Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 - 2000

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 - 2000 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA TRUNG QUỐC
TRONG GIAI ĐOẠN
1949 - 2000
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1949-1978:
Khái quát chung:
Chính sách đối ngoại với các 2 cường quốc Liên Xô và Mỹ giai đoạn 1949-1978:

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1978-2000:
Khái quát chung:
Chính sách đối ngoại với các quốc gia và khu vực trên thế giới giai doạn 1978-2000:
- I. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1949-1978:
1) KHÁI QUÁT CHUNG
Trong nước: chính quyền mới thành lập.
Quốc tế: cục diện Chiến tranh Lạnh Mỹ-Xô sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Mao Trạch Đông tuyên bố chính sách đối ngoại của chế độ mới ở Trung Quốc là “Nhất biên đảo” (nghĩa là ngả hẳn về một bên). Ông khẳng định nước Trung Hoa mới do Đảng Cộng sản lãnh đạo sẽ “Liên hiệp với Liên Xô, với các nước dân chủ nhân dân, liên hiệp với giai cấp vô sản và đông đảo nhân dân các nước khác, lập thành một mặt trận thống nhất quốc tế”. Nguyên nhân dẫn đến đường lối này là do:
Phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu với âm mưu bóp chết, bao vây, cô lập nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa đang còn trong trứng nước.
Sự lựa chọn tất yếu của Trung Quốc để phục hồi, phát triển kinh tế, được cộng đồng quốc tế thừa nhận và viện trợ, đảm bảo được an ninh của mình.
Ngày 2/10/1949, Liên Xô tuyên bố thừa nhận CHND Trung Hoa. Tiếp theo đó, các nước cộng hòa nhân dân Đông Âu, Mông Cổ, CHND Triều Tiên lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Trung Hoa mới. Như vậy, CHND Trung Hoa đã trở thành thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa.



Thập niên 50 của thế kỷ XX:
Từ 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.

Từ 1950-1953, Trung Quốc phái quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên chống Mỹ.

Năm 1955, Hội nghị các nước Á-Phi họp ở Bandung. Tại đây, thủ tướng Chu Ân Lai đã đóng vai trò hàng đầu, địa vị và tiềm năng ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới được mọi người nhìn nhận bằng một con mắt hoàn toàn mới.

Trung Quốc tiến hành chiến tranh đối kháng với Mỹ ở Châu Á.

18-01-1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Thập niên 60 của thế kỷ XX:
Nền chính trị cường quyền ở Liên Xô đã trở thành mối đe dọa vô cùng to lớn đối với lợi ích và an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Trong giai đoạn này, Trung Quốc thi hành chính sách “Hai quả đấm”, cùng một lúc chống đế quốc Mỹ và chống Liên Xô.

Thời gian này, tình hình an ninh biên giới Trung Quốc cũng lâm vào thế vô cùng bất lợi, phía Bắc và phía Tây là Liên Xô, phía Tây Nam là Ấn Độ - đồng minh của Liên Xô, phía Đông là sự phong tỏa của Mỹ từ Nhật qua Đài Loan đến Đông Nam Á, phía Nam, Trung Quốc tiến hành viện trợ cho Việt Nam chống Mỹ.

Năm 1969, giữa Trung Quốc và Liên Xô xảy ra xung đột quân sự ở biên giới, Liên Xô huy động gần 1 triệu quân đến đóng chốt tại khu vực biên giới giáp với Trung Quốc và Mông Cổ, đe dọa thật sự đến an ninh quốc gia của Trung Quốc.
- Trong thời kỳ này, cho dù về chủ quan Trung Quốc mong muốn mở rộng không gian sinh tồn quốc tế của mình, đặc biệt là khu vực biên giới với các nước ở Châu Á, nhưng trong cục diện thế giới lúc bấy giờ thì đó là điều không có tính khả thi.

- Tháng 5/1966, Trung Quốc xảy ra “Cách mạng văn hóa”, ở trong nước “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh”; về mặt ngoại giao, Trung Quốc xảy ra tranh chấp ngoại giao với rất nhiều nước, gần như ở vào trạng thái cô lập trên thế giới.

