Chính tả

Chia sẻ bởi Nguyễn Trương Vĩnh Bình | Ngày 12/10/2018 | 188

Chia sẻ tài liệu: chính tả thuộc Đọc diễn cảm

Nội dung tài liệu:

CHÍNH TẢ
I. CẤU TRÚC ÂM TIẾT – TIẾNG
1. Sơ đồ cấu trúc
Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng Việt có cấu tạo như sau:
THANH ĐIỆU

Âm đầu
Vần


Âm đệm
Âm chính
Âm cuối

 Ví dụ: THUYỀN, KHUYÊN, THOÁNG…
Cấu trúc hạt nhân của âm tiếng Việt là: ÂM CHÍNH + THANH ĐIỆU, ví dụ: y (trong y khoa), ỉ (trong âm ỉ), ố (trong hoen ố), v.v…
2. Bảng chữ cái tiếng Việt
A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.
Các con chữ F, J, W, Z (mượn nước ngoài) dùng để viết tên riêng và từ ngữ, thuật ngữ có gốc tiếng nước ngoài.
II. VÀI MẸO LUẬT CHÍNH TẢ
1. Sửa lỗi HỎI - NGÃ
1.1. Học thuộc lòng
Học thuộc 62 từ đơn mang thanh ngã (trong số 2.000 từ thường dùng) có thể tránh được 90% trường hợp ghi lẫn thanh ngã với thanh hỏi: bão, bãi, bữa, cãi, chỗ, cỗ, cỡ, cũ, cũng, dãi, dũng, dữ, đã, đẫm, đĩa, đũa, giữ, gỗ, hãy, hễ, hữu (hữu ích, bằng hữu), kỹ (kỹ thuật, kỹ càng), lãnh, lão, lẽ, lỗ, lũ (lũ lụt, lũ lượt), lũy, lưỡi, mãi, mãnh, mẫu, mĩ, mỗi, mũ, ngã, nghĩ, ngõ, ngũ, nhã, những, nỗi, nữa, rõ, sẽ, sĩ, trĩu, vẫn, vẽ, vĩ, võng, vỡ, vũ, vũng, xã. (HTH)
1.2. Dùng mẹo luật
1.2.1. Mẹo BỔNG – TRẦM trong từ láy âm
Trong từ lấy âm, các tiếng của nó bao giờ cũng mang dấu cùng hệ (cùng hệ BỔNG hoặc hệ TRẦM). Chẳng hạn trong vẩn vơ thì vơ thuộc hệ bổng (thanh không) nên vẩn phải mang dấu hỏi cùng hệ. Ngược lại trong nghĩ ngợi thì ngợi thuộc hệ trầm (thanh nặng) nên nghĩ phải mang dấu ngã cùng hệ.
Vậy, nếu gặp một tiếng mà không rõ viết với dấu hỏi hay dấu ngã thì hãy thử cấu tạo một từ láy âm song tiết có chứa tiếng đó, sau đó, căn cứ vào dấu thanh của âm tiết láy âm với nó mà xác định dấu thanh của nó theo mẹo bổng – trầm.
*Một số ví dụ về HỆ BỔNG:
+ Dấu hỏi đi với dấu không: thơ thẩn, hẩm hiu…
+ Dấu hỏi đi với dấu sắc: ngớ ngẩn, phấp phỏng…
*Một số ví dụ về hệ TRẦM:
+ Dấu ngã đi với dấu nặng: nũng nịu, hậu hĩnh…
+ Dấu ngã đi với dấu huyền: hãi hùng, vòi vĩnh…
Một vài ngoại lệ cần nhớ: vỏn vẹn, ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẻ…
1.2.2. Mẹo LÃI – LỜI – LỢI và TẢN – TÁN – TAN
Các tiếng (âm tiết) cùng gốc hay gần nghĩa với nhau sẽ mang dấu cùng hệ với nhau. Ví dụ: Cùng hệ bổng: tản – tán – tan; Cùng hệ trầm: lãi – lời – lợi. Chẳng hạn, với mẹo này ta có:
a. Theo LÃI – LỜI – LỢI
Lãi – lời: dẫu – dầu, cũng – cùng, mõm – mồm, đẫy – đầy, ngỡ – ngờ, cỗi – còi…
Lãi – lợi: trẽn – thẹn, cỗi – cội, đỗ – đậu, mão – mẹo, chữ – tự, cưỡng – ngượng, quẫy – quậy…
Lãi – lãi: ngẫm – gẫm, rữa – vữa, hẫng – hãy, rã – bã, khẽ – sẽ, dõi – rỗi…
b. Theo TẢN – TÁN – TAN
Tản – tán: rải – rưới, phản – ván, bản – vốn, bảo – báo, phổi – phế…
Tản – tan: vểnh – vênh…
Tản – tản: bổ – mổ, nhỏ – rỏ, xẻ – chẻ, phỏng – bỏng, vổng – chổng…
1.2.3. Mẹo MÌNH NÊN NHỚ VIẾT LÀ DẤU NGÃ
Mẹo này áp dụng cho phần lớn các từ Hán Việt. Các âm tiết Hán Việt, trong trường hợp có sự phân vân nên viết với dấu hỏi hay dấu ngã, mà được bắt đầu bằng một trong bảy âm trong câu sau: m (mình), n (nên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trương Vĩnh Bình
Dung lượng: 62,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)