Chính sách của Đảng tại Lâm Đồng

Chia sẻ bởi Hannah Sn | Ngày 27/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Chính sách của Đảng tại Lâm Đồng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÍNH SÁCH
CỦA ĐẢNG
TẠI LÂM ĐỒNG
Học sinh thực hiện:
Nguyễn Thị Hoàng Hà – 12Hoá 2
Mục lục
I. Giới thiệu Lâm Đồng
II. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp
1. Hoàn cảnh:
2. Chính sách của Đảng:
III. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
1. Hoàn cảnh:
2. Chính sách của Đảng:
3. Kết quả:
4. Rút kinh nghiệm:
III. Trong thời kì hiện nay
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi ở Nam Tây Nguyên có diện tích khoảng 10.400 km2, phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, phía Tây giáp các tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, phía Đông và phía Nam giáp các tỉnh Khánh Hòa, Thuận Hải, Đồng Nai.
Lâm Đồng có vị trí chiến lược quan trọng, là điểm nối tiếp giữa Nam Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn bằng đường quốc lộ 20, nối liền với đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ bằng đường 11, đường số 8 và đường xe lửa Đà Lạt, Tháp Chàm.
I. Giới thiệu Lâm Đồng:
Do vị trí chiến lược quan trọng đó nên trước đây thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã xây dựng Lâm Đồng trong thế chiến lược liên hoàn nhằm bảo vệ từ xa cơ quan đầu não của chúng ở Sài Gòn, đồng thời làm bàn đạp để đánh phá phong trào cách mạng các tỉnh Cực Nam Trung bộ và Nam Tây Nguyên.
Buôn người Lạch trước khi xây dựng Hồ Lớn
II. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp:
1. Hoàn cảnh:
Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, Lâm Đồng là một trong những tỉnh bị địch chiếm đóng sớm (tháng 1-1946).
Chúng đẩy mạnh phát triển tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc và bố trí đồng bào thiên chúa giáo di cư ở các điểm dân cư có vị trí chiến lược quan trọng. Tình hình đó đã làm cho ta gặp khó khăn trong việc xây dựng và phát triển thực lực cách mạng.
2. Chính sách của Đảng:
Ở Lâm Đồng, tổ chức Đảng được thành lập từ tháng 4 năm 1930 và đã lãnh đạo nhân dân tham gia các cao trào cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ không ngừng được củng cố và phát triển, Ban cán sự Đảng tỉnh và các huyện được thành lập, toàn Đảng bộ có hàng trăm đảng viên. Ngay từ đầu Ban cán sự Cực Nam và Ban cán sự Đảng Tỉnh không kịp thời sắp xếp lại tổ chức, bố trí cán bộ, đảng viên ở lại hoạt động.
Giai đoạn tổ chức Đảng, xây dựng và phát triện lực lượng Cách mạng, Đảng ta có những chính sách:
+ Củng cố tổ chức Đảng, xây dựng thực lực cách mạng, đấu tranh đòi hòa bình, chống địch khủng bố
+ Từng bước chuyển hướng đấu tranh trong tình hình mới
+Đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng căn cứ. Mở rộng địa bàn hoạt động. Chuyển phong trào lên một bước mới
III. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ:
1. Hoàn cảnh:
Cùng với sự phát triển của cách mạng miền Nam, phong trào cách mạng ở các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều chuyển biến rõ rệt, hoạt động vũ trang vừa tiêu diệt được sinh lực địch, vừa hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ, hình thành được nhiều vùng căn cứ, hành lang chiến lược Nam - Bắc và hành lang liên lạc giữa các tỉnh được giữ vững.
Để thống nhất sự chỉ đạo đối với chiến trường Nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên, đồng thời đảm bảo yêu cầu củng cố hành lang chiến lược Nam-Bắc và xây dựng căn cứ Nam Tây Nguyên, tháng 7-1961, Trung ương Đảng quyết định sát nhập các tỉnh Liên tỉnh 3 và tỉnh Đắc Lắc của Liên tỉnh 4 thành lập khu 6 trực thuộc sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, sau đó Tỉnh ủy Lâm Đồng và Tỉnh ủy Tuyên Đức cũng được thành lập để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở các địa phương.
2. Chính sách của Đảng:
