CHINH TRI

Chia sẻ bởi Triệu Ngọc Hương | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: CHINH TRI thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Bài 1: Chủ nghĩa duy vật khoa học
I. Vật chất
1. Bản chất của thế giới: chia làm hai quan điểm
a. Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới
- Bản chất của thế giới là ý thức
VD: Cóc kêu trời mưa theo quan điểm duy tâm câu nói đó có ý nghĩa là con cóc là cậu ông trời
- Trong quan hệ giữa bản chất và ý thức thì ý thức là cái có trước, sinh ra và quyết định vật chất
- ý thức là cơ sở nguồn gốc ra đời và tồn tại vận động và phát triển các sự vật hiện tượng trên thế giới
Chủ nghĩa duy tâm chia làm hai loại:
+ Duy tâm chủ quan: cho rằng sự vật là tổng hợp của cảm giác, xóa bỏ cảm giác là xóa bỏ sự vật "Sự vật chỉ là tổng hợp của cảm giác, xóa bỏ cảm giác là xóa bỏ sự vật"
+ Duy tâm khách quan: cho rằng ý thức có trước vật chất. Nó tồn tại độc lập ở ngoài con người và loài người như một cái gì đó huyền bí nó có trước thế giới và sáng tạo ra thế giới.
VD: Lũ lụt: - Ông trời trừng phạt con người (khách quan)
- Sơn tinh - thủy tinh (chủ quan)
Kết luận:
- Tiêu cực: Quan điểm duy tâm đã tuyệt đối hóa vai trò của ý thức phủ nhận hiện thực khách quan. Những người theo chủ nghĩa duy tâm phủ nhận khả năng nhận thức của con người đối với thời gian, làm cho con người trở lên tiêu cực, thụ động và bất lực, trước các sự vật hiện tượng trong thế giới.
-> Phân biệt được duy tâm có 3 mức độ: truyền thống dân tộc -> duy tâm -> mê tín dị đoan => rất dễ nhầm lẫn với nhau.
- Tích cực: Trước một số các sự vật hiện tượng mà khoa học vẫn chưa giải thích được thì chúng ta mượn tạm chủ nghĩa duy tâm để giải thích, tránh cho con người hoang mang lo sợ.
b. Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới
- Những người theo quan điểm này cho rằng bản chất của thế giới (là vật chất ngoài thế giới này ra không còn thế giới nào khác)
- Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ là những dạng khác nhau của vật chất
- Trong mối quan hệ này thì vật chất có trước, vật chất sinh ra và vật chất quyết định ý thức.
Vật chất được chia làm 4 thời kỳ: cổ đại, trung đại, siêu hình (thế kỷ 17-18), chủ nghĩa duy vật biện chứng (Mác - Lê Nin)
Kết luận:
- Quan điểm duy vật khẳng định bản chất của thế giới là vật chất tồn tại khách quan là quan điểm đúng đắn và khoa học nó đem lại cho con người niềm tin vào sức mạnh của mình trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
- Chú ý: Quan điểm nhi nguyên: cho rằng vật chất & ý thức là 2 nguyên thể đầu tiên cùng song song tồn tại không cái nào có trước và có sau:
VD: Lũ lụt: + quan điểm duy tâm: do ông trời trừng phạt con người
+ quan điểm duy vật: do người dân chặt phá cây
2. Phạm trù vật chất
a. Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước Mác
Vật chất các nhà triết học cổ đại: Talet - nước, Amaximen - Không khí, Ngũ hành Trung Quốc - Sắt, gỗ, đất, nước, lửa.
- Thời cận đại -> hôm bách cho rằng "vật chất là tất cả những gì tác động vào các giác quan của chúng ta" -> cái bàn, cái chậu
- Cuối thế kỷ 19-20-> Khoa học phát triển=> các hạt e; p
VD: bóng đèn là vật thể, những thứ bên trong bóng đèn là vật chất
=> tại sao các ông sai:
Các sai lầm chung của các nhà triết học trước Mác đã đồng nhất giữa vật chất và vật thể. Quy vật chất về một dạng vật thể nào đó.
b. Quan niệm về triết học Mác - Lê Nin về vật chất
* Định nghĩa của Lê Nin:
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh & tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
* Nội dung định nghĩa:
- Vật chất hiểu theo góc độ triết học nó không tồn tại cảm tính (nghĩa là có thật) là cái vô cùng, vô tận, vô sinh, vô diệt, vô hạn (vật chất là cái vô hạn)
- "vật chất là thực tại khách quan" đây là cái thuộc tính quan trọng nhất, chung nhất của vật chất, vật chất là cái có thực tồn tại bên ngoài của cảm giác một cách khách quan.
- Được đem lại cho con người cảm giác được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại `con người có thể nhận thức được vật chất nhưng thông qua vật thể mà cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại.