- Cũng trong thời gian này, Trung Quốc với sức mạnh nội lực của chính bản thân, đã nghiên cứu và chế tạo thành công vũ khí hạt nhân. Trước bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp, việc Trung quốc sở hữu vũ khí hạt nhân đã phá vỡ thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân chiến lược thế giới. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu phát huy sức mạnh ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, ngăn chặn một cách có hiệu quả những cuộc tấn công vào Trung Quốc mà hai siêu cường quốc có thể tiến hành.
Thập niên 70 của thế kỷ XX:
- Do sức mạnh bị suy yếu trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, Mỹ bị lép vế trong cuộc chạy đua trên quy mô toàn cầu với Liên Xô. Sau khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, quan hệ Trung–Mỹ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu hòa hoãn.

- Từ đó, ngoại giao Trung Quốc có một loạt điều chỉnh, từ bỏ chiến lược đối ngoại “hai mũi tiến công ” (tức là dựa vào đông đảo các nước Á-Phi-Mỹ Latinh, chống lại chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu và chủ nghĩa xét lại do Liên Xô đứng đầu với phe phản động ở các nước), bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô trở thành trào lưu chủ đạo trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Sau khi quan hệ Trung –Mỹ được cải thiện, Trung Quốc và Nhật Bản nối lại quan hệ ngoại giao (29/9/1972).

Trung Quốc cũng đã khôi phục lại được vị trí hợp pháp của mình tại LHQ (10/1971), cục diện ngoại giao cuối cùng đã được mở ra, môi trường an ninh biên giới được cải thiện.

1976, Mao Trạch Đông qua đời, đất nước rơi vào tình trạng mất ổn định ảnh hưởng ít nhiều đến đường lối đối ngoại của Trung Quốc bấy giờ.
Thập niên 80 của thế kỷ XX:
Đặc điểm của thời kỳ này là Trung Quốc cải cách mở cửa, tiếp tục phát triển, không ngừng hướng tới thế giới, địa vị quốc tế ngày một nâng lên.

Bối cảnh trực tiếp để ngoại giao Trung Quốc có những thay đổi lớn là Hội nghị toàn thể trung ương 3 khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12/1978 đã chấm dứt đường lối tư tưởng “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” ở trong nước, xác lập chiến lược cải cách mở cửa lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm; từng bước hòa hoãn, cải thiện và phát triển mối quan hệ với các nước, trong đó có Liên Xô và Việt Nam.

Trong khi đó, kể từ khi 2 nước Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, những tồn tại trong vấn đề Đài Loan, nhân quyền vẫn có tác động nghiêm trọng và ảnh hưởng đến quan hệ Trung – Mỹ.
Do vậy, bắt đầu từ thập niên 1980, tuy chiến lược “liên kết với Mỹ” vẫn là nội dung chủ yếu và đặc trưng của quan hệ Trung – Mỹ trước khi Chiến tranh lạnh kết thúc nhưng có phần mờ nhạt hơn.

Trung Quốc đưa ra chủ đề thế giới hòa bình và phát triển, nhấn mạnh ngoại giao phục vụ cho xây dựng kinh tế trong nước. Năm 1980, Trung ương quyết định thiết lập các đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn, “ngoại giao đối ngoại” của Trung Quốc chính thức khởi động.

Tuy nhiên, cuối những năm 80 thế kỷ 20, sóng gió quốc tế thay đổi bất ngờ. Đông Âu biến động, Liên Xô tan rã, tình hình quốc tế có những thay đổi căn bản. Tháng 6/1986 Trung Quốc xảy ra làn sóng biểu tình sinh viên “4/6”, phe phương Tây đứng đầu là Mỹ lập tức thực thi trừng phạt Trung Quốc.
2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
VỚI HAI CƯỜNG QUỐC LIÊN XÔ VÀ MỸ
GĐ 1949-1978:
a) Đối với Liên Xô:
Thời kì 1950-1956:
- Ngày 14/02/1950, Trung Quốc kí với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị, Liên minh và Tương trợ Trung – Xô” có giá trị trong 30 năm.

- Ngoài ra hai bên còn trao đổi công hàm với nhau, tuyên bố hủy bỏ Hiệp ước và Hiệp định giữa Liên Xô và Trung Hoa Quốc dân Đảng kí ngày 14/8/1945, thừa nhận nền độc lập của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ (phần Ngoại Mông, còn phần Nội Mông và Tân Cương thuộc lãnh thổ Trung Quốc).

