Chờ
Chia sẻ bởi Ngô Quang Hớn |
Ngày 21/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Chờ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chờ
Ai theo đọc văn học Việt Nam đều được ít nhất một an ủi, rằng văn học ấy không bao giờ phản bội độc giả. Bạn văn có thể bỏ đi đâu, lâu cả đời cũng được, hễ về là nhận ra chỗ thân thuộc cũ trong văn chương nhà mình. Vẫn nguyên như thuở bạn bước chân ra đi, không khác gì đáng kể. Tâm tính vẫn thế, diện mạo vẫn thế, tư cách vẫn muôn phần như xưa. Bao nhiêu cố gắng làm cái văn học ấy khác đi cuối cùng đều thất bại. Như vậy là phải. Phái `cấp tiến` ưa thay đổi rõ ràng thiếu năng lực. Song có thừa năng lực chăng nữa cũng thất bại. Vì sao?
Họ không có đối thủ, nếu đối thủ của cái mới chỉ là cái cũ. Cuộc cọ sát tưởng tượng với một phái `bảo thủ` không hề tồn tại khiến những người `cấp tiến` tự thấy mình như đấm mãi vào khoảng trống, như chọc lỗ vào chỗ thủng, chẳng có gì vô duyên cho bằng. So với nó thì sự cô đơn buồn nản của lớp người đến sau khi không phải nhảy qua bức tường nào của những người đi trước, như Nguyên Sa từng than cho văn nghệ miền Nam một thuở, còn có duyên lắm. Giờ đây những người đến sau chẳng có lý do gì để đòi nhảy qua những người đi trước. Khi gió đổi mới bắt đầu thổi mười năm trước ở trong nước, kẻ tiên phong chưa đi xong nửa bước đã thấy lạc. Không phải lạc trong cái mới, tức chốn vô danh. Mà lạc trong chốn hữu danh của cái không cũ. Không ngã ở đầu ngọn gió, mà đổ bởi hụt chân vào khoảng vắng sức cản. Tấm bình phong ngăn giữa một nhóm `mới` xung quanh diễn đàn này và một nhóm `cũ` tề tựu ở diễn đàn kia sớm thành vô dụng, đơn giản vì những tiêu chuẩn phân loại nào đó bỗng mất ý nghĩa. Hãy lấy tiêu chuẩn nổi tiếng nhất làm ví dụ: sự thật. Ở một xứ như Việt Nam thì bạn văn quả nhiên sẽ còn khao khát lâu sự thật trên trang sách. Như thể sách thật có thể lật đời gian. Như thể những áng văn chương bất hủ của nhân loại xưa nay đều nhằm thẳng vào sự thật: niêu cơm của Thạch Sanh dọn cho quân tướng mười tám nước chư hầu, nước Hoàng Hà của Lý Bạch từ trên trời đổ xuống, những con hồ ly của Bồ Tùng Linh,chàng Don Quichotte của Cervantes, gã Mephisto của Goethe, "dấu giày từng bước in rêu rành rành" của Đạm Tiên, miếng da lừa của Balzac, hoàng tử bé của Saint-Exupéry, con bọ Gregor Samsa của Kafka, hầu hết các truyện của Marquez... hết thảy đều là người thật việc thật cả! Song tư biện như vậy hoàn toàn xa lạ với tinh thần Việt, vả lại hai tiếng sự thật đủ choáng ngợp, để không ai phải nghĩ trộm, rằng có lẽ sự thật trú ở chỗ khác thì an toàn cho chính nó và cho ai yêu nó hơn là trú trong văn chương. Số phận của sự thật trước đổi mới và sau đổi mới quả có khác: lúc trước không ai biết mặt mũi nó, vì chưa bao giờ gặp, lúc sau vẫn không biết, nhưng vì một lý do khác, vì cứ ra ngõ là gặp hoài. Chúng ta đã biết một tình trạng tương tự: anh hùng biến mất, khi ra ngõ là gặp anh hùng. Dăm ba người từng `mở đường cho sự thật`, đi đầu trong công cuộc đổi mới văn chương, bỗng thấy mình đang chở củi về rừng. Cái giá để lập ranh giới giữa tác phẩm văn học và tờ truyền đơn là xoá ranh giới giữa văn chương và báo chí. Nếu có thể hoá thì một nền văn học tuyên truyền dễ hoá thành một nền văn học phóng sự. Kiếp văn học trước đeo nợ như thế vào kiếp văn học sau. Chữ nghĩa đời trước ăn mặn thì chữ nghĩa đời sau không thể không khát nước. Nhưng đáng bàng hoàng nhất là các sự thật đang tiến mạnh vào văn chương Việt Nam đều hao hao giống nhau. Như thể bản chất của sự thật là sự đơn điệu vậy. Như thể sự thật sở dĩ là một tiêu chuẩn nổi tiếng vì nó thành vô nghĩa nhanh hơn mọi sự khác trên đời. Vô nghĩa có một lợi thế hơn hẳn nghĩa, là chen vào đâu cũng được. Nó khỏi cần thận trọng, nonsense không có gì để mất, nhưng có thể được một quyền lực vô tክn, quyền lực của sự trống rỗng. Ở đấy cái cũ tàng hình đã đành, mà cái mới cũng chỉ có thể là một bóng ảo. Văn học Việt Nam đương đại làm sao đi đường mới được, nếu nó không hề đi đường cũ. Nếu muốn có một đối thủ tinh thần xứng đáng, có lẽ những người `cấp tiến` chỉ còn cách liều một phen, thay vì yểm trợ sự thật hãy tuyên chiến với nó chẳng hạn. Nhưng đấy là điều tối kỵ trong văn chương Việt Nam.