- "Phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác" kết luận cuối cùng của vật chất về vật thể không lệ thuộc vào các giác quan.
* ý nghĩa:
- Nó giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường duy vật biện chứng, khẳng định vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định ý thức, ý thức phản ánh vật chất.
- Vật chất tồn tại khách quan cho nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan tránh áp đặt ý muốn chủ quan duy ý chí
- Định nghĩa của Mác - Lê Nin đã khắc phục được tính chất siêu hình phiến diện của chủ nghĩa duy vật cũ nó mở đường cho khoa học phát triển đem lại cho con người niềm tin trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
3. Vận động:
a. Định nghĩa vận động
Theo quan điểm của Ăng gen "đó là một phương thức tốn tại của vật chất. Là một thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đấn tư duy".
* Nội dung định nghĩa:
- "Vận động là phương thức tồn tại của vật chất". Vật chất chỉ tồn tại khi nó vận động.
VD: Cái bàn vận động vì đứng ra ngoài Trái Đất là nhìn thấy, vì nếu chúng ta đứng ở ngoài Trái đất thì nhìn thấy mọi thứ đều quay.
- "Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất" có nghĩa là không ở đâu, không bao giờ; không khi nào có vật chất mà lại không có vật thể => (Vận động - vật chất là bất diệt).
b. Nguồn gốc của vận động
c. Những hình thức vận động cơ bản của vật chất
Có 5 hình thức vận động:
- Vận động cơ học: Là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
VD: Lượng bay, quạt quay...
- Vận động vật lý: là sự vận động của các phân tử, nguyên tử các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện.
VD: Khi bật đèn sáng thì xung quanh bóng đèn các hạt elactron đang hạt động.
- Vận động hóc học: Là vận động của các quá trình hóa hợp, phân giải các chất.
VD: H + Cl -> HCl
- Vận động sinh học: là sự biến đổi các cơ thể sống.
VD: Con én tằm biến thành con bướm.
- Vận động xã hội: là sự biến đổi của các chế độ xã hội.
VD: Từ Tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa.
d. Vận động và đứng im:
- Vận động là tuyệt đối; lâu dài, đứng im là tương đối.
- Vận động là tuyệt đối: vì đó là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính có hữu của vật chất, nên không ở đâu, không lúc nào, có vật chất mà không có vận động.
- Đứng im là tương đối: Với 1 hình thức vận động, có tính chất cá biệt, nó chỉ xảy ra trong 1 mối quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi mối quan hệ cùng một lúc. Nó chỉ biểu hiện 1 trạng thái vận động: vận động thăng bằng bảo tồn cấu trúc.
4. Không gian và thời gian
5. Tính thống nhất vật chất của thế giới.
* Quan điểm Mac - Lê nin
- Thế giới duy nhất là thế giới vật chất tồn tại khách quan.
- Thế giới vật chất tồn tại vô sinh, vô hạn, vô diệt.
- Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển.
II. ý thức
1. Phạm trù ý thức
a. Những quan điểm khác nhau:
L.phoi ơ cho rằng phản ánh Thế Giới tức là "sự ngắm nhìn Thế giới".
b. Quan điểm triết học Mác - Lênin
ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan được sáng tạo lại theo những mục đích định trước của con người. Hay ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan được di chuyển vào đầu óc con người và cải biến đi.
2. Nguồn gốc của ý thức
* Triết học Mác - Lê nin khẳng định:
ý thức: + Tự nhiên: Thế giới khách quan -> Sự vật hiện tượng có thực trong TG.
óc người: theo sinh học óc người bình thường.
+ Xã hội: Lao động: làm cho các giác quan phát triển làm cho việc nhận thức tốt hơn.
Ngôn ngữ
- Nhờ lao động các giác quan của con người phát triển, cơ cấu thức ăn thay đổi thức ăn bằng thịt ngày càng tăng lên, bộ óc có điều kiện phát triển. ý thức ra đời.
- Ngôn ngữ: Không chỉ có chức năng trao đoiỉ thông tin tình cảm mà còn là công cụ của tư duy diễn đạt sự hiểu biết của con người.
3. Bản chất của ý thức
- ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc của con người trên cơ sở lao động và ngôn ngữ.
- Sự phản ánh đó có đặc trưng:
+ Phản ánh có quy trình theo trình tự.
+ Phản ánh mang tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
III. Quan hệ giữa vật chất và ý thức
1. Những quan điểm khác nhau
2. Quan điểm triết học Mác - Lênin
a. Vật chất quyết định ý thức:
- Vật chất là tiền đề, cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển ý thức.
- Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó.
- Vật chất quyết định ý thức là quyết định nội dung, khuynh hướng vận động và phát triển của ý thức.