- Ngày5/3/1953, một hiệp ước kinh tế đã được kí, theo đó, Liên Xô giúp Trung Quốc xây mới và mở rộng, cải tạo 141 công trình công nghiệp, gồm 50 công trình đã được đề cập trong Hiệp định 14/2/1950 và 91 xí nghiệp công nghiệp lớn mới bổ sung. Quy mô của dự án này “cho phép đưa nền sản xuất của Trung Quốc vào cuối năm 1959 đạt mức của Liên Xô năm 1932”.
-Chuyến viếng thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu chính phủ Liên Xô do Khrushev dẫn đầu  quan hệ giữa hai nước được cải thiện thêm một bước nữa Một loạt văn kiện phụ lục đã được kí vào ngày 12/10/1954.
Năm 1956, Trung Quốc nhận thêm một sự trợ giúp lớn lao khác từ Liên Xô qua Hiệp định kí ngày 7/4

- Đáng kể hơn cả là ngày 15/10/1957, Liên Xô và Trung Quốc đã kí một hiệp nghị bí mật, theo đó Liên Xô hứa sẽ cung cấp cho Trung Quốc một mẫu bom nguyên tử và những số liệu kĩ thuật để chế tạo nó. Hiệp nghị này cho thấy Liên Xô đã coi Trung Quốc như là một đồng minh đáng tin cậy thực sự. Về phần mình, giới lãnh đạo Trung Quốc luôn sẵn sàng công nhận vị thế hàng đầu của Liên Xô trong khối các nước XHCN.
. Quan hệ Xô – Trung chưa lúc nào tỏ ra vững chắc bằng những năm 1954 – 1957.
Thời kì 1956-1959: những bất đồng kín đáo xảy ra giữa 2 nước.
- Tại Hội nghị các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế diễn ra ở Moska trong tháng 11/1957, Mao Trạch Đông đã tuyên bố rằng cho dù nhân loại có bị tiêu diệt phân nửa trong trường hơp xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân, “thì vẫn còn lại phân nửa, nhưng bù lại chủ nghĩa đế quốc sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và trên thế giới sẽ chỉ còn lại chủ nghĩa xã hội. Trong vòng nửa hay một thế kỉ sau, dân số sẽ lại tăng lên, thậm chí tăng thêm phân nửa”.
Thời kì chia rẽ và đối đầu (từ thập niên 60 đến giữa thập niên 80):
Do chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng cực “tả”, năm 1958 Trung Quốc đã tiến hành phong trào “Đại nhảy vọt” ở trong nước, về mặt quốc tế từng bước từ bỏ chiến lược “nghiêng về một bên”.

Trung Quốc và Liên Xô chia rẽ là sự thay đổi chủ yếu nhất của ngoại giao Trung Quốc trong thời gian này. Năm 1959, Liên Xô ra “Tuyên bố Tass”, bất đồng Trung-Xô công khai lộ rõ trước thế giới.

Từ 1959-1963, những luận chiến gay gắt về đường lối giữa hai bên đã diễn ra mạnh mẽ.
Cũng trong thời kì này, đã xảy ra những cuộc xung đột ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ (1962) càng làm cho tình hình 2 nước trở nên căng thẳng.
Sau đó, với việc Liên Xô rút toàn bộ chuyên gia khỏi Trung Quốc, quan hệ kinh tế - thương mại, quan hệ khoa học – kĩ thuật và văn hóa đã bị thu hẹp đến mức tối thiểu. Quan hệ Trung-Xô ngày càng trở nên xấu đi.
Tại kì họp Quốc hội 1/1975, đường lối chống Xô viết được nâng lên hàng quốc sách khi nó được đưa vào bảng Hiến pháp mới của nước CHND Trung Hoa
 
b) Đối với Hoa Kỳ:
Trong hơn 20 năm từ 1949-1971:
Trào lưu chính trong chiến lược đối với Mỹ của Trung Quốc là chống Mỹ, “chống chủ nghĩa đế quốc và chính sách của Mỹ”, trong đó bao gồm việc chống chiến lược, chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ.

Tháng 6/1950, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã tuyên bố đưa chiến hạm đến đóng quân tại eo biển Đài Loan, cản trở Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc giải phóng Đài Loan, thống nhất đất nước và bắt đầu cổ xúy cho cái gọi là “định luật về vị trí của Đài Loan”. Từ đó, Mỹ trở thành mối đe dọa lớn nhất.

