CHINH TRI2

Chia sẻ bởi Triệu Ngọc Hương | Ngày 05/10/2018 | 76

Chia sẻ tài liệu: CHINH TRI2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ý thức tôn giáo phản ánh "lộn ngược" tồn tại xã hội, tức là phản ánh sai lầm, xuyên tạc hiện thực, dẫn con người đến lòng tin ảo tưởng vào các lực lượng siêu nhiên như chúa, thượng đế, thần thánh.
=> Quán triệt đó, Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng không bao giờ tuyên chiến với tôn giáo, không bao giờ truy bức tự do tín ngưỡng mọi người. Trái lại Đảng luôn luôn kêu gọi và có chính sách cụ thể để toàn dân đoàn kết, lương giáo đoàn kết nhằm xây dựng đất nước theo hướng "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh".
Bài 9: Thời đại hiện nay
I. Thời đại và nội dung cơ bản của thời đại
1. Cơ sở xác định và phân chia thời đại.
- Thời đại là khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang phát triển của xã hội loài người.
- Cơ sở khoa học để xác định và phân chia lịch sử thành các thời đại khác nhau là sự thay thế hình thái kinh tế - XH cũ.
- Thời đại hiện nay được xác định bằng việc xác lập XH mới - XH chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa, giai cấp công nhân giữ vai trò trung tâm thời đại.
2. Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay
- Thắng lợi của cách mạng Tháng mười vĩ đại ở nước Nga năm 1917 - một cuộc cách mạng "đã làm rung chuyển Thế giới" phá tung khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc, đế quốc chủ nghĩa mở đầu thời đại mời - Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH, hình thành 1 hình thái kinh tế - xã hội mới xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa.
- Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng CNXHCN tháng 10 Nga vĩ đại năm 1917
II. các giai đoạn chính của thời đại hiện nay
1. Giai đoạn 1: (1917-1945)
- Cuộc CM tháng 10 Nga thành công, nước Nga từ 1 nước tư bản phát triển đã khai sinh ra một chế độ mới đó là chế độ XHCN
- Sự kiện này đã làm chấn động toàn cầu thức tỉnh cổ vũ các giai cấp bị áp bức. Các dân tộc thuộc địa tiến hành các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
- Phong trào đấu tranh ở giai cấp công nhân các dân tộc bị áp bức sau 1 thời gian sôi động đã lùi vào thế phòng ngừa
2. giai đoạn 2: từ sau 1945 đến đầu những năm 70
- Liên Xô và các nước XHCN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về nhiều mặt cho phong trào đấu trah giải phóng về hòa bình, độc lập, tự do dân tộc và đấu tranh CNXH từ 1 nước trở thành nhiều nước.
-Nhân dân các nước và thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi sự thống trị khỏi CN thực dân để mở ra một kỉ nguyên độc lập tự do, xong cuộc đấu tranh xảy ra nhiều cuộc chia rẽ, phá hoại và những lực lượng thù địch chống phá CNXH
- Cuối giai đoạn đã xuất hiện những bất đồng của CNXH. CNXH xuất hiện trì trệ khủng hoảng do những yếu kém khuyết tật XD CNXH do đó xuất hiện sự cần thiết đổi mới XH để lấy lại uy tín để nhân dân trên toàn thế giới và lôi cuốn các nước đi theo giai đoạn CNXH.
3. Giai đoạn 3: từ những năm 70 đến cuối năm 80)
- có nhiều nước XHCN rơi vào trì trệ khủng hoảng đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xã hội
- nguyên nhân:
+ do nhận thức lý luận giáo điều của XH và vận dụng lý luận 1 cách máy móc không phù hợp với thực tiễn
+ Chính những sai lầm đó đã bị trả giá làm thất ở LXô. CNXH trên thế giới lâm vào thời kỳ thoái trào
4. giai đoạn từ đầu những năm 90 đến nay
- Chế độ XHCN ở LXô và Đông Âu bị sụp đổ. CNXH đang đứng trước rất nhiều thử thách, những nước còn lại vẫn tiếp tục đổi mới khẳng định sức sống và xu hướng đổi mới của XH.