- Điều kiện vật chất, cơ sở vật chất là nơi hình thành các công cụ phương tiện. "Nối dài" giác quan của con người để giúp con người nhận thức Thế giới tốt hơn.
b. ý thức tác động trở lại vật chất
- ý thức giúp con người hiểu được bản chất quy luật vận động phát triển của quy luật hình thành phương hướng mục tiêu là phương pháp thể hiện mục tiêu đó.
- Nhờ có ý thức con người nhận thức được cái gì đúng sai mà con người nên tránh trong hoạt động thực tiễn.
2. ý nghĩa phương pháp luận
a. Từ nguyên lý vật chất quyết định ý thức tất yếu đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và thực tiễn chúng ta phải luôn luôn ton trọng hiện thực khách quan, quy luật khách quan.
b. ý thức trở lại vật chất: Nhận thức được vai trò đổi mới Đảng ta đã tiến hành cách mạng nhằm xây dựng xã hội chủ nghĩa nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và con người mới xã hội chủ nghĩa.
BàI 2: Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
I. Hai nguyên lý tổng quát
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
* Khái niệm: Mối liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật hiện tượng trong Thế giới bao gồm tự nhiên, xã hội, tư duy dù phong phú đa dạng phức tạp nhưng đều nằm trong mối liên hệ trong các sự vật hiện tượng khác đều chịu sự tác động, quy định bởi các sự vật hiện tượng khác.
* Tính chất (thuộc tính):
- Tính khách quan: mối liên hệ là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng (không phụ thuộc vào vốn).
- Tính phổ biến:
+ Không phải có các sự vật hiện tượng liên hệ với nhau mà các yếu tố sự vật hiện tượng cũng liên hệ với nhau.
+ Không thể tìm được ở đâu khi nào có sự vật hiện tượng tồn tại một cách cô lập và tách rời.
- Tính đa dạng muôn hình muôn vẻ: 1 sự vật không chỉ có một mối liên hệ mà có rất nhiều mối liên hệ vai trò cung cấp mối liên hệ trong mọi sự vật, hiện tượng khác nhau (có mối liên hệ bên trong - bên ngoài, trực tiếp - gián tiếp, cơ bản - không cơ bản).
* ý nghĩa:
Rút ra quan điểm toàn diện và cần phải chống quan điểm phiến diện.
+ Quan điểm toàn diện: nguyên tắc này đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem xét các mặt, các mối liên hệ của nó nhưng cũng phải biết được đâu là mối quan hệ cơ bản, chủ yếu, có như vậy mới nắm bắt được bản chất sự vật, hiện tượng đấy.
VD: Trời mưa: giông tố, mối bay, sẫm chớp, gió to, cóc kêu, mây đen, chuồn chuồn,... (đây là những điều cơ bản).
+ Quan điểm chiết trung: San bằng các mối quan hệ xem chúng có vị trí ý nghĩa như nhau.
+ Quan điểm phiến diện: xem xét qua loa một vài mối liên hệ đã vội đánh giá sự vật một cách chủ quan.
2. Nguyên lý sự phát triển
* Khái niệm: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
VD: CNXH thay thế tư bản.
* Tính chất:
- Tính khái quát: phát triển là cái vốn có của mọi sự vật hiện tượng.
- Tính phổ biến: Phát triển là khuynh hướng chung của Thế Giới.
- Tính phức tạp:
+ Phát triển không đơn giản về sự tăng giảm đơn thuần về lượng mà nó bao trùm cả sự nhảy vọt về chất.
+ Phát triển không loại trừ sự lặp lại thậm trí là thất bại tạm thời.
* ý nghĩa:
- Quan điểm phát triển là khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải theo khuynh hướng đi lên. Đồng thời khắc phục bệnh thành kiến, định kiến khi xem xét đánh giá con người và sự vật trong Thế giới.
II. Thế giới vận động phát triển thao quy luật
1. Phạm trù quy luật
Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong, phổ biến và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng cùn loại.
2. Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội
* Giống nhau:
- Đều là quy luật khách quan, vốn có của Thế giới vật chất.
- Không do ai sinh ra và cũng không bị ai tiêu diệu.
- Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng nó trong đời sống thực tiễn.
* Khác nhau:
+ Quy luật tự nhiên: Diễn ra một cách tự động - tự phát, thông qua sự tác động của các lức lượng tự nhiên, không cần có sự tham gia của con người
+ Quy luật xã hội
- Sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội: quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Được hình thành và tác động thông qua hoạt động có ý thức của con người.
- Quy luật xã hội và hoạt động của con có ý thức không tách rời nhau.
3. Tính khách quan của quy luật và vai trò của con người
- Quy luật có tính khách quan vốn có vì đó là những mối liên hệ bản chất bên trong cung cấp các sự vật hiện tượng trong thế giới.