- Trung Quốc không chỉ đấu tranh với Mỹ vế vấn đề Đài Loan, mà còn phản đối Mỹ về các vấn đề tương tự liên quan đến một số quốc gia và khu vực khác như Triều Tiên, Việt Nam.
Cuối những năm 60 thế kỷ 20:
- Trung Quốc thay đổi đường lối đối ngoại: liên kết với Mỹ, cùng Mỹ kiềm chế bá quyền Liên Xô.
- Sau cuộc chiến ở đảo Trân Bảo tháng 3/1969, Trung Quốc đứng trước sức ép lớn của mối đe dọa Liên Xô, còn Mỹ bắt đầu ở thế phòng thủ trong đối kháng Mỹ-Xô, lại hy vọng thông qua cải thiện quan hệ với Trung Quốc kiềm chế Liên Xô bành trướng, bởi vậy Trung Quốc và Mỹ đã xích gần nhau về mặt chiến lược.
- Ngày 1/5/1969, Mao Trạch Đông đã gặp gỡ một số sứ giả nước ngoài ở Lầu thành Thiên An Môn, bày tỏ Trung Quốc mong muốn cải thiện và phát triển quan hệ với các nước trên thế giới.
Tháng 7/1971, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Kissinger đã bí mật tới thăm Trung Quốc, tới tháng 10 Kissinger lần đầu tiên công khai tới thăm Trung Quốc; tháng 2/1972 Tổng thống Nixon cũng công khai tới thăm Trung Quốc quan hệ Trung-Mỹ do đó có những thay đổi mang tính bước ngoặt.
Tháng 2/1973, trong cuộc hội đàm với đặc sứ Mỹ Kissinger, Mao Trạch Đông đã đưa ra chiến lược ngoại giao “một trục” (Trung Quốc, Nhật Bản, Pakixtan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Âu, Mỹ), và “một mảng khối lớn” (tức là tất cả các nước xung quanh trục này cùng nhau đoàn kết chống lại và kiềm chế sự mở rộng đối ngoại của Liên Xô) để kiềm chế bá quyền Liên Xô.

Tháng 10/1971 chiếc ghế hợp pháp của Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc được khôi phục, tiếp theo đó Trung Quốc lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phát triển phương Tây.
II. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1978-2000:
1. KHÁI QUÁT CHUNG:
Đặc điểm của thời kỳ này là Trung Quốc cải cách mở cửa, tiếp tục phát triển, không ngừng hướng tới thế giới, địa vị quốc tế ngày một nâng lên.
Bối cảnh trực tiếp để ngoại giao Trung Quốc có những thay đổi lớn là Hội nghị toàn thể trung ương 3 khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12/1978 đã chấm dứt đường lối tư tưởng “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” ở trong nước, xác lập chiến lược cải cách mở cửa lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm;từng bước hòa hoãn, cải thiện và phát triển mối quan hệ với các nước, trong đó có Liên Xô và Việt Nam.
Trong khi đó, kể từ khi 2 nước Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, những tồn tại trong vấn đề Đài Loan, nhân quyền vẫn có tác động nghiêm trọng và ảnh hưởng đến quan hệ Trung – Mỹ.
Do vậy, bắt đầu từ thập niên 1980, tuy chiến lược “liên kết với Mỹ” vẫn là nội dung chủ yếu và đặc trưng của quan hệ Trung – Mỹ trước khi Chiến tranh lạnh kết thúc nhưng có phần mờ nhạt hơn.
- Cuối những năm 80 thế kỷ 20, sóng gió quốc tế thay đổi bất ngờ. Đông Âu biến động, Liên Xô tan rã, tình hình quốc tế có những thay đổi căn bản; năm 1999, quan hệ Trung-Mỹ đột ngột xấu đi
Trước cục diện này, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra phương châm chỉ đạo quan hệ đối ngoại “lặng lẽ quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó, giấu mình chờ thời”, đồng thời nói “phải bình tĩnh, bình tĩnh, bình tĩnh hơn, miệt mài làm việc, làm tốt mọi việc là việc của chúng ta”. Thời kỳ này, các công việc ngoại giao của Trung Quốc luôn kiên trì phương châm và lập trường của mình khi phải đối mặt với các sức ép lớn.
Sau đó, cùng với những thay đổi của tình hình trong và ngoài nước, ngoại giao Trung Quốc bắt đầu chú trọng ngoại giao xung quanh, ngoại giao đối tác và ngoại giao đa phương, ngoại giao nước lớn của Trung Quốc bắt đầu nổi rõ.
 
