh dương Granti khi hai con đực chạm trán nhau mà chỉ cân qua quá trình làm hiệu tỏ thái độ là có thể nhận ra kẻ mạnh hơn và con kia phải rút lui.
Kết luận
Tóm lại, giới tính và sự chọn lọc giới tính là hai vấn đề còn đang được nghiên cứu . Những kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn và một số lĩnh vực khoa học khác như: y học, dược học , chăn nuôi , giải thích được tại sao cá thể đực to khoẻ hơn cá thể cái …
Vì thời gian có hạn nên việc tổng hợp tài liệu còn nhiều hạn chế và thiếu sót, mong được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
Chân thành cảm ơn cô và các bạn quan tâm theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Minh Nhật
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)