- Quy luật không do ai sinh ra và không ai xóa bỏ quy luật theo ý muốn chủ quan của mình.
- Con người có thể phát hiện ra quy luật nhận thức nó và vận dụng nó để phục vụ cho con người.
III. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Quy luật mâu thuẫn (Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập)
a. Mâu thuẫn biện chứng
- Mâu thuẫn là hai mặt trái ngược đối lập với nhau.
VD: Giỏi - dốt, Nắng - mưa.
* Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
+ Mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng, xu hướng, phát triển trái ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật hiện tượng.
VD: e+ >< e -;
Đồng hóa >< Dị hóa
Dòng điện
đều nằm trong cơ thể
+ Thống nhất là: - Không có mặt này => không có mặt kia
- Thiếu một trong hai mặt thì sự vật, hiện tượng đó không tồn tại
+ Đấu tranh là: - 2 mặt này luôn luôn đối lập và trái ngược nhau
- 2 mặt này luôn luôn tìm cách bài trừ.
b. Nội dung của quy luật
- Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập.
- Cách mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
- Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc và đặc điểm của phát triển.
Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho các thể thống nhất cũng bị phá vỡ, thể thống nhất mới được xác lập, sự vật phát triển.
- Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất chỉ là tương đối.
c. Các loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+ Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa những mặt, những bộ phận bên trong sự vật.
+ Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật kia.
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
+ Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình sự vật tồn tại. Nó quyết định bản chất và quá trình phát triển của sự vật.
+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn không giữ vị trí vai trò quyết định bản chất sự vật và nó phụ thuộc vào mâu thuẫn cơ bản.
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
+ Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong thời kỳ giai đoạn của quá trình phát triển sự vật.
+ Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không giữ vai trò quyết định tính chất, đặc điểm cảu sự vật trong thời kỳ, giai đoạn nhất định.
- Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng.
+ Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội (những giai cấp) có lợi ích đối lập nhau, không thể điều hòa.
+ Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn trong nội bộ nội dung.
c. Vị trí, ý nghĩa, phương pháp của quy luật
* Vị trí là hạt nhân của phép biện chứng duy vật
Vì: - Nó trả lời một câu hỏi lớn của lịch sử triết học là do đâu mà các sự vật hiện tượng trong Thế giới lại vận động và phát triển không ngừng.
- Lý luận về quy luật mâu thuẫn là cơ sở để luận chứng cho các quy luật khác của phép biện chứng duy vật.
* ý nghĩa phương pháp luận là cơ sở lý luận để xây dựng phương pháp tư duy mâu thuẫn, phương pháp đó chỉ ra khi xem xét các sự vật hiện tượng trong thế giới phải luôn đặt nó trong những tình huống đối lập của nhau.
VD: Xem xét con người phải xem xét ưu điểm và nhược điểm của người ấy.
2. Quy luật lượng - chất (Quy luật từ những thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại).
a. Những nội dung cơ bản của quy luật:
- Mỗi sự vật hiện tượng đều là thể thống nhất của 2 mặt đối lập chất và lượng
- Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của nó. Nói lên nó là cái gì. Để phân biệt nó với cái khác.
- Lượng của sự vật là khái niệm biểu thị những con số của các yếu tố, các thuộc tính cấu thành nó về độ lớn: to - nhỏ, quy mô: lớn - bé, tốc độ: nhanh - chậm, màu sắc: đậm - nhạt.
VD: Cái chai bằng nhựa/ màu trắng.
Sự vật chất lượng
Cái trống bằng da/ màu nâu hình tròn
Sự vật chấtlượng
* Chú ý:
- Một sự vật có thể có nhiều lượng và nhiều chất.
- Sự phân biệt giữa lượng và chất có tính tương đối.
- Lượng có thể đo bằng con số chính xác nhưng cũng có khi bằng khả năng trìu tượng hóa.
* Mối quan hệ giữa lượng và chất trong sự vật:
Lượng thường xuyên biến đổi còn chất tương đối ổn định.
- Lượng đổi dẫn đến chất đổi:
VD: Cái bảng bằng gỗ/ màu đen dài 3,5m rộng 2 m.
1. Cái bảng bằng gỗ/ màu xanh dài 3m rộng 1,8 m (độ lớn)
2. Cái bảng bằng fook/ màu xanh sáng dài 2m rộng 0,8 m (điểm nút)
3. Thước bằng nhựa/ màu trắng dài 20 cm rộng 1,8 cm (bước nhảy)
+ "Độ" là giới hạn mà ở đó đã có sự biến đổi về lượng nhưng chưa có sự biến đổi về chất, sự vật vẫn còn là nó.