- Những hậu quả của sự đổ vỡ và khủng hoảng đã làm cho đời sống kinh tế ngày khó khăn vì vậy nhân dân ngày càng thức tỉnh tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cho CNXH
- ở các nước TBCN công nhân và nhân dân lao động cũng thường xuyên dấy lên phong trào đấu tranh dưới nhiều hình thức
III. Những mâu thuẫn cơ bản và đặc điểm của thời đại hiện nay
1. Mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB
- Mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB là bước phát triển của mẫu thuẫn giữa lao động và tư bản
- Đây là mâu thuẫn cơ bản nổi bật xuyên suốt thời đại quá độ mang tính toàn cầu
- Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế tiến hành chiến lược đầy lùi, ngăn chặn và làm suy yếu CNXH hiện thực
b. Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động
- Đây là mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ tư bản chủ nghĩa
- Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vẫn tiếp tục phát triển, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động vẫn là mâu thuẫn cơ bản của thời đại
c. mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc
- mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc đã chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển với những nước chủ nghĩa tư bản phát triển cao
- Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn con đường phát triển của mình
d. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau
- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau thể hiện mâu thuẫn giữa các thế lực, tập đoàn tư bản trong việc tìm kiếm thị trường giành giật nhau về lợi ích kinh tế chính trị: mâu thuẫn diễn ra thường xuyên gay gắt trong cạnh tranh và thôn tính lẫn nhau trong việc tranh giành thị trường thế giới và đảm bảo an ninh. Song, chúng lại thống nhất với nhau trong mục đích chống phá CNXH và phong trào CMTG
e. Ngoài bốn mâu thuẫn cơ bản trên thời đại hiện nay còn tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nữa có tính toàn cầu hay khu vực liên quan đến sự tồn tại của XH loài người, của sự sống còn và nền văn minh trên trái đất.
- mâu thuẫn giữa quốc gia về sự sống còn của loài người
VD: dân số, môi trường,.
- Muốn giải phóng những vấn đề trên cần phải có sự hợp tác chặt chẽ, có tính chất xây dựng của nhiều nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhau, tôn trọng và thực hiện các cam kết và tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
2. Đặc điểm và xu thế chủ yếu của giai đoạn hiện nay của thời đại
a. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn hiện nay của thời đại
- Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến mới nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò quan trọng ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất
- Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt
- CNTB hiện đại đang nắm ưu thế về vốn khoa học và công nghệ thị trường, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có
- Các quốc gia độc lập này tăng cường cuộc đấu tranh để lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình
- CNXH trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra các bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH.
b. Xu thế chủ yếu trong giai đoạn hiện nay của thời đại
- Hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia
- Khu vực ĐNA- Châu á- TBD sau khủng hoảng tài chính kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn nhân tố gây mất ổn định
- Thế giới vẫn tồn tại đồng thời cả cơ hội và thách thức, thời cơ và nguy cơ trong sự phát triển của mỗi nước
- ở nước ta nhiều nét mới trong tình hình thế giới và khu vực tác động mạnh đến nước ta cùng với những thắng lợi đã giành được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc những thành tựu to lớn trong công cuộc hơn 20 năm đổi mới làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh hơn nhiều.
- Thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên nhân dân tiếp tục giành nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc, đưa nước ta sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới
Bài 10: Chủ nghĩa tư bản
I. CNTB tự do cạh tranh
1. Sản xuất hàng hóa và sự ra đời của CNTB
a) Sản xuất hàng hóa và sự ra đời của nó
- KN: Sản xuất hàng hóa là 1 kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm đượctổ chức ra để bán trên thị trường
- Điều kiện ra đời:
+ Có sự phân công lao động XH la chuyên môn hóa sản xuất, mỗi người chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định
+ Có chế độ tư hữu hoặc các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất
- ưu thế kinh tế hàng hóa so với kinh tế tư nhân
+ Thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động XH
+ Tạo ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng cho XH
+ Đẩy mạh quá trình XH hóa sản xuất nhanh chóng, thúc đẩy phân công lao động chuyên môn hóa, hợp tác hóa
+ Thúc đẩy nhah quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tạo điều kiện cho nền sản xuất hàng hóa lớn ra đời và phát triển
b) Hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa
- KN: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán
- Thuộc tính của hàng hóa:
+ Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
+ Giá trị hàng hóa là lao động XH của người sản xuất hàng hóa kết tih trong hàng hóa (Thời gian lao động cần thiết sản xuất hàng hóa: 1 người lao độngbình thường, điều kiện lao động bình thường, công cụ lao động bình thường cần bao nhiêu thời gian để sản xuất ra hàng hóa)
+ Giá trị Xh là giá cả thị trường
Giá cả thị trường: trên thị trường có cùng một loại hàng hóa như nhau, số lượng như nhau và chất lượng bằng nhau đều phải bán theo một giá chung
+ Tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho các loại hàng hóa khác
- Chức năng của tiền:
+ Thước đo giá trị
+ Tiền là phương tiện lưu thông
+ Tiền là phương tiện cất giữ
+ Tiền là phương tiện quan hệ quốc tế
+ Tiền là phương tiện thanh toán
- Quy luật quốc tế cơ bản của sx hàng hóa là giá trị. Quy luật giá trị có tác dụng
+ Điều tiết sx và lưu thông hàng hóa
+ kích thích việc cải tiến kỹ thuật, phát triển sx
+ Phân hóa sx kể giàu người nghèo
- Kết luận sự tác động của quy luật giá trị xuất hiện các điềukiện để CNTB ra đời
2. Bản chất của CNTB
a. Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản
* CNTB có đặc điểm dựa trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê và tách rời sở hữu tư liệu sx với người lao động trực tiếp
* Điều kiện ra đời cua CNTB
- Trong XH có 1 lớp người được tự do về thân thể, hoàn toàn có quyền sử dụng sức lao động của mình và không có tư liệu sx
- có tập trung 1 số tiền của đủ lớn vào tay một số người để lập ra các xí nghiệp
* Công thức chung của CNTB: T - H - T`
T: tiền, H: hàng hóa sức lao động, T`: tiền+ m (giá trị thặng dư)
- Giá trị thặng dư vừa được tạo ra trong lưu thông, vừa không được tạo ra trong lưu thông
- hàng hóa sức lao động là 1 loại hàng hóa đặc biệt vì trong quá trìh sử dụng có kỹ năng tạo ra kỹ năng mới lớn hơn giá trị của nó
- các điều kiện để trở thành hàng hóa
+ 1 người có sức lao động được tự do về thân thể có quyền đem bán sức lao động như là 1 hàng hóa
+ họ không có tư liệu sx, muốn sống họ phải bán đi sức lao động cho người khác phải đi làm thuê
Bài 1: Chủ nghĩa duy vật khoa học
I. Vật chất
1. Bản chất của thế giới: chia làm hai quan điểm
a. Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới
- Bản chất của thế giới là ý thức
VD: Cóc kêu trời mưa theo quan điểm duy tâm câu nói đó có ý nghĩa là con cóc là cậu ông trời
- Trong quan hệ giữa bản chất và ý thức thì ý thức là cái có trước, sinh ra và quyết định vật chất
- ý thức là cơ sở nguồn gốc ra đời và tồn tại vận động và phát triển các sự vật hiện tượng trên thế giới
Chủ nghĩa duy tâm chia làm hai loại:
+ Duy tâm chủ quan: cho rằng sự vật là tổng hợp của cảm giác, xóa bỏ cảm giác là xóa bỏ sự vật "Sự vật chỉ là tổng hợp của cảm giác, xóa bỏ cảm giác là xóa bỏ sự vật"
+ Duy tâm khách quan: cho rằng ý thức có trước vật chất. Nó tồn tại độc lập ở ngoài con người và loài người như một cái gì đó huyền bí nó có trước thế giới và sáng tạo ra thế giới.
VD: Lũ lụt: - Ông trời trừng phạt con người (khách quan)
- Sơn tinh - thủy tinh (chủ quan)
Kết luận:
- Tiêu cực: Quan điểm duy tâm đã tuyệt đối hóa vai trò của ý thức phủ nhận hiện thực khách quan. Những người theo chủ nghĩa duy tâm phủ nhận khả năng nhận thức của con người đối với thời gian, làm cho con người trở lên tiêu cực, thụ động và bất lực, trước các sự vật hiện tượng trong thế giới.
-> Phân biệt được duy tâm có 3 mức độ: truyền thống dân tộc -> duy tâm -> mê tín dị đoan => rất dễ nhầm lẫn với nhau.
- Tích cực: Trước một số các sự vật hiện tượng mà khoa học vẫn chưa giải thích được thì chúng ta mượn tạm chủ nghĩa duy tâm để giải thích, tránh cho con người hoang mang lo sợ.
b. Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới
- Những người theo quan điểm này cho rằng bản chất của thế giới (là vật chất ngoài thế giới này ra không còn thế giới nào khác)
- Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ là những dạng khác nhau của vật chất
- Trong mối quan hệ này thì vật chất có trước, vật chất sinh ra và vật chất quyết định ý thức.
