Chính tả

Chia sẻ bởi Lê Thị Quảng Lệ | Ngày 12/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: chính tả thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề giúp học sinh viết đúng chính tả
Phân biệtgi/ d và dấu hỏi - ngã
Trường Tiểu học số 2 Bắc Lý
Tổ: 4;5 thực hiện
I.Đặt vấn đề
Trong một cộng đồng dùng chung ngôn ngữ thì việc tồn tại nhiều phương ngôn khác nhau điều đó chấp nhận được, bởi nó nói lên đặc điểm của mỗi vùng dân cư, hơn nữa dùng phương ngữ hợp với từng vùng sẽ tạo được hiệu quả cao trong giao tiếp. Song về mặt văn tự,chữ viết cần được thống nhất trong một quốc gia và chuẩn chính tả là một loại quy ước có tính bắt buộc đối với chữ viết của cộng đồng dùng chung ngôn ngữ.
Chính tả có xu hướng thống nhất chuẩn hoá, không phải là chính tả cho từng phương ngữ, từng khu vực có biến thể ngữ âm riêng biệt.Trong khi đó ở Quảng Bình nói chung,và ở Bắc Lý nói riêng việc học sinh viết lẫn lộn giữa gi và d, giữa dấu hỏi và dấu ngã vẫn còn khá phổ biến. Tình trạng thiếu hiểu biết và hiếu kỹ năng dẫn đến những sự vi phạm(vô thức và có ý thức) chính tả, gây cản trở cho việc chuyển đạt và tiếp nhận văn bản viết. Vì thế việc giúp học sinh phân biệt để viết đúng gi/ d, dấu hỏi - dấu ngã là việc làm cần thiết quan trọng.
II. Các lỗi chính tả học sinh thường mắc
Lỗi nhầm lẫn gi?a c; k; q
Lỗi nhầm lẫn giữa g/gh; ng/ngh
Lỗi nhầm lẫn giữa ô / o
Lỗi nhầm lẫn giữa s/x
Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi với dấu ngã
Lỗi nhầm lẫn gi/d
- Loại lỗi thứ nhất và thứ hai đã có quy tắc chính tả rõ ràng.
Loại lỗi thứ ba, thứ tư phát âm chính xác, đánh vần đúng là sẽ viết đúng.
Riêng 2 loại lỗi cuối cùng không có một quy tắc, quy định chung nào cả, giáo viên thường chỉ ra đúng sai cho HS theo thói quen viết và ngữ nghĩa của từ trong từng văn cảnh. Vì thế các em thường dễ quên, không có điểm tựa để nhớ mà viết đúng.
III. Các biện pháp
1. Phân biệt d/gi
a.GV phải viết đúng ở mọi lúc, mọi nơi
b.Đặt từ trong văn cảnh, phân biệt nghĩa của từ.
c.Xem khả năng kết hợp của gi/d trong cấu trúc âm tiết đối với các từ Hán - Việt
* gi: không xuất hiện trong các âm tiết có âm đệm (hay gi không đứng trước: oa; uy;oă;uâ)
d xuất hiện trong các âm tiết có âm đệm (d có thể đứng trước: oa; oă; uâ;;uê;uy) ví dụ: đe doạ; kinh doanh; xét duyệt.
*Khả Năng kết hợp của gi/ d với thanh điệu trong từ Hán-Việt
Các yếu tố H-V có thanh ngã, thanh nặng viết là "d" ví dụ: diễn viên, hướng dẫn, mậu dịch.
-Các yếu tố H-V có các thanh còn lại viết là "gi" ví dụ: giảng viên, giải quyết, giác ngộ.
d.Về khả năng cấu tạo của từ láy
Trong các từ láy gi và d không cùng xuất hiện trong một từ
Ví dụ:
gi- gi d -d
giặc giã, gìn giữ, dai dẳng, dại dột
giấm giúi, gióng giả dí dỏm, dõng dạc.
- Những từ láy có âm tiết viết là "l" thường láy với âm tiết "d" ví dụ lở dở, lim dim, lò dò.
2.Phân biệt dấu hỏi/ ngã
a.Đối với từ láy: Dựa vào quy luật hoà thanh
Trong từ láy một tiếng đã mang thanh bổng thì tiếng thứ hai cũng mang thanh bổng(thanh bổng gồm:sắc-hỏi-không.)
VD: nho nhỏ, vắng vẻ,đủng đỉnh,tôn tốt, .
Trong từ láy một tiếng đã mang thanh trầm thì tiếng thứ hai cũng mang trầm(thanh trầm gồm: huyền- ngã- nặng.)
VD: sừng sững,đẹp đẽ,dễ dãi .)