+Tỉnh uỷ Lâm Đồng cũ (31) lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ căn cứ, hành lang; đẩy mạnh hoạt động vũ trang, phát động nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ, tiếp tục mở rộng căn cứ
-Để hình thành cơ quan lãnh đạo của Tỉnh, ngày 31- 8- 1961, Ban Cán sự Đảng tỉnh Lâm Đồng được thành lập và lấy phân hiệu B7. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban cán sự lúc này là lãnh đạo việc mở rộng phong trào ở 2 phía Bắc và Nam đường 20 để xây dựng căn cứ, củng cố và bảo vệ đường hành lang chiến lược Nam Bắc trên đất Lâm Đồng.
-Giữa năm 1962 Tỉnh ủy thành lập Ban cán sự Đảng K3 (tức Di Linh) để chỉ đạo phong trào từ cầu Đại Ninh đến ấp 17.
-Tỉnh ủy tiến hành sắp xếp lại tổ chức và phân chia các vùng căn cứ
-Mỹ-Diệm thực hiện kế hoạch Xta-lây-tây-lo Tỉnh ủy Lâm Đồng chủ trương: ở vùng căn cứ, vừa sẵn sàng đánh địch càn quét, vừa phát triển thực lực tại chỗ, xây dựng căn cứ mạnh về mọi mặt đủ sức bám trụ và giữ vững lâu dài. Ở phía trước tích cực xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng, tiến lên đánh địch bằng 3 mũi giáp công, làm tan rã bộ máy kèm, giành quyền làm chủ ở vùng yếu.
=> Các đơn vị vũ trang có sự phối hợp của lực lượng du kích đánh địch 74 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 300 tên, thu 84 súng, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá 27 ấp chiến lược, giải phóng hơn 10.000 dân. Ở các vùng căn cứ, chính quyền cách mạng ở cơ sở từng bước được củng cố, đồng bào hăng hái tăng gia sản xuất, tích cực bố phòng bảo vệ căn cứ. Hàng trăm thanh niên tình nguyện tham gia lực lượng vũ trang và thành lập thêm 50 tổ du kích làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ. Trong các buôn làng đã mở thêm gần 100 lớp học văn hoá cho gần 3.000 con em đồng bào các dân tộc theo học.
+Tỉnh ủy Tuyên Đức lãnh đạo phong trào chống dồn dân, quyết tâm bám trụ đánh địch, xây dựng thực lực cách mạng
+Đảng bộ Lâm Đồng (cũ) tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, tích cực đánh địch, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng
- Kết hợp chặt chẽ phương châm "hai chân ba mũi", mở rộng phong trào ở phía trước và xây dựng vùng căn cứ vững mạnh
-Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 -> Mĩ-Nguỵ thất bại nặng nề
+Đảng bộ Tuyên Đức nêu cao quyết tâm bám trụ phá ấp, phá kèm, giành quyền làm chủ ở nông thôn và đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị ở Đà Lạt
-Kết hợp hoạt động vũ trang với đấu tranh chính trị, tích cực xây dựng cơ sở và mở rộng phong trào
-Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 - một bước chuyển biến lớn của phong trào cách mạng tỉnh Tuyên Đức
+Đảng bộ Lâm Đồng (cũ) lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, tích cực đánh địch mở rộng vùng giải phóng
-Tập trung lực lượng đánh bại mọi âm mưu và hành động của địch, giữ vững phong trào cách mạng (từ đầu năm 1969 đến tháng 6 năm 1970)
-Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (cũ) lần thứ nhất là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành của Đảng bộ sau 9 năm thành lập, đánh giá những thắng lợi to lớn, toàn diện của phong trào cách mạng địa phương và biểu dương công lao của đồng bào các dân tộc ít người vùng căn cứ, góp phần xứng đáng trong việc xây dựng và bảo vệ căn cứ ngày càng vững mạnh.
+Đảng bộ Tuyên Đức lãnh đạo nhân dân giữ vững thế tiến công chiến lược, đẩy mạnh phong trào thị xã Đà Lạt
-Tiếp tục tấn công tiêu diệt địch, đưa phong trào địa phương lên một bước mới (từ đầu năm 1969 đến tháng 6-1970)
-Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Đức lần thứ nhất được tiến hành trọng thể từ ngày 10 đến ngày 13-7-1970. Về dự Đại hội là những đại biểu ưu tú thay mặt cho gần 1.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với phong trào cách mạng địa phương trong 9 năm qua, biểu dương những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân đã giành
+Đấu tranh quyết liệt chống địch lấn chiếm, giữ vững - phát triển phong trào và giành quyền làm chủ (từ tháng 2.1973 - 11.1974)