Vật chất được chia làm 4 thời kỳ: cổ đại, trung đại, siêu hình (thế kỷ 17-18), chủ nghĩa duy vật biện chứng (Mác - Lê Nin)
Kết luận:
- Quan điểm duy vật khẳng định bản chất của thế giới là vật chất tồn tại khách quan là quan điểm đúng đắn và khoa học nó đem lại cho con người niềm tin vào sức mạnh của mình trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
- Chú ý: Quan điểm nhi nguyên: cho rằng vật chất & ý thức là 2 nguyên thể đầu tiên cùng song song tồn tại không cái nào có trước và có sau:
VD: Lũ lụt: + quan điểm duy tâm: do ông trời trừng phạt con người
+ quan điểm duy vật: do người dân chặt phá cây
2. Phạm trù vật chất
a. Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước Mác
Vật chất các nhà triết học cổ đại: Talet - nước, Amaximen - Không khí, Ngũ hành Trung Quốc - Sắt, gỗ, đất, nước, lửa.
- Thời cận đại -> hôm bách cho rằng "vật chất là tất cả những gì tác động vào các giác quan của chúng ta" -> cái bàn, cái chậu
- Cuối thế kỷ 19-20-> Khoa học phát triển=> các hạt e; p
VD: bóng đèn là vật thể, những thứ bên trong bóng đèn là vật chất
=> tại sao các ông sai:
Các sai lầm chung của các nhà triết học trước Mác đã đồng nhất giữa vật chất và vật thể. Quy vật chất về một dạng vật thể nào đó.
b. Quan niệm về triết học Mác - Lê Nin về vật chất
* Định nghĩa của Lê Nin:
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh & tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
* Nội dung định nghĩa:
- Vật chất hiểu theo góc độ triết học nó không tồn tại cảm tính (nghĩa là có thật) là cái vô cùng, vô tận, vô sinh, vô diệt, vô hạn (vật chất là cái vô hạn)
- "vật chất là thực tại khách quan" đây là cái thuộc tính quan trọng nhất, chung nhất của vật chất, vật chất là cái có thực tồn tại bên ngoài của cảm giác một cách khách quan.
- Được đem lại cho con người cảm giác được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại `con người có thể nhận thức được vật chất nhưng thông qua vật thể mà cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại.
- "Phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác" kết luận cuối cùng của vật chất về vật thể không lệ thuộc vào các giác quan.
* ý nghĩa:
- Nó giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường duy vật biện chứng, khẳng định vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định ý thức, ý thức phản ánh vật chất.
- Vật chất tồn tại khách quan cho nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan tránh áp đặt ý muốn chủ quan duy ý chí
- Định nghĩa của Mác - Lê Nin đã khắc phục được tính chất siêu hình phiến diện của chủ nghĩa duy vật cũ nó mở đường cho khoa học phát triển đem lại cho con người niềm tin trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
3. Vận động:
a. Định nghĩa vận động
Theo quan điểm của Ăng gen "đó là một phương thức tốn tại của vật chất. Là một thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đấn tư duy".
* Nội dung định nghĩa:
- "Vận động là phương thức tồn tại của vật chất". Vật chất chỉ tồn tại khi nó vận động.
VD: Cái bàn vận động vì đứng ra ngoài Trái Đất là nhìn thấy, vì nếu chúng ta đứng ở ngoài Trái đất thì nhìn thấy mọi thứ đều quay.
- "Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất" có nghĩa là không ở đâu, không bao giờ; không khi nào có vật chất mà lại không có vật thể => (Vận động - vật chất là bất diệt).
b. Nguồn gốc của vận động
c. Những hình thức vận động cơ bản của vật chất
Có 5 hình thức vận động:
- Vận động cơ học: Là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
VD: Lượng bay, quạt quay...
- Vận động vật lý: là sự vận động của các phân tử, nguyên tử các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện.
VD: Khi bật đèn sáng thì xung quanh bóng đèn các hạt elactron đang hạt động.
- Vận động hóc học: Là vận động của các quá trình hóa hợp, phân giải các chất.
VD: H + Cl -> HCl
- Vận động sinh học: là sự biến đổi các cơ thể sống.
VD: Con én tằm biến thành con bướm.
- Vận động xã hội: là sự biến đổi của các chế độ xã hội.
VD: Từ Tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa.
d. Vận động và đứng im:
- Vận động là tuyệt đối; lâu dài, đứng im là tương đối.
- Vận động là tuyệt đối: vì đó là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính có hữu của vật chất, nên không ở đâu, không lúc nào, có vật chất mà không có vận động.
- Đứng im là tương đối: Với 1 hình thức vận động, có tính chất cá biệt, nó chỉ xảy ra trong 1 mối quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi mối quan hệ cùng một lúc. Nó chỉ biểu hiện 1 trạng thái vận động: vận động thăng bằng bảo tồn cấu trúc.
4. Không gian và thời gian
5. Tính thống nhất vật chất của thế giới.
* Quan điểm Mac - Lê nin
- Thế giới duy nhất là thế giới vật chất tồn tại khách quan.
