Chính khí
Chia sẻ bởi Mai Xuân Thượng |
Ngày 06/11/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Chính khí thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Chính khí
December 29th, 2011 admin
Người học võ trọng tinh thần thượng võ. Chính khí là một trong những yếu tố làm nên thượng võ. Người thượng võ có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, bất khuất, kiên cường, uy dũng, liêm sỉ, chính trực… Khoa học quân sự nhận định: Hỏa lực, quân số, kỹ thuật tác chiến chỉ giữ được nửa phần quyết định chiến trường, phân nửa còn lại thuộc về chính khí, có dám quyết chiến và làm chủ trận đánh hay không. Võ thuật cũng như khoa học quân sự: Thể lực, kỹ chiến thuật là một nửa, phân nửa còn lại là tinh thần bất khuất.
Ảnh minh họa
Lịch sử chứng minh những võ tướng trung kiên, chân thực đều là người chính khí. Đặng Đức Siêu (1751 – 1810) trong bài văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu có viết: “…Chỉ non sông giã với cô thành, chén tân khổ nhắp ngon mùi chính khí…” (tân khổ là cay đắng, có nghĩa là thuốc độc. Uống thuốc độc chết để bảo toàn chính khí).
Võ thuật tồn tại qua bao thời kỳ, bao thế hệ, có lúc mưa dồn sóng dập nhưng vẫn uy vũ trường tồn giữa trời cao, biển rộng, đất dày bởi trong võ có chính khí. Để được chính khí người học võ tinh tấn rèn luyện, sửa thân tâm chính trực, có ý chí và lý tưởng.
1. VÕ TƯỚNG TRẦN BÌNH TRỌNG: TINH THẦN BẤT KHUẤT
Trần Bình Trọng (1259 – 1285), danh tướng đời Trần, sinh tại xã Bảo Thái, nay là huyện Thanh Xuân tỉnh Thanh Hóa, có lòng dũng liệt hơn người. Ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (Trùng Hưng thứ I), ông cầm quân đánh giặc, bị bắt rồi hy sinh khi chặn giặc ở bãi Thiên Mạc trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, được truy phong tước Bảo Nghĩa Vương.
Sử chép: Trần Bình Trọng bị bắt, tướng Nguyên là Thoát Hoan biết ông là tướng tài, tìm mọi cách khai thác, dụ hàng nhưng ông kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng đã khẳng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Trần Bình Trọng bị quân Nguyên giết, năm đó ông 26 tuổi.
Phan Kế Bính trong “Truyện Hưng Đạo” có thơ vịnh tinh thần bất khuất của danh tướng Trần Bình Trọng như sau:
Giỏi thay Trần Bình Trọng! Dòng dõi Lê Đại Hành, Đánh giặc dư tài mạnh, Thờ vua một tiết trung, Bắc vương sống mà nhục, Nam quỷ thác cũng vinh, Cứng cỏi lòng trung nghĩa, Ngàn thu tỏ đại danh.
2. VÕ TƯỚNG HOÀNG DIỆU: QUYẾT TỬ VỚI HÀ THÀNH
Hoàng Diệu (1828 – 1882), người quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi bị Pháp tấn công năm 1882. Tên thật của ông là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai, sinh ngày mồng 10 tháng 2 năm Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Mạng thứ X (1828) tại làng Quang Đài, huyện Diên Phước (sau đổi là huyện Điện Bàn), tỉnh Quảng Nam. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Mậu Thân, nhằm niên hiệu Tự Đức nguyên niên năm 20 tuổi. Khoa Quý Sửu niên hiệu Tự Đức thứ VI, ông đỗ Phó bảng.
Sau khi chiếm được Nam bộ, Pháp chuẩn bị tấn công Bắc bộ. Vua Tự Đức giao cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình – 1880) với chức hàm Binh bộ thượng thư kiêm cả việc Thương chính. Từ năm 1880 – 1882 ông đã ba lần dâng sớ xin triều đình chi viện để củng cố phòng tuyến chống giặc tại Hà Nội, nhưng không nhận được hồi âm từ Huế.
Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882 tức ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ, Đại tá Henri Rivière cho 4 tàu chiến áp sát thành Hà Nội, hạ tối hậu thư yêu cầu Hoàng Diệu giải giới binh linh, và hẹn 8 giờ sáng hôm ấy các quan văn võ, Tổng đốc, Tuần vũ, Bố chánh, Án sát, Đề đốc và chánh phó Lãnh binh trong thành Hà Nội phải đến nộp mình tại dinh của Henri Rivière nhưng Hoàng Diệu không nghe theo.
8 giờ 15 phút quân Pháp bắt đầu tấn công, tàu chiến bắn yểm trợ cho 450 quân và thân binh đổ bộ chiếm thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu và quân dân trong thành chống giữ rất anh dũng, quyết tâm sống chết với Hà thành. Sự kháng cự quyết liệt đó đã gây nhiều thiệt hại nặng cho đối phương, Từ sự việc kho thuốc súng trong thành bị nổ gây nhiều đám cháy lớn, làm quân sĩ hoang mang cùng với sự chênh lệch về tương quan lực lượng, hỏa lực giữa đôi bên nên chỉ hơn hai giờ sau thì thành Hà Nội bị chiếm.