-Để nhớ quy tắc này,ta dựa vào câu thơ sau:
Chị Huyền mang Nặng, Ngã đau
Anh Sắc không Hỏi một câu gọi là
-Một vài ngoại lệ cần phải nhớ: ngoan ngoãn, ve vãn, nông nỗi, niềm nở..
b. §èi víi tõ H¸n – ViÖt: §Ó gi¶i quyÕt vÊn ®Ò hái, ng· cã thÓ dùa vµo mÑo sau: “ M×nh nªn nhí viÕt lµ dÊu ng·”. C©u nµy thÓ hiÖn quy luËt lµ mét yÕu tè H-V b¾t ®Çu b»ng c¸c ch÷: m, n, nh, v, l, d, ng th× viÕt lµ dÊu ng·.
VD:- m: m· lùc, giê m·o,…
- n: truy n·, nç lùc, trÝ n·o,…
- nh: nhÉn n¹i, nh·n hiÖu,…
- v: vò khÝ, vÜ tuyÕn, vò lùc,…
-l: l·nh ®¹m, l·ng phÝ, lÔ ®é,…
- d: d· man, dÜ v·ng, dòng khÝ,..
- ng: nghÜa vô, ng­ìng mé, hµng ngò,…
c. Đối với các từ đơn: Đặt chúng trong hệ thống từ đồng nghĩa và cũng theo quy luật trầm bổng về mặt thanh điệu.
VD: lời- lãi, lộ - lỗ
đậu - đỗ, chìa - chĩa
quăng- quẳng, vênh - vểnh,

IV. Bài học rút ra:
Để HS viết đúng chính tả cần:
"Chính tả" người thầy phải mẫu mực, chính xác để học sinh học tập và có điểm gốc để các em đối chiếu.
Người giáo viên phải có kiến thức và hiểu biết nhất định về các quy tắc chính tả để cung cấp, sửa chữa cho các em.Muốn vậy
người thầy giáo phải luôn luôn học hỏi, đọc thêm tài liệu để có thêm một số kiến thức nhất định ngoài sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn cung cấp.
V. Kết luận:
Lời nói được chuyển thành văn bản viết. Nó có khả năng chuyển đạt và bảo lưu mọi tư tưởng của loài người, các giá trị văn hoá nghệ thuật qua mọi thời gian và không gian trong mọi hoàn cảnh và mục đích giao tiếp với mọi đối tượng sử dụng. Nếu không thể hiện chữ viết đúng chuẩn, con người tự hạn chế các hoạt động giao tiếp thậm chí bị sai lệch. Những quy ước xã hội đối với chữ viết để đề phòng, ngăn ngừa sự vận dụng tuỳ tiện vi phạm các quy ước làm trở ngại cho việc tri giác ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.
Một trong những yêu cầu cơ bản nhất ở bậc Tiểu học là rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt) tốt thì ngay từ bậc học nền tảng này các em cần có ý thức và nắm các quy tắc chính tả để viết đúng là tất yếu , bắt đầu từ các quy tắc bộ phận góp phần vào sự thống nhất sự chuẩn hoá của chữ viết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Quảng Lệ
Dung lượng: 221,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)