Chinh tri

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Nhựt Quang | Ngày 26/04/2019 | 161

Chia sẻ tài liệu: chinh tri thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN MÔN CHÍNH TRỊ

BÀI 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC.

I/ Mục đích yêu cầu:
Xây dựng thế giới quan duy vật, khoa học.
Khắc phục những sai lầm của CNDT.
II/ Thời gian lên lớp :
4 tiết.
III/ Tài liệu tham khảo:
- Tác phẩm kinh điển “ CNDV và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” ( Lê Nin toàn tập , tập 18 , nhà xuất bản tiến bộ M. 1980 )
- Giáo trình triết học Mác- Lênin. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1999.
- Sách Chính trị dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp. Nhà xuất bản CTQG Hà Nội 2000.


NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I/ BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI
Thế giới quanh ta muôn hình muôn vẻ vô cùng vô tận rất đa dạng và phong phú, song dù thế nào đi chăng nữa cũng chỉ thuộc về 1 trong 2 lĩnh vực hoặc là vật chất hoặc là ý thức và không có bất kỳ SVHT nào nằm ngoài 2 lĩnh vực này.
Vậy bản chất của thế giới là gì? Là vật chất hay ý thức? Trả lời vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng khái quát lại có 2 quan điểm trái ngược nhau: DV và DT.

1/ Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới.
Bản chất thế giới là ý thức. Ý thức có trước vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
CNDTKQ: Ý thức tinh thần nói chung như “ý niệm”, “ ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần thế giới” là cái có trước tồn tại khách quan bên ngoài con người, từ đó sinh ra thế giới.
Đại biểu tiêu biểu: Platôn, Hêghen.
CNDTCQ: Ý thức cảm giác con người là cơ sở quyết định sự tồn tại của các SVHT trong thế giới.
“ Sự vật chỉ là sự tổng hợp của cảm giác”
“ Xoá bỏ cảm giác là xóa bỏ sự vật”
Đại biểu tiêu biểu: Béccơli, Hium.

2/ Quan điểm duy vật về bản chất thế giới
Bản chất thế giới là vật chất, ngoài thế giới vật chất ra không có thế giới nào khác.
Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức còn ý thức chỉ là sự phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc con người mà thôi.
Trong sự phát triển tư tưởng triết học CNDV được biểu hiện dưới những hình thức sau:
CNDV cổ đại.
CNDV siêu hình thế kỷ 17-18.
CNDVBC của Mác- Aêngghen.
Quan điểm nhị nguyên: Vật chất và ý thức là 2 nguyên thể đầu tiên cùng song song tồn tại, không cái nào có trước, không cái nào có sau, không cái nào quyết định cái nào.

II/ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT

1/ Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước Mác.
Thời cổ đại, các nhà triết học đều có xu hướng đi tìm khởi nguyên của vũ trụ, từ một dạng vật thể nào đấy. Họ xem đó là vật nguyên thuỷ có từ trước, sinh ra mọi vật, gọi đó là vật chất.
Ví dụ: Talét coi vật chất là nước.
Anaximen coi vật chất là không khí.
Hêraclít coi vật chất là lửa.
Đêmôcrít coi vật chất là nguyên tử.
Tích cực: Xuất phát từ chính thế giới để giải thích nó.
Hạn chế: Thiếu tính khái quát và không đúng với thực tế.
Thời cận đại: (Thế kỷ 17-18)
+ Xem thuộc tính khối lượng của vật thể là đặc trưng cơ bản và bất biến của vật chất. Từ đấy thống nhất khối lượng với vật chất.
+ Sự vận động của vật chất là vận động cơ học.
Tích cực: Bảo vệ và phát triển CNDV, đấu tranh quyết liệt chống CNDT, nhà thờ, tôn giáo, thiên chúa.
Hạn chế: Mang tính chất siêu hình máy móc.
Các quan điểmnày thống trị dai dẳng trong khoa học cho đến thế kỷ 19 và ngày càng bộc lộ những nhược điểm của nó. Đặc biệt đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đứng trước những phát minh mới ra đời của KHKT như thuyết tế bào , thuyết tiến hoá, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng… thì các quan điểm trên không đứng vững được nữa. Đòi hỏi phải co ùquan điểm mới giải thích 1 cách khoa học về thế giới và năm 1908 Lênin đã đưa ra định nghĩa vật chất và đã trở thành định nghĩa kinh điển của CNMLN.

2/ Quan niệm triết học Macxít về vật chất
Định nghĩa vật chất của Lênin.
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Nhựt Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)