- Thế giới vật chất tồn tại vô sinh, vô hạn, vô diệt.
- Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển.
II. ý thức
1. Phạm trù ý thức
a. Những quan điểm khác nhau:
L.phoi ơ cho rằng phản ánh Thế Giới tức là "sự ngắm nhìn Thế giới".
b. Quan điểm triết học Mác - Lênin
ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan được sáng tạo lại theo những mục đích định trước của con người. Hay ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan được di chuyển vào đầu óc con người và cải biến đi.
2. Nguồn gốc của ý thức
* Triết học Mác - Lê nin khẳng định:
ý thức: + Tự nhiên: Thế giới khách quan -> Sự vật hiện tượng có thực trong TG.
óc người: theo sinh học óc người bình thường.
+ Xã hội: Lao động: làm cho các giác quan phát triển làm cho việc nhận thức tốt hơn.
Ngôn ngữ
- Nhờ lao động các giác quan của con người phát triển, cơ cấu thức ăn thay đổi thức ăn bằng thịt ngày càng tăng lên, bộ óc có điều kiện phát triển. ý thức ra đời.
- Ngôn ngữ: Không chỉ có chức năng trao đoiỉ thông tin tình cảm mà còn là công cụ của tư duy diễn đạt sự hiểu biết của con người.
3. Bản chất của ý thức
- ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc của con người trên cơ sở lao động và ngôn ngữ.
- Sự phản ánh đó có đặc trưng:
+ Phản ánh có quy trình theo trình tự.
+ Phản ánh mang tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
III. Quan hệ giữa vật chất và ý thức
1. Những quan điểm khác nhau
2. Quan điểm triết học Mác - Lênin
a. Vật chất quyết định ý thức:
- Vật chất là tiền đề, cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển ý thức.
- Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó.
- Vật chất quyết định ý thức là quyết định nội dung, khuynh hướng vận động và phát triển của ý thức.
- Điều kiện vật chất, cơ sở vật chất là nơi hình thành các công cụ phương tiện. "Nối dài" giác quan của con người để giúp con người nhận thức Thế giới tốt hơn.
b. ý thức tác động trở lại vật chất
- ý thức giúp con người hiểu được bản chất quy luật vận động phát triển của quy luật hình thành phương hướng mục tiêu là phương pháp thể hiện mục tiêu đó.
- Nhờ có ý thức con người nhận thức được cái gì đúng sai mà con người nên tránh trong hoạt động thực tiễn.
2. ý nghĩa phương pháp luận
a. Từ nguyên lý vật chất quyết định ý thức tất yếu đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và thực tiễn chúng ta phải luôn luôn ton trọng hiện thực khách quan, quy luật khách quan.
b. ý thức trở lại vật chất: Nhận thức được vai trò đổi mới Đảng ta đã tiến hành cách mạng nhằm xây dựng xã hội chủ nghĩa nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và con người mới xã hội chủ nghĩa.
BàI 2: Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
I. Hai nguyên lý tổng quát
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
* Khái niệm: Mối liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật hiện tượng trong Thế giới bao gồm tự nhiên, xã hội, tư duy dù phong phú đa dạng phức tạp nhưng đều nằm trong mối liên hệ trong các sự vật hiện tượng khác đều chịu sự tác động, quy định bởi các sự vật hiện tượng khác.
* Tính chất (thuộc tính):
- Tính khách quan: mối liên hệ là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng (không phụ thuộc vào vốn).
- Tính phổ biến:
+ Không phải có các sự vật hiện tượng liên hệ với nhau mà các yếu tố sự vật hiện tượng cũng liên hệ với nhau.
+ Không thể tìm được ở đâu khi nào có sự vật hiện tượng tồn tại một cách cô lập và tách rời.
- Tính đa dạng muôn hình muôn vẻ: 1 sự vật không chỉ có một mối liên hệ mà có rất nhiều mối liên hệ vai trò cung cấp mối liên hệ trong mọi sự vật, hiện tượng khác nhau (có mối liên hệ bên trong - bên ngoài, trực tiếp - gián tiếp, cơ bản - không cơ bản).
* ý nghĩa:
Rút ra quan điểm toàn diện và cần phải chống quan điểm phiến diện.
+ Quan điểm toàn diện: nguyên tắc này đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem xét các mặt, các mối liên hệ của nó nhưng cũng phải biết được đâu là mối quan hệ cơ bản, chủ yếu, có như vậy mới nắm bắt được bản chất sự vật, hiện tượng đấy.