2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VỚI CÁC QUỐC GIA VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI:
Trung quốc - Liên Xô:
28/7/1986, bài diễn văn của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.Gorbachev đề cập đến ý nghĩa to lớn của cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Xô-Trung đối với quan hệ hai nước, kèm theo lời hứa hẹn sẽ giảm quân đóng dọc theo biên giới Xô-Trung (26 vạn người trong 2 năm)

2/9/1986, Đặng Tiểu Bình cũng xác định rõ con đường cải thiện quan hệ hai nước: “..có ba trở ngại trong quan hệ Xô-Trung…, đó là sự hiện diện của quân đội Xô Viết trên vùng biên giới Trung – Xô và Trung – Mông Cổ, sự hiên diện quân đội Liên Xô ở Afghanistan và sự ủng hộ mà Liên Xô dành cho Việt Nam trong vấn đề quân lính Việt Nam ở Campuchia”..
15–18/5/1989, Gorbachev chính thức viếng thăm Trung Quốc

9/5/1991, Bắc Kinh và Moskva cùng ra lời tuyên bố rằng Trung Quốc và Liên Xô không còn là mối đe dọa của nhau

12-19/5/1991, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân sang thăm Liên Xô. Cuộc viếng thăm kết thúc bằng việc kí kết Hiệp định về biên giới phía Đông Trung –Xô.

Mối quan hệ song phương chín muồi và vững chắc này thể hiện giai đoạn ổn định và bình đẳng nhất trong quá trình phát triển của hai bên trong hai thế kỷ qua
b) Trung Quốc – Hoa Kì:
Năm 1992, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đề ra phương châm chiến lược 16 chữ đối với Mỹ là “Tăng cường tin tưởng, giảm thiểu phiền phức, hợp tác phát triển, không có đối kháng” .
Cùng với sự thay đổi và phát triển của tình hình, trong chuyến thăm Mỹ vào năm 1997, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đưa ra phương châm 16 chữ mới đối với Mỹ là “Tăng cường hiểu biết, mở rộng nhận thức, phát triển hợp tác, tạo dựng tương lai” .
c) Trung Quốc – Nhật Bản:

1972-1978, nối lại quan hệ ngoại giao cấp nhà nước, bình thường hóa quan hệ hai nước. Trung Quốc đã áp dụng chiến lược và chính sách “băng tan” nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng, đặc biệt quan tâm chú ý đến hoạt động giao lưu nhân dân và trao đổi kinh tế mang tính lâu dài.
1970-1990, phát triển quan hệ hữu nghị hòa bình Trung – Nhật. Giai đoạn này, chính sách của Trung Quốc đối với Nhật Bản chủ yếu là giao lưu kinh tế, trao đổi kĩ thuật, quan hệ kinh tế thương mại có vai trò là đòn bẩy để phát triển mối quan hệ chính trị giữa hai nước.
  Từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay, mối quan hệ chính trị an ninh Nhật-Trung đã bước vào thời kỳ chuyển ngoặt định vị lại.
c) Trung Quốc – Châu Á:
Đến đầu thập niên 1980, Trung Quốc mới lần đầu tiên hình thành được đường lối, chính sách tương đối hoàn chỉnh, nhất quán, liên tục đối với khu vực châu Á, đánh dấu bằng những động thái phát triển các mối quan hệ láng giềng hữu nghi của nước này.
Mục tiêu của Trung Quốc là nhằm tạo dựng môi trường quốc tế cũng như môi trường lân cận ổn định để phục vụ cho công cuộc xây dựng, hiện đại hóa đất nước.

Trung Quốc đã có những điều chỉnh thiết thực:
Thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác đa phương ở một số khu vực như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Á,…
Thông qua hợp tác kinh tế ưu tiên cùng có lợi, giao lưu văn hóa cũng
Thông qua sự đổi mới về chính trị và kinh tế, bên cạnh việc phát triển nền kinh tế quốc dân, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, tích cực giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các nước láng giềng,

e) Trung Quốc – ASEAN:
Năm 1993 được coi là “ Năm ASEAN của Trung Quốc”.
Trong năm 1993, Trung Quốc đã mời hầu hết các nước ASEAN sang thăm Trung Quốc và cử chủ tịch Quốc Hội Kiều Thạch, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Bộ Trưởng Ngoại Giao sang thăm các nước ASEAN; mở cửa rộng rãi cho các nước ASEAN đầu tư vào Trung Quốc với chính sách ưu đãi riêng.