+ "Điểm nút" là tột đỉnh của giới hạn tại đó diễn ra sự nhảy vọt, điểm nút là sự thay đổi về lượng dẫn đến chất bắt đầu thay đổi và sự vật bắt đầu thay đổi.
+ "Nhảy vọt" là bước ngoặt của sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật hoàn toàn thay đổi.
- Chất đổi dẫn đến lượng đổi
VD: từ nước lỏng cho vào tủ lạnh -> đá, cân nặng thay đổi.
- Sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi dần dần của lượng gây ra thì chất mới lại quy định sự biến đổi về lượng. Sự quy định đó thể hiện ở chỗ làm cho quy mô, tốc độ, nhịp điệu, giới hạn tăng về số lượng thay đổi.
=> Quy luật biện chứng thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Chất tương đối ổn đinh còn lượng thường xuyên biến đổi. Lượng đổi dẫn đến chất cũ phá vỡ và chất mới qua đời => chất mới ra đời phù hợp với 1 lượng mới => lượng mới tiếp tục biến đổi => chất lại bị phá vỡ...
Nói lên cách thức của sự phát triển và quá trình vận động đi lên của sự vật.
b. Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
- Vị trí: Vạch ra cách thức vận động, phát triển của sự vật, nghĩa là sự vật vận động phát triển bao giờ cũng diễn ra theo cách thức từ những thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
- ý nghĩa phương pháp luận: Tả khuynh
Hữu khuynh
+ Tả khuynh là tư tưởng nôn nóng, vội vàng thường không chú ý đến quá trình tích lũy về lượng.
+ Hữu khuynh là tư tưởng ngại khó, sợ sệt, không dám thực hiện nhữn bước nhảy, kể cả khi có đủ điều kiện họ cho rằng phát triển chỉ là những biến đổi đơn thuần về lượng trong hoạt động thực tiễn những người hữu khuynh thường bảo thủ, trí tuệ đi đến cải lương, dung hòa, thỏa hiệp.
3. Quy luật phủ định
a. Phủ định biện chứng
* Khái niệm:
Phủ định là một sự vật hiện tượng nào đó xuất hiện rồi mất đi, được thay thế bằng 1 sự vật, hiện tượng khác.
- Phủ định siêu hình là phủ định làm cho sự vật vận động tụt lùi, đi xuống, tan rã (nghĩa là không tạo điều kiện cho sự phát triển).
- Phủ định biện chứng là phủ định gắn liền với sự vận động đi lên, vận động phát triển (nó tạo điều kiện cho sự phát triển).
* Đặc trưng:
- Là sự tự phủ định (vì nó là khách quan vốn có của sự vật hiện tượng).
- Là sự có tính kế thừa (cái mới ra đời từ trên cơ sở cái cũ và phát huy tính tích cực của cái cũ).
VD: Tư tưởng "con vua rồi lại làm vua".
- Phủ định biện chứng là phủ định vô tận (cái mới phủ định cái cũ).
- Phủ định biện chứng là sự gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
b. Nội dung quy luật:
* Tính chu kỳ của sự phát triển:
- Sự vật nào vận động và phát triển đều có tính chu kỳ.
VD: PĐ1 PĐ2 PĐ3
1 hạt đỗ -> 1 cây đỗ -> quả đỗ -> nhiều hạt đỗ -> nhiều cây đỗ
- Chu kỳ của sự phát triển là từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần phủ định, sự vật dường như quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn.
* Chú ý: Số lần phủ định đối với mỗi chu kỳ của từng sự vật cụ thể, có thể khác nhau. Có sự vật, chu kỳ vận động phát triển, có chu kỳ vận động chỉ có 2 lần phủ định, có chu kỳ thì có 3 lần, 5 lần...
VD: Hạt thóc, hạt đỗ, quả trứng.
- Khuynh hướng của sự phát triển: Vận độn đi lên là xu hướng chung của Thế giới nhưng không diễn ra theo đường thẳng mà diễn ra theo đường "xoáy ốc" quanh co phức tạp.
c. Vị trí và ý nghĩa của quy luật
- Vị trí: Vạch ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật. Sự vật vận động, phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà diễn ra theo đường "xoáy ốc" quanh co, phức tạp.
- ý nghĩa phương pháp luận:
+ Khi xem xét sự vận động, phát triển của sự vật phải xem xét nó trong quan hệ đối lập cái mới ra đời cho cái cũ, cái tiến bộ ra đời từ cái lạc hậu, cái phủ định ra đời cho cái khẳng định. Có vậy mới thấy được những nhân tố tích cực ở cái cũ mà cái mới cần phải kế thừa trong sự đi lên.
+ Sự phát triển diễn ra theo đường "xoáy ốc" vậy phải kiên trì, chờ đợi, không được nôn nóng, vội vàng.
