CHINH PHỤ NGÂM

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Thi | Ngày 26/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: CHINH PHỤ NGÂM thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
(((
CHINH PHỤ NGÂM,
MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN
                                                                     NGUYỄN THỊ THANH HẰNG
                                                                                              Tổ Ngữ Văn
       Đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục (thường gọi là làng Mọc), huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội), sống vào nửa đầu thế kỷ XVIII thời vua Lê Dụ Tông (1705 – 1729) và chúa Nhân Vương Trịnh Cương. Là người nổi tiếng hiếu học và tài ba, tính tình phóng khoáng, sinh thời, ông có sáng tác một số tác phẩm nhưng chỉ đến khi Chinh phụ ngâm ra mắt độc giả thì tên tuổi của ông mới được khẳng định trên thi đàn.
       Chinh phụ ngâm đã được Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán khoảng từ năm 1740 đến năm 1742, dài 478 câu theo thể trường đoản cú. Kiệt tc này có một vị trí văn học sử vô cùng đặc biệt: cắm mốc mở đầu về cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của văn học cổ điển ở thế kỷ XVIII, một giai đoạn văn học phát triển rất rực rỡ từng được mệnh danh là “thời đại hoàng kim”.
       Ngay từ lúc chào đời, Chinh phụ ngâm đã gây ra một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ thời bấy giờ. Họ chú ý đến tác phẩm vì nó báo hiệu một xu hướng mới của văn học: nội dung văn học mang tính nhân văn chủ nghĩa (đi sâu vào cuộc sống của con người, quan tâm đến những vấn đề thuộc về hạnh phúc của con người và đề cao con người …). Đây là điều mà bộ phận văn học trước đó ít quan tâm đến. Vì quá yêu thích tác phẩm nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm và cho đến nay thì bản dịch của Phan Huy Ích vẫn được đánh giá là thành công nhất. Vậy Phan Huy Ích là ai ?
       Phan Huy Ích (1751 – 1822), có quê tổ ở làng Thu Hoạch, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Phan Huy Cẩn, đỗ Tiến sĩ năm 1754. Ông vốn rất thông minh. Năm 22 tuổi, đậu Hương cống trường Nghệ An. Năm 25 tuổi (1775), đậu Hội Nguyên (Tiến sĩ). Cuộc đời làm quan lắm nỗi thăng trầm. Ngoài dịch phẩm Chinh phụ ngâm, hai tập thơ văn chữ Hán của ông là Dụ Am ngâm lục và Dụ Am văn tập cũng được ít nhiều độc giả biết đến.
       Với chủ đề tố cáo chiến tranh phi nghĩa và thể hiện niềm khao khát về một cuộc sống hòa bình, con người được yêu đương, được sống trong hạnh phúc của tình yêu tuổi trẻ,Chinh phụ ngâm thật sự là một tác phẩm có giá trị, thắm đượm chủ nghĩa nhân văn. Có lẽ nội dung nhân văn chủ nghĩa của tác phẩm đã được khơi nguồn từ những tiếng nói oán trách chiến tranh phi nghĩa trong các bài ca dao xưa, hoặc được gợi mở từ nhiều bài thơ phản chiến của văn học Trung Quốc như: Thập ngũ tòng quân chinh, Chiến thành Nam …, hoặc từ những bài thơ có cùng đề tài của các nhà thơ lớn đời Đường như là: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư dị, Vương Xương Linh, Sầm Than v.v… Vì lẽ ấy mà hầu hết độc giả đều có thể cảm nhận được niềm xúc cảm chân thật, mạnh mẽ toát lên từ toàn bộ khúc ngâm.
       Chinh phụ ngâm ra đời vào thế kỷ XVIII, khi đất nước Đại Việt đang ngập chìm trong khói lửa chiến tranh. Giai cấp phong kiến đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt đối với phong trào nông dân khởi nghĩa. Do đó, lúc này, người dân phải sống trong cảnh điêu linh, thống khổ, cùng có một nỗi niềm là oán ghét chiến tranh. Sáng tác từ bối cảnh như thế, cảm hứng của Đặng Trần Côn không thể không bắt nguồn từ hiện thực. Phan Huy Chú, trong Lịch triều hiến chương loại chí có nói rõ:“Nhân đầu đời Cảnh Hưng, việc binh nổi dậy, người ta đi đánh trận phải lìa nhà, Đặng Trần Côn cảm thời thế mà làm ra”.
        Là tác phẩm trữ tình, được sáng tác bằng bút pháp chủ yếu là tượng trưng, ước lệ, Chinh phụ ngâm, với nội dung là lời than vãn của người thiếu phụ có chồng đi đánh giặc xa, lâu chưa về, hiển nhiên, có nhân vật chính là người chinh phụ. Tâm trạng trông chồng khắc khoải và sầu muộn của nàng đã góp phần tô đậm thêm tính chất nhân văn chủ nghĩa của khúc ngâm. Phần trích dẫn và phân tích một số đoạn thơ trong tác phẩm sau đây sẽ giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về nội dung trên.
           Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 24):
       Thủa trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
  Xanh kia thăm thẳm từng trên,
                                 Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
Trống Tràng Thành lung lay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Thi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)