Trung Quốc cũng chú trọng cải thiện quan hệ với các nước láng giềng có cùng chung biên giới với Trung Quốc:
Kí kết các Hiệp định, buôn bán biên giới với Nga, Mông Cổ
Kí hiệp định tin cậy với Ấn Độ
Kí kết hiệp định biên giới với Lào
Kí kết thỏa thuận về nguyên tắc đàm phán giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ, mở đường sắt liên vận quốc tế với Việt Nam…

1996, tại diễn đàn ASEAN, Trung Quốc lần đầu tiên đề xướng chủ trương về quan điểm an ninh, trong đó có trọng tâm là cùng tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng, hợp tác.
f) Trung Quốc – Đài Loan:
f) Trung Quốc – Đài Loan:
10/1984, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chính sách “một quốc gia-hai chế độ” đối với Đài Loan.
7/1997, trong lúc chờ đợi xem Trung Quốc xử sự như thế nào với Hồng Kông, chính quyền Đài Loan theo đuổi chính sách giảm dần những giới hạn trong quan hệ với CHND Trung Hoa.
Từ năm 1987-1988, dân Đài Loan được phép viếng thăm Hoa lục.

Quan hệ buôn bán không chính thức qua ngã Hồng Kông tăng lên, còn vốn đầu tư của tư nhân Đài Loan vào Hoa lục đến cuối năm 1990 đã đạt con số 4 tỉ dollar.
CHND Trung Hoa cũng có nhiều cử chỉ thiện chí, như ngừng công việc tuyên truyền qua eo biển, tiếp đón Hội trao đổi qua eo biển Đài Loan tháng 4/1991
Nhưng vẫn cự tuyệt đề nghị thống nhất trên cơ sở dân chủ đa nguyên và kinh tế thị trường tự do, và tiến hành đàm phán với Đài Loan theo thủ tục của hai chính phủ độc lập.
Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
g) Các quốc gia và khu vực khác:
g) Các quốc gia và khu vực khác:

Lần lượt khôi phục quan hệ ngoại giao với In-đô-nê-xi-a , thiết lập quan hệ ngoại giao với Xin-ga-po , Bru-nây và Hàn Quốc , bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Mông Cổ .
Năm 1996 , chủ tịch Giang Trạch Dân sang thăm ba nước Nam Á , thông qua thương lượng xác định , Trung Quốc và Ấn Độ thiết lập quan hệ đối tác mang tính xây dựng hướng tới thế kỷ 21.
Trung Quốc và Pa-ki-xtan thiết lập quan hệ đối tác hợp tác toàn diện hướng tới thế kỷ 21
Trung Quốc và Nê-pan thiết lập quan hệ đối tác láng giềng thân thiện vĩnh viễn .

Trung Quốc tích cực phát triển quan hệ với các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ-la tinh cũng như các nước Đông Âu và Trung Âu
Củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước châu phi phía Nam Sa-ha-la .
Trung Quốc không ngừng phát triển quan hệ với các nước Mỹ-La tinh . Đã có 19 nước châu Mỹ-La tinh thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc . Một số nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cũng bắt đầu xem xét việc phát triển quan hệ với Trung Quốc .
VA I TRÒ CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO:


MAO TRẠCH ĐÔNG
ĐẶNG TIỂU BÌNH
GIANG TRẠCH DÂN
C.Kết luận:
Ngoại giao Trung Quốc luôn biết kế thừa và sáng tạo, giương cao ngọn cờ hòa bình nên đã giành được những thành tựu to lớn hơn

Một là, ngoại giao Trung Quốc đã tạo nên một môi trường quốc tế và môi trường xung quanh thật ưu việt cho việc xây dựng kinh tế trong nước, đảm bảo kinh tế Trung Quốc liên tục phát triển ổn định với tốc độ cao.
Thứ hai, phải kể đến việc Trung Quốc luôn tích cực gia nhập vào xã hội quốc tế, hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp với thế giới bên ngoài
Ba là, trong các sự vụ quốc tế, Trung Quốc chủ trì công lý quốc tế, vì vậy mà địa vị quốc tế cũng không ngừng gia tăng
Bốn là, đường lối ngoại giao của Trung Quốc đã được mở ra, hình thành nên một bố cục quan hệ đối ngoại tốt đẹp mang tính toàn diện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)