Chinh phụ ngâm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: chinh phụ ngâm thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

I.ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG CHINH PHỤ NGÂM
1.1. Đề tài chiến tranh trong văn học dân gian
Hình ảnh chiến tranh xuất hiện toàn diện, rõ nét: từ hình ảnh người anh hùng tay gươm, tay giáo, địa hình cuộc chiến, thế mạnh,....
+ Sử thi I-li-at của người Hy Lạp cổ đại khắc họa rõ nét toàn diện cuộc chiến của đội quân Tơ-roa và quân Hy Lạp đến thế trận, địa hình, bên cạnh đó là hình ảnh những người anh hùng như Asin, Hector,.... với thế mạnh riêng của từng người.
+ Thánh Gióng – cuộc chiến giữa nhân dân Việt và giặc Ân. Đó là hình ảnh người anh hùng đại diện cho cả dân tộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Hình ảnh chiến tranh cũng xuất hiện với những người anh hùng dân tộc, người anh hùng thời đại:
“ Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà quản tượng cỡi voi bành vàng”
Câu ca dao ca ngợi công đức chống giặc ngoại xâm của Triệu Nữ Vương (tức Triệu Thị Trinh). Bà Triệu phất cờ khỏi nghĩa chống quân Đông Ngô. Khi bà đánh giạc mặc áo giáp vàng cưỡi voi xông vào quân địch như xông vào chỗ không người.
Gần thời Đặng Trần Côn đã có những bài ca dao nói đến cuộc nội chiến Lê- Mạc (thế kỉ XVI), Trịnh- Nguyễn (thế kỉ XVII) như:
“ Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
Hay
“ Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”
1.2. Những tác phẩm đề cập đến đề tài chiến tranh trong văn học Trung Quốc
Thời Hán:
“ Thập ngũ tòng quân chinh” ( 15 tuổi ra trận)
“ Chiến thành Nam” ( đánh trận ở Thành Nam)
“ Tiểu mạch đồng dao” ( đồng dao lúa tiểu mạch)
Thời Đường:
Xuất hiện những nhà thơ viết về cuộc chiến tranh do triều đình phong kiến phát động nhằm mở rộng bờ cõi. Các nhà thơ lớn như Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đã đề cập đến cuộc sống của người chinh phu nơi biên ải và chinh phụ ở chốn phòng khuê.
Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” (Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa) là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc (220-280) theo phương pháp bảy phần thực, ba phần hư cấu. Tác phẩm này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc. Đó là hình ảnh chiến tranh trong thời tam quốc: chiến tranh loạn lạc giữa mười quân Phiệt(190-200), trận tiền Xích Bích(200-208), hậu Xích Bích(208-220).
Tác phẩm “Thủy hử” diễn tả quá trình thất bại của cuộc khỏi nghĩa các anh hùng Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo.
1.3.Hình ảnh chiến tranh trong “ Chinh phụ ngâm khúc”
“Chinh phụ ngâm khúc” phản ánh vấn đề nóng hổi của thời đại, là tiếng nói chống chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hòa bình của nhân dân dưới hình thức độc thoại của người vợ có chồng ra trận.
1.3.1.Nỗi khổ của con người trong chiến tranh
Mở đầu là lời than về cuộc đời bất hạnh của “khách má hồng” nói chung sau đó người chinh phụ cất lời than về nỗi thống khổ của mình trong hoàn cảnh chiến tranh.
Trước hết, chiến tranh buộc kẻ làm trai phải xa nhà, lìa vợ con:
“Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa
Bóng cờ, tiếng trống xa xa
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa buồng.”
Kẻ làm trai thời loạn dẫu đã quyết tâm ra đi chinh chiến vì “ phép công là trọng, niềm tây sá nào” nhưng khi phải xa lìa những người yêu thương mấy ai đã tránh khỏi sầu oán? Đến như Hector- một anh hùng vĩ đại trong sử thi I-li-at giây phút chàng từ biệt vợ trẻ con thơ lên đường ra trận cũng xiết bao bùi ngùi, lưu luyến. Người chiến sĩ thời nay có khác gì?
“Tôi có người vợ trẻ đẹp như thơ
Tuổi chớm đôi mươi, cưới buổi dâng cờ
Má trắng mịn thơm thơm mùi lúa chín
Ai ra đi mà chẳng từng bịn rịn
Rời yêu thương nào đã mấy ai vui
Em ngậm ngùi nhìn với lúc chia phôi
Anh mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ”
Chiến tranh còn đầy đọa kẻ chinh nhân trong cuộc sống gian khổ, giãi dầu:
“Hơi gió lạnh, người rầu mặt rạn
Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon
Ôm yên gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh”
Chiến trường thì đầy rẫy những hiểm nguy:
Hay: “Nay Hán xuống Bạch Thành đóng lại
Mai Hồ vào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)