BàI 3: Nhận thức luận khoa học và hoạt động thực tiễn của con người
I. Bản chất của nhận thức
1. Những quan điểm khác nhau
Thuyết hoài nghi và thuyết bất khả trì (đại biểu là Can - tơ và Hi - um) thường hoài nghi và phủ nhận khả năng nhận thức đúng đắn của con người về Thế giới. Cho rằng con người chỉ nhận thức được những hiện tượng bề ngoài của Thế giới, không có khả năng tự nhận thức được bản chất của nó Thế giới "vật tự nó" - không thể biết.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan (đại biểu là Hê - ghen) thừa nhận nhận thức là quá trình biện chứng, nhưng đó là quá trình "tự nhận thức" của "ý niệm tuyệt đối" Hê - ghen cho rằng thế giới vật chất và cả con người đều là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối.
- Chủ nghĩa duy vật trước Mác (đại biểu là L.phoi ơ Bắc) thừa nhận Thế giới tồn tại khách quan và khả năng nhận thức ở con người chỉ là "sự ngắm nhìn Thế giới".
=> Kết luận: tất cả những quan điểm trên đây đều là những quan điểm sai lầm không đúng không khoa học về bản chất của nhận thức.
2. Quan điểm triết học Mác_ Lênin
a. Khái niệm:
Bản chất của nhận thức là sự phản ánh Thế giới khách quan vào trong đầu óc con người. Nhưng đó không phải là sự phản ánh chủ động tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể.
* Bản chất nhận thức:
Nhận thức: Chủ thể => con người: Tự nhiên
Xã hội
Khách thể => Hiện thực khách quan: Thế giới vật chất
Thế giới tinh thần
=> nhưng vẫn phải nằm trong phạm vi của con người
- Nhận thức là sự phản ánh của chủ thể với khách thể.
- Trong thế giới khách quan chỉ có cái con người chưa biết chữ không có cái gì mà con người không biết.
- Nhận thức là qua trình biến chứng từ biết ít đến biết nhiều, từ nông, sâu, từ hiện tượng đến bản chất.
- Nhận thức không những phản ánh tồn tại mà còn phản ánh cái tương lai.
- Nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà còn để cải tạo thế giới.
II. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn với nhận thức
1. Phạm trù thực tiễn
* Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất cải tính có tính chất lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo thế giới trong khách quan.
* Hoạt động thực tiễn có 3 hình thức cơ bản.
- Hoạt động sản xuất vật chất
- Hoạt động chính trị - xã hội.
- Hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học.
=> Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động quan trọng nhất.
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Thực tiễn là cơ sở nguồn gốc của nhận thức.
+ Thực tiễn cung cấp tài liệu hiện thực khách quan để con người có khả năng nhận thức.
+ Thực tiễn phát triển làm cho nhận thức của con người phát triển.
+ Thông qua thực tiễn con người đẫ sáng tạo ra những phương tiện ngày càng tinh vi giúp cho con người nhận thức tốt hơn.
- Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức.
+ Thực tiễn luôn vận động phát triển do đó nó luôn đặt ra nhu cầu nhiệm vụ, phương hướng cho nhận thức.
+ Thực tiễn thúc đẩy sự ra đời của ngành khoa học.
+ Mục đích của nhận thức không phải để nhận thức mà suy cho cùng nhận thức để phục vụ cho thực tiễn.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
+ Chân lý là tri thức của con người phù hợp với thực tiễn khách quan và đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
+ Theo triết học Mác - Lê nin thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý nó vừa có tính tương đối vừa có tính tuyệt đối.
+ Tính tuyệt đối: Thực tiễn tiêu chuẩn duy nhất.
+ Tính tương đối: Thực tiễn luôn luôn vận động và biến đổi.
III. Giai đoạn của quá trình nhận thức
1. Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động).
- Cảm giác: Nhận thức sự vật hiện tượng bằng 1 giác quan.
- Tri giác: Nhận thức sự vật hiện tượng bằng nhiều giác quan.
- Biểu tượng : là hình ảnh của sự vật được tái hiện trong đầu óc của chúng ta khi sự vật không trực tiếp tác dụng tới giác quan (biểu tượng là hình ảnh có sẵn trong đầu)
=> Kết luận: đặc điểm chung
- gđ nhận thức cảm tính là sự phản ánh có tính trực tiếp bề ngoài sự vật hiện tượng chưa phản ánh được sự vật hiện tượng
2. Nhận thức lý tính (Tư duy trừu tượng)
- Khái niệm là phản ánh cái chung bản chất tất yếu của sự vật dựa trên cơ sở tài liệu cảm tính trải qua quá trình phân tích, so sánh, tổng hợp khái quát hóa .... khái niệm được hình thành.