VD: Trời mưa: giông tố, mối bay, sẫm chớp, gió to, cóc kêu, mây đen, chuồn chuồn,... (đây là những điều cơ bản).
+ Quan điểm chiết trung: San bằng các mối quan hệ xem chúng có vị trí ý nghĩa như nhau.
+ Quan điểm phiến diện: xem xét qua loa một vài mối liên hệ đã vội đánh giá sự vật một cách chủ quan.
2. Nguyên lý sự phát triển
* Khái niệm: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
VD: CNXH thay thế tư bản.
* Tính chất:
- Tính khái quát: phát triển là cái vốn có của mọi sự vật hiện tượng.
- Tính phổ biến: Phát triển là khuynh hướng chung của Thế Giới.
- Tính phức tạp:
+ Phát triển không đơn giản về sự tăng giảm đơn thuần về lượng mà nó bao trùm cả sự nhảy vọt về chất.
+ Phát triển không loại trừ sự lặp lại thậm trí là thất bại tạm thời.
* ý nghĩa:
- Quan điểm phát triển là khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải theo khuynh hướng đi lên. Đồng thời khắc phục bệnh thành kiến, định kiến khi xem xét đánh giá con người và sự vật trong Thế giới.
II. Thế giới vận động phát triển thao quy luật
1. Phạm trù quy luật
Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong, phổ biến và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng cùn loại.
2. Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội
* Giống nhau:
- Đều là quy luật khách quan, vốn có của Thế giới vật chất.
- Không do ai sinh ra và cũng không bị ai tiêu diệu.
- Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng nó trong đời sống thực tiễn.
* Khác nhau:
+ Quy luật tự nhiên: Diễn ra một cách tự động - tự phát, thông qua sự tác động của các lức lượng tự nhiên, không cần có sự tham gia của con người
+ Quy luật xã hội
- Sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội: quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Được hình thành và tác động thông qua hoạt động có ý thức của con người.
- Quy luật xã hội và hoạt động của con có ý thức không tách rời nhau.
3. Tính khách quan của quy luật và vai trò của con người
- Quy luật có tính khách quan vốn có vì đó là những mối liên hệ bản chất bên trong cung cấp các sự vật hiện tượng trong thế giới.
- Quy luật không do ai sinh ra và không ai xóa bỏ quy luật theo ý muốn chủ quan của mình.
- Con người có thể phát hiện ra quy luật nhận thức nó và vận dụng nó để phục vụ cho con người.
III. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Quy luật mâu thuẫn (Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập)
a. Mâu thuẫn biện chứng
- Mâu thuẫn là hai mặt trái ngược đối lập với nhau.
VD: Giỏi - dốt, Nắng - mưa.
* Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
+ Mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng, xu hướng, phát triển trái ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật hiện tượng.
VD: e+ >< e -;
Đồng hóa >< Dị hóa
Dòng điện
đều nằm trong cơ thể
+ Thống nhất là: - Không có mặt này => không có mặt kia
- Thiếu một trong hai mặt thì sự vật, hiện tượng đó không tồn tại
+ Đấu tranh là: - 2 mặt này luôn luôn đối lập và trái ngược nhau
- 2 mặt này luôn luôn tìm cách bài trừ.
b. Nội dung của quy luật
- Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập.
- Cách mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
- Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc và đặc điểm của phát triển.
Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho các thể thống nhất cũng bị phá vỡ, thể thống nhất mới được xác lập, sự vật phát triển.
- Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất chỉ là tương đối.
c. Các loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+ Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa những mặt, những bộ phận bên trong sự vật.
+ Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật kia.
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
+ Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình sự vật tồn tại. Nó quyết định bản chất và quá trình phát triển của sự vật.
+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn không giữ vị trí vai trò quyết định bản chất sự vật và nó phụ thuộc vào mâu thuẫn cơ bản.
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
+ Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong thời kỳ giai đoạn của quá trình phát triển sự vật.
+ Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không giữ vai trò quyết định tính chất, đặc điểm cảu sự vật trong thời kỳ, giai đoạn nhất định.
- Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng.
+ Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội (những giai cấp) có lợi ích đối lập nhau, không thể điều hòa.
+ Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn trong nội bộ nội dung.
c. Vị trí, ý nghĩa, phương pháp của quy luật
* Vị trí là hạt nhân của phép biện chứng duy vật
Vì: - Nó trả lời một câu hỏi lớn của lịch sử triết học là do đâu mà các sự vật hiện tượng trong Thế giới lại vận động và phát triển không ngừng.
- Lý luận về quy luật mâu thuẫn là cơ sở để luận chứng cho các quy luật khác của phép biện chứng duy vật.