Song cái mới không chỉ hoài công đi tìm một đối thủ.
Ai theo đọc văn học Việt Nam đều được ít nhất một an ủi, rằng văn học ấy không bao giờ phản bội độc giả. Bạn văn có thể bỏ đi đâu, lâu cả đời cũng được, hễ về là nhận ra chỗ thân thuộc cũ trong văn chương nhà mình. Vẫn nguyên như thuở bạn bước chân ra đi, không khác gì đáng kể. Tâm tính vẫn thế, diện mạo vẫn thế, tư cách vẫn muôn phần như xưa. Bao nhiêu cố gắng làm cái văn học ấy khác đi cuối cùng đều thất bại. Như vậy là phải. Phái `cấp tiến` ưa thay đổi rõ ràng thiếu năng lực. Song có thừa năng lực chăng nữa cũng thất bại. Vì sao?
Họ không có đối thủ, nếu đối thủ của cái mới chỉ là cái cũ. Cuộc cọ sát tưởng tượng với một phái `bảo thủ` không hề tồn tại khiến những người `cấp tiến` tự thấy mình như đấm mãi vào khoảng trống, như chọc lỗ vào chỗ thủng, chẳng có gì vô duyên cho bằng. So với nó thì sự cô đơn buồn nản của lớp người đến sau khi không phải nhảy qua bức tường nào của những người đi trước, như Nguyên Sa từng than cho văn nghệ miền Nam một thuở, còn có duyên lắm. Giờ đây những người đến sau chẳng có lý do gì để đòi nhảy qua những người đi trước. Khi gió đổi mới bắt đầu thổi mười năm trước ở trong nước, kẻ tiên phong chưa đi xong nửa bước đã thấy lạc. Không phải lạc trong cái mới, tức chốn vô danh. Mà lạc trong chốn hữu danh của cái không cũ. Không ngã ở đầu ngọn gió, mà đổ bởi hụt chân vào khoảng vắng sức cản. Tấm bình phong ngăn giữa một nhóm `mới` xung quanh diễn đàn này và một nhóm `cũ` tề tựu ở diễn đàn kia sớm thành vô dụng, đơn giản vì những tiêu chuẩn phân loại nào đó bỗng mất ý nghĩa. Hãy lấy tiêu chuẩn nổi tiếng nhất làm ví dụ: sự thật. Ở một xứ như Việt Nam thì bạn văn quả nhiên sẽ còn khao khát lâu sự thật trên trang sách. Như thể sách thật có thể lật đời gian. Như thể những áng văn chương bất hủ của nhân loại xưa nay đều nhằm thẳng vào sự thật: niêu cơm của Thạch Sanh dọn cho quân tướng mười tám nước chư hầu, nước Hoàng Hà của Lý Bạch từ trên trời đổ xuống, những con hồ ly của Bồ Tùng Linh,chàng Don Quichotte của Cervantes, gã Mephisto của Goethe, "dấu giày từng bước in rêu rành rành" của Đạm Tiên, miếng da lừa của Balzac, hoàng tử bé của Saint-Exupéry, con bọ Gregor Samsa của Kafka, hầu hết các truyện của Marquez... hết thảy đều là người thật việc thật cả! Song tư biện như vậy hoàn toàn xa lạ với tinh thần Việt, vả lại hai tiếng sự thật đủ choáng ngợp, để không ai phải nghĩ trộm, rằng có lẽ sự thật trú ở chỗ khác thì an toàn cho chính nó và cho ai yêu nó hơn là trú trong văn chương. Số phận của sự thật trước đổi mới và sau đổi mới quả có khác: lúc trước không ai biết mặt mũi nó, vì chưa bao giờ gặp, lúc sau vẫn không biết, nhưng vì một lý do khác, vì cứ ra ngõ là gặp hoài. Chúng ta đã biết một tình trạng tương tự: anh hùng biến mất, khi ra ngõ là gặp anh hùng. Dăm ba người từng `mở đường cho sự thật`, đi đầu trong công cuộc đổi mới văn chương, bỗng thấy mình đang chở củi về rừng. Cái giá để lập ranh giới giữa tác phẩm văn học và tờ truyền đơn là xoá ranh giới giữa văn chương và báo chí. Nếu có thể hoá thì một nền văn học tuyên truyền dễ hoá thành một nền văn học phóng sự. Kiếp văn học trước đeo nợ như thế vào kiếp văn học sau. Chữ nghĩa đời trước ăn mặn thì chữ nghĩa đời sau không thể không khát nước. Nhưng đáng bàng hoàng nhất là các sự thật đang tiến mạnh vào văn chương Việt Nam đều hao hao giống nhau. Như thể bản chất của sự thật là sự đơn điệu vậy. Như thể sự thật sở dĩ là một tiêu chuẩn nổi tiếng vì nó thành vô nghĩa nhanh hơn mọi sự khác trên đời. Vô nghĩa có một lợi thế hơn hẳn nghĩa, là chen vào đâu cũng được. Nó khỏi cần thận trọng, nonsense không có gì để mất, nhưng có thể được một quyền lực vô tክn, quyền lực của sự trống rỗng. Ở đấy cái cũ tàng hình đã đành, mà cái mới cũng chỉ có thể là một bóng ảo. Văn học Việt Nam đương đại làm sao đi đường mới được, nếu nó không hề đi đường cũ. Nếu muốn có một đối thủ tinh thần xứng đáng, có lẽ những người `cấp tiến` chỉ còn cách liều một phen, thay vì yểm trợ sự thật hãy tuyên chiến với nó chẳng hạn. Nhưng đấy là điều tối kỵ trong văn chương Việt Nam.
Song cái mới không chỉ hoài công đi tìm một đối thủ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Quang Hớn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)