VD: Quyển sách, tủ sách (Sách là KM)
- Phán đoán là sự liên kết một hay nhiều KN nhằm khẳng định hoặc phủ định một hay nhiều thuộc tính của sự vật
VD: hoa hồng, hoa huệ, hoa lan => loại hoa
- Suy lý dựa trên những phán đoán đã biết làm tiền đề người ta rút ra một phán đoán mới có tính quyết định gọi là suy lý.
VD: Phán đoán - sắt là một chất kim loại, có dẫn điện, sắt thường được sử dụng làm vật liệu xây dựng
=> Kết luận: là nó phán ánh 1 cách trừu tượng, khái quát vạch ra bản chất quy luật của biểu tượng.
3. Sự thống nhất biện chứng nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
- Nhận thức cảm tính và lý tính là 2 giai đoạn của quá trình nhận thức tuy chúng có sự khác nhau về vị trí, mức độ, phản ánh nhưng có quan hệ mật thiết và qua lại lẫn nhau.
- Nhận thức cảm tính và lý tính là 2 giai đoạn của quá trình nhận thức mỗi giai đoạn đều có mặt tích cực và hạn chế
- Nhận thức cảm tính là tiền đề, điều kiện của nhận thức lý tính
- Nhận thức lý tính sau khi đã hình thành làm cho nhận thức nhạy bén và chính xác hơn.
- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là 2 giai đoạn nhưng nhận xét đều là thực tiễn và đều lấy đối tượng làm nội dung phản ánh giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhận thức cảm tính là tiền đề, điều kiện kiểm nghiệm từ đó phân biệt nhận thức đúng với nhận thức sai.
=> Như vậy "từ trực quan đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn là con đường biện chứng của sự chân lý khách quan.
IV. Quan hệ giữa đổi mới nhận thức và đổi mới xã hội ở nước ta.
1. Thực tiễn CM đòi hỏi đổi mới nhận thức.
- Do thực tiễn đất nước từ sau ngày được giải phóng hoàn toàn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp CM của nhân dân, đời sống kinh tế xã hội còn trì trệ lệch lạc, dẫn đến khủng hoàng trầm trọng kéo dài, nhiều khó khăn chồng chất, lòng tin của nhân dân đối với đảng giảm sút.
- Do nhu cầu thời đại: thời đại ngày nay đang có nhiều biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, xã hội với quy mô lớn chưa từng có. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, chạy đua kinh tế đã lan truyền nhanh chóng ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.
- Đại hội đảng thứ 6 (tháng 12/1986) đã đổi mới đất nước trước hết là đổi mới tư duy đổi mới nhận thức (trọng tâm là tư duy kinh tế)
- Đại hội đã vạch ra những sai lầm chủ quan duy ý chí trong nhận thức
2. Nội dung và phương hướng đổi mới nhận thức
- Đổi mới nhận thức không hạn chế trên lĩnh vực nào mà đổi mới trên mọi lĩnh vực (trọng tâm là đổi mới kinh tế)
- Đổi mới nhận thức không chỉ đổi mới về phương pháp mà còn đổi mới về nội dung
- Đổi mới nhận thức không phủ nhận tất cả những thành tựu khoa học đã đạt được, đổi mới đảm bảo tính khoa học phải bổ sung kế thừa thành tựu cũ đồng thời sáng tạo những thành tựu mới.
- Đổi mới nhận thức phải gắn liền với đổi mới hoạt động thực tiễn một cách đồng bộ toàn diện.
3. Phải làm gì để đổi mới nhận thức.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu học tập lý luận Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Biết kế thừa và phát triển những di sản tư tưởng của chủ tịch HCM
+ Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu lý luận, những kinh nghiệm thực tiễn thành công và cả không thành công của các Đảng, các nước anh em.
+ Thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng nước ta
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới nhận thức
+ Đổi mới nhận thức đúng đắn, khoa học làm cơ sở hướng dẫn thực tiễn.
Bài 4: Tự nhiên và xã hội những ảnh hưởng của môi trường sinh thái và dân số đối với xã hội
I. Tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội
1. Khái niệm tự nhiên và xã hội
a. Tự nhiên
- Theo nghĩa hẹp: tự nhiên là môi trường sống là tiền đề điều kiện cho sự ra đời của con người và xã hội loài người.
- Theo nghĩa rộng: Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất, toàn bộ thế giới khách quan.
b. Xã hội: là tổ hợp những cá nhân và gia đình liên kết lại với nhau theo ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền nào đó
- Theo quan điểm của Các mác XH là sản phẩm tác động qua lại giữa người với người trong XH.
2. Quan hệ tự nhiên và xã hội
* Tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau ở chính bản thân con người.
+ Con người: chủ thể của XH nhưng tiến hóa tự nhiên thông qua lao động sản xuất.
+ Con người
- Tự nhiên: + Là nguồn gốc.