Trong tình thế tuyệt vọng, dù lực lượng binh
December 29th, 2011 admin
Người học võ trọng tinh thần thượng võ. Chính khí là một trong những yếu tố làm nên thượng võ. Người thượng võ có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, bất khuất, kiên cường, uy dũng, liêm sỉ, chính trực… Khoa học quân sự nhận định: Hỏa lực, quân số, kỹ thuật tác chiến chỉ giữ được nửa phần quyết định chiến trường, phân nửa còn lại thuộc về chính khí, có dám quyết chiến và làm chủ trận đánh hay không. Võ thuật cũng như khoa học quân sự: Thể lực, kỹ chiến thuật là một nửa, phân nửa còn lại là tinh thần bất khuất.
Ảnh minh họa
Lịch sử chứng minh những võ tướng trung kiên, chân thực đều là người chính khí. Đặng Đức Siêu (1751 – 1810) trong bài văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu có viết: “…Chỉ non sông giã với cô thành, chén tân khổ nhắp ngon mùi chính khí…” (tân khổ là cay đắng, có nghĩa là thuốc độc. Uống thuốc độc chết để bảo toàn chính khí).
Võ thuật tồn tại qua bao thời kỳ, bao thế hệ, có lúc mưa dồn sóng dập nhưng vẫn uy vũ trường tồn giữa trời cao, biển rộng, đất dày bởi trong võ có chính khí. Để được chính khí người học võ tinh tấn rèn luyện, sửa thân tâm chính trực, có ý chí và lý tưởng.
1. VÕ TƯỚNG TRẦN BÌNH TRỌNG: TINH THẦN BẤT KHUẤT
Trần Bình Trọng (1259 – 1285), danh tướng đời Trần, sinh tại xã Bảo Thái, nay là huyện Thanh Xuân tỉnh Thanh Hóa, có lòng dũng liệt hơn người. Ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (Trùng Hưng thứ I), ông cầm quân đánh giặc, bị bắt rồi hy sinh khi chặn giặc ở bãi Thiên Mạc trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, được truy phong tước Bảo Nghĩa Vương.
Sử chép: Trần Bình Trọng bị bắt, tướng Nguyên là Thoát Hoan biết ông là tướng tài, tìm mọi cách khai thác, dụ hàng nhưng ông kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng đã khẳng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Trần Bình Trọng bị quân Nguyên giết, năm đó ông 26 tuổi.
Phan Kế Bính trong “Truyện Hưng Đạo” có thơ vịnh tinh thần bất khuất của danh tướng Trần Bình Trọng như sau:
Giỏi thay Trần Bình Trọng! Dòng dõi Lê Đại Hành, Đánh giặc dư tài mạnh, Thờ vua một tiết trung, Bắc vương sống mà nhục, Nam quỷ thác cũng vinh, Cứng cỏi lòng trung nghĩa, Ngàn thu tỏ đại danh.
2. VÕ TƯỚNG HOÀNG DIỆU: QUYẾT TỬ VỚI HÀ THÀNH
Hoàng Diệu (1828 – 1882), người quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi bị Pháp tấn công năm 1882. Tên thật của ông là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai, sinh ngày mồng 10 tháng 2 năm Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Mạng thứ X (1828) tại làng Quang Đài, huyện Diên Phước (sau đổi là huyện Điện Bàn), tỉnh Quảng Nam. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Mậu Thân, nhằm niên hiệu Tự Đức nguyên niên năm 20 tuổi. Khoa Quý Sửu niên hiệu Tự Đức thứ VI, ông đỗ Phó bảng.
Sau khi chiếm được Nam bộ, Pháp chuẩn bị tấn công Bắc bộ. Vua Tự Đức giao cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình – 1880) với chức hàm Binh bộ thượng thư kiêm cả việc Thương chính. Từ năm 1880 – 1882 ông đã ba lần dâng sớ xin triều đình chi viện để củng cố phòng tuyến chống giặc tại Hà Nội, nhưng không nhận được hồi âm từ Huế.
Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882 tức ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ, Đại tá Henri Rivière cho 4 tàu chiến áp sát thành Hà Nội, hạ tối hậu thư yêu cầu Hoàng Diệu giải giới binh linh, và hẹn 8 giờ sáng hôm ấy các quan văn võ, Tổng đốc, Tuần vũ, Bố chánh, Án sát, Đề đốc và chánh phó Lãnh binh trong thành Hà Nội phải đến nộp mình tại dinh của Henri Rivière nhưng Hoàng Diệu không nghe theo.
8 giờ 15 phút quân Pháp bắt đầu tấn công, tàu chiến bắn yểm trợ cho 450 quân và thân binh đổ bộ chiếm thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu và quân dân trong thành chống giữ rất anh dũng, quyết tâm sống chết với Hà thành. Sự kháng cự quyết liệt đó đã gây nhiều thiệt hại nặng cho đối phương, Từ sự việc kho thuốc súng trong thành bị nổ gây nhiều đám cháy lớn, làm quân sĩ hoang mang cùng với sự chênh lệch về tương quan lực lượng, hỏa lực giữa đôi bên nên chỉ hơn hai giờ sau thì thành Hà Nội bị chiếm.
Trong tình thế tuyệt vọng, dù lực lượng binh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Xuân Thượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)