* ý nghĩa phương pháp luận là cơ sở lý luận để xây dựng phương pháp tư duy mâu thuẫn, phương pháp đó chỉ ra khi xem xét các sự vật hiện tượng trong thế giới phải luôn đặt nó trong những tình huống đối lập của nhau.
VD: Xem xét con người phải xem xét ưu điểm và nhược điểm của người ấy.
2. Quy luật lượng - chất (Quy luật từ những thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại).
a. Những nội dung cơ bản của quy luật:
- Mỗi sự vật hiện tượng đều là thể thống nhất của 2 mặt đối lập chất và lượng
- Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của nó. Nói lên nó là cái gì. Để phân biệt nó với cái khác.
- Lượng của sự vật là khái niệm biểu thị những con số của các yếu tố, các thuộc tính cấu thành nó về độ lớn: to - nhỏ, quy mô: lớn - bé, tốc độ: nhanh - chậm, màu sắc: đậm - nhạt.
VD: Cái chai bằng nhựa/ màu trắng.
Sự vật chất lượng
Cái trống bằng da/ màu nâu hình tròn
Sự vật chấtlượng
* Chú ý:
- Một sự vật có thể có nhiều lượng và nhiều chất.
- Sự phân biệt giữa lượng và chất có tính tương đối.
- Lượng có thể đo bằng con số chính xác nhưng cũng có khi bằng khả năng trìu tượng hóa.
* Mối quan hệ giữa lượng và chất trong sự vật:
Lượng thường xuyên biến đổi còn chất tương đối ổn định.
- Lượng đổi dẫn đến chất đổi:
VD: Cái bảng bằng gỗ/ màu đen dài 3,5m rộng 2 m.
1. Cái bảng bằng gỗ/ màu xanh dài 3m rộng 1,8 m (độ lớn)
2. Cái bảng bằng fook/ màu xanh sáng dài 2m rộng 0,8 m (điểm nút)
3. Thước bằng nhựa/ màu trắng dài 20 cm rộng 1,8 cm (bước nhảy)
+ "Độ" là giới hạn mà ở đó đã có sự biến đổi về lượng nhưng chưa có sự biến đổi về chất, sự vật vẫn còn là nó.
+ "Điểm nút" là tột đỉnh của giới hạn tại đó diễn ra sự nhảy vọt, điểm nút là sự thay đổi về lượng dẫn đến chất bắt đầu thay đổi và sự vật bắt đầu thay đổi.
+ "Nhảy vọt" là bước ngoặt của sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật hoàn toàn thay đổi.
- Chất đổi dẫn đến lượng đổi
VD: từ nước lỏng cho vào tủ lạnh -> đá, cân nặng thay đổi.
- Sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi dần dần của lượng gây ra thì chất mới lại quy định sự biến đổi về lượng. Sự quy định đó thể hiện ở chỗ làm cho quy mô, tốc độ, nhịp điệu, giới hạn tăng về số lượng thay đổi.
=> Quy luật biện chứng thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Chất tương đối ổn đinh còn lượng thường xuyên biến đổi. Lượng đổi dẫn đến chất cũ phá vỡ và chất mới qua đời => chất mới ra đời phù hợp với 1 lượng mới => lượng mới tiếp tục biến đổi => chất lại bị phá vỡ...
Nói lên cách thức của sự phát triển và quá trình vận động đi lên của sự vật.
b. Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
- Vị trí: Vạch ra cách thức vận động, phát triển của sự vật, nghĩa là sự vật vận động phát triển bao giờ cũng diễn ra theo cách thức từ những thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
- ý nghĩa phương pháp luận: Tả khuynh
Hữu khuynh
+ Tả khuynh là tư tưởng nôn nóng, vội vàng thường không chú ý đến quá trình tích lũy về lượng.
+ Hữu khuynh là tư tưởng ngại khó, sợ sệt, không dám thực hiện nhữn bước nhảy, kể cả khi có đủ điều kiện họ cho rằng phát triển chỉ là những biến đổi đơn thuần về lượng trong hoạt động thực tiễn những người hữu khuynh thường bảo thủ, trí tuệ đi đến cải lương, dung hòa, thỏa hiệp.
3. Quy luật phủ định
a. Phủ định biện chứng
* Khái niệm:
Phủ định là một sự vật hiện tượng nào đó xuất hiện rồi mất đi, được thay thế bằng 1 sự vật, hiện tượng khác.
- Phủ định siêu hình là phủ định làm cho sự vật vận động tụt lùi, đi xuống, tan rã (nghĩa là không tạo điều kiện cho sự phát triển).