+Lâm Đồng, Tuyên Đức trong thời gian chuẩn bị lực lượng và tranh thủ thời cơ giải phóng toàn tỉnh (Từ tháng 12-1974 đến tháng 4-1975)
3. Kết quả:
Ngày 3-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lâm Đồng đã kết thúc thắng lợi, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975 và cũng là kết thúc cuộc trường kỳ kháng chiến 30 năm chống ngoại xâm của dân tộc ta và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam nước ta.

Thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước mà nhân dân Lâm Đồng đạt được, bắt nguồn trước hết từ đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam; nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo tài giỏi của Trung ương Đảng, Bộ chính trị Trung ương, của Trung ương Cục miền Nam; sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và sâu sát của Khu ủy và Quân khu ủy Khu 6; sự chi viện giúp đỡ to lớn sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc và tỉnh Hà Giang anh em; của tình đoàn kết chiến đấu "chung một chiến trường" của Đảng bộ va quân dân các tỉnh Cực Trung Bộ và Tây Nguyên...
4. Rút kinh nghiệm:
Nắm vững, vận dụng và thực hiện đường lối, phương châm, phương pháp cách mạng của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng gắn với xây dựng vùng căn cứ cách mạng vững mạnh.
Vận dụng phương châm, phương thức công tác đô thị .
Xây dựng Đảng: chưa phong phú và không ổn định.

Hình ảnh những người nông dân sau giải phóng
IV. Trong thời kì hiện nay:
Quan tâm, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, lão thành cách mạng.
Tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về kinh tế-xã hội đối với vùng miền núi, vùng đồng bào đặc biệt khó khăn trong tỉnh.
Tăng cường xây dựng văn hóa du lịch để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Phát triển ngành sản xuất rau, hoa sạch, đồng thời, phát triển ngành công nghiệp chế biến.

Phát triển kinh tế hợp tác trong thời kì hội nhập.
Đà Lạt phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí của đô thi lọai I
Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng (rừng quốc gia Cát Tiên

Rừng Cát Tiên
Phát triển kinh tế hợp tác trong thời kì hội nhập.
Phấn đấu hòan thiện các tiêu chí của đô thi lọai I
Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng (rừng quốc gia Cát Tiên
Đầu tư phát triển cơ sở vật chất trong giáo dục góp phần xây dựng xã hội học tập
Quan tâm ngành y tế: tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ y-bác sĩ giỏi đáp ứng nhu cầu hiện nay
Tóm lại, nhờ vào những chính sách phù hợp của Đảng và Nhà nước, Lâm Đồng không chỉ đánh đuổi được giặc ngọai xâm trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, mà hiện nay, Lâm Đồng đang trên đà phát triển đi lên.
Đà Lạt
Đồi chè Lâm Đồng
Học sinh thực hiện:
Nguyễn Thị Hoàng Hà – 12Hóa 2

Nguồn tài liệu:
http://www.lamdong.gov.vn/
http://www.google.com.vn/
http://www.vi.wikimedia.org/
Kỷ niệm Đà Lạt 115 năm (1983-2008)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hannah Sn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)