+ Là tiền đề và điều kiện cho sự tồn tại, phát triển của xã hội
- Xã hội: tác động trở lại tự nhiên và tạo ra tự nhiên thứ hai cho con người (tác động qua lại 2 mặt con người)
- Tự nhiên và xã hội chính là môi trường sống của con người.
* Tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau ở tính vật chất
- Xã hội và tự nhiên dù khác nhau đến đâu, như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng đều là thế giới vật chất nên chúng đều thống nhất với nhau về tính vật chất
- Giữa chúng có sự tác động qua lại với nhau
* Tự nhiên ảnh hưởng đến XH như thế nào?
- Tự nhiên là tiền đề, là điều kiện ảnh hưởng đối với sự tồn tại và phát triển xã hội nhưng tự nhiên không phải là yếu tố trực tiếp tác động xã hội mà yếu tố tác động trực tiếp là lao động sản xuất.
- Tự nhiên là môi trường sống của con người và loài người.
- Điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động (Cùng một điều kiện, phương tiện kỹ thuật như nhau, nhân công lao động như nhau nơi nào mà điều kiện tự nhiên tốt thì năng suất cao và ngược lại)
* Xã hội ảnh hưởng tới tự nhiên
- Xã hội tác động vào tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn của con người mà trước hết là lao động sản xuất các của cải vật chất, lao động chính là yếu tố đầu tiên cơ bản và quan trọng nhấ tạo lên sự thống nhất hữu cơ cho xã hội và tự nhiên.
=> Kết luận: - Trong sự tác động qua lại giữa XH & tự nhiên
- Trong tác động giữa XH & TN, XH giữ vai trò quan trọng để tồn tại và phát triển con người và loài người không được phá vỡ sự cân bằng sinh thái của tự nhiên.
II. Môi trường sinh thái và ảnh hưởng của nó với xã hội
1. Môi trường sinh thái: là môi trường của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
2. ảnh hưởng của môi trường sinh thái với xã hội.
a. Sự cải thiện tài nguyên
- Con người muốn tồn tại phải tác động vào tự nhiên, khai thác tự nhiên nhưng việc tác động vào tự nhiên của con người luôn diễn ra theo hai hướng:
+ Con người tác động vào tự nhiên theo đúng quy luật của nó thì nó sẽ tốt lên, đảm bảo sự cân bằng sinh thái, đảm bảo sự hài hòa giữa con người với tự nhiên và làm cho tự nhiên ngày càng phong phú và phát triển.
VD: tài nguyên rừng chúng ta khai thác rồi lại trồng khai thác cây đủ tuổi và trồng cây mới.
+ Con người tác động vào tự nhiên trái với quy luật tự nhiên: khai thác thái quá và cực đoan, xem tài nguyên như kho báu vô chủ, mạnh ai nấy khai thác-> tàn phá tự nhiên, làm mất cân bằng sinh thái của tự nhiên, làm cho tự nhiên ngày càng nghèo nàn.
VD: khai thác rừng bừa bãi. cây không đủ tuổi cũng phá, phá xong không trồng lại.
b) Sự ô nhiễm môi trường
- lý do: + Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi
+ Việc khai thác rừng bừa bãi
+ Việc dùng một lượng thuốc độc hại để diệt cỏ, diệt côn trùng
+ Việc dùng thuốc kích thích sinh trưởng bừa bãi
+ Việc sử dụng nhiên liệu khí đốt, than, dầu,... không khoa học sẽ thải ra một lượng chất thải CO2 khổng lồ làm ô nhiễm bầu khí quyển
- Nguyên nhân:
+ trình độ nhận thức và ý thức của con người
+ do bản chất của chế độ xã hội
+ do sự phát triển của lực lượng sản xuất
- liên hệ ở VN:
+ ở VN để tăng cường cải thiện và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp cụ thể
.. áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn các hành vi hủy hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
.. Xử lý tốt mối quan hệ tăng dân số phát triển kinh tế, đô thị hóa với bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững.
.. Tăng cường quản lý đảm bảo khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm.
.. Nhà nước tăng cường đầu tư đổi mới chính sách để thu hút đầu tư của xã hội vào môi trường.
- Liên hệ đối với bản thân:
+ Bản thân thì không thải rác linh tinh và trồng nhiều cây xanh.
+ Tuyên truyền bảo vệ môi trường "Vì một môi trường trong sạch đẹp".
+ Lên án và tố cáo những hành vi vi phạm làm ô nhiễm môi trường như nhà máy Vedan.
+ Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh, không vứt rác bừa bãi để có một môi trường xanh sạch đẹp.
III. Dân số và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
1. Vai trò dân số đối với xã hội
- Dân số:
+ Số lượng dân số (số người/ quốc gia/ nhiều ảnh hư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Triệu Ngọc Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)