- Phủ định biện chứng là phủ định gắn liền với sự vận động đi lên, vận động phát triển (nó tạo điều kiện cho sự phát triển).
* Đặc trưng:
- Là sự tự phủ định (vì nó là khách quan vốn có của sự vật hiện tượng).
- Là sự có tính kế thừa (cái mới ra đời từ trên cơ sở cái cũ và phát huy tính tích cực của cái cũ).
VD: Tư tưởng "con vua rồi lại làm vua".
- Phủ định biện chứng là phủ định vô tận (cái mới phủ định cái cũ).
- Phủ định biện chứng là sự gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
b. Nội dung quy luật:
* Tính chu kỳ của sự phát triển:
- Sự vật nào vận động và phát triển đều có tính chu kỳ.
VD: PĐ1 PĐ2 PĐ3
1 hạt đỗ -> 1 cây đỗ -> quả đỗ -> nhiều hạt đỗ -> nhiều cây đỗ
- Chu kỳ của sự phát triển là từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần phủ định, sự vật dường như quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn.
* Chú ý: Số lần phủ định đối với mỗi chu kỳ của từng sự vật cụ thể, có thể khác nhau. Có sự vật, chu kỳ vận động phát triển, có chu kỳ vận động chỉ có 2 lần phủ định, có chu kỳ thì có 3 lần, 5 lần...
VD: Hạt thóc, hạt đỗ, quả trứng.
- Khuynh hướng của sự phát triển: Vận độn đi lên là xu hướng chung của Thế giới nhưng không diễn ra theo đường thẳng mà diễn ra theo đường "xoáy ốc" quanh co phức tạp.
c. Vị trí và ý nghĩa của quy luật
- Vị trí: Vạch ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật. Sự vật vận động, phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà diễn ra theo đường "xoáy ốc" quanh co, phức tạp.
- ý nghĩa phương pháp luận:
+ Khi xem xét sự vận động, phát triển của sự vật phải xem xét nó trong quan hệ đối lập cái mới ra đời cho cái cũ, cái tiến bộ ra đời từ cái lạc hậu, cái phủ định ra đời cho cái khẳng định. Có vậy mới thấy được những nhân tố tích cực ở cái cũ mà cái mới cần phải kế thừa trong sự đi lên.
+ Sự phát triển diễn ra theo đường "xoáy ốc" vậy phải kiên trì, chờ đợi, không được nôn nóng, vội vàng.
BàI 3: Nhận thức luận khoa học và hoạt động thực tiễn của con người
I. Bản chất của nhận thức
1. Những quan điểm khác nhau
Thuyết hoài nghi và thuyết bất khả trì (đại biểu là Can - tơ và Hi - um) thường hoài nghi và phủ nhận khả năng nhận thức đúng đắn của con người về Thế giới. Cho rằng con người chỉ nhận thức được những hiện tượng bề ngoài của Thế giới, không có khả năng tự nhận thức được bản chất của nó Thế giới "vật tự nó" - không thể biết.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan (đại biểu là Hê - ghen) thừa nhận nhận thức là quá trình biện chứng, nhưng đó là quá trình "tự nhận thức" của "ý niệm tuyệt đối" Hê - ghen cho rằng thế giới vật chất và cả con người đều là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối.
- Chủ nghĩa duy vật trước Mác (đại biểu là L.phoi ơ Bắc) thừa nhận Thế giới tồn tại khách quan và khả năng nhận thức ở con người chỉ là "sự ngắm nhìn Thế giới".
=> Kết luận: tất cả những quan điểm trên đây đều là những quan điểm sai lầm không đúng không khoa học về bản chất của nhận thức.
2. Quan điểm triết học Mác_ Lênin
a. Khái niệm:
Bản chất của nhận thức là sự phản ánh Thế giới khách quan vào trong đầu óc con người. Nhưng đó không phải là sự phản ánh chủ động tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể.
* Bản chất nhận thức:
Nhận thức: Chủ thể => con người: Tự nhiên
Xã hội
Khách thể => Hiện thực khách quan: Thế giới vật chất
Thế giới tinh thần
=> nhưng vẫn phải nằm trong phạm vi của con người
- Nhận thức là sự phản ánh của chủ thể với khách thể.
- Trong thế giới khách quan chỉ có cái con người chưa biết chữ không có cái gì mà con người không biết.
- Nhận thức là qua trình biến chứng từ biết ít đến biết nhiều, từ nông, sâu, từ hiện tượng đến bản chất.
- Nhận thức không những phản ánh tồn tại mà còn phản ánh cái tương lai.
- Nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà còn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Triệu Ngọc Hương
Dung lượng: 498,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)