CHIỀU TỐI

Chia sẻ bởi TRẦN HOÀNG LONG | Ngày 26/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: CHIỀU TỐI thuộc Tiếng Anh 11

Nội dung tài liệu:

Đọc văn: CHIỀU TỐI
Tiết 85. (Mộ - Trích “Nhật kí trong tù” Hồ Chí Minh )
Tuần 23. Ngày soạn: 13. 02. 2011


I. Mục đích yêu cầu. Giúp HS:
1. Kiến thức.
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thơ trữ tình HCM: Sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, giữa chất thép và chất tình.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình.
- Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ.
Tự nhận thức bài học cho bản thân về tấm lòng yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, SGK, SGV, sách TL tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh, (nếu có)...
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài: Chiều tối - Hồ Chí Minh.
+ Tìm hiểu tác giả - tác phẩm
(Nhóm 4 – Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, thuyết trình giới thiệu về Tập thơ Nhật kí trong tù)
+ Đọc tác phẩm
+ Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
III. Phương tiện thực hiện - Cách thức tiến hành.
- Sách giáo khoa văn 11 - Thiết kế bài học.
- Phương pháp đọc hiểu-đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thuộc lòng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ(Hàn Mặc Tử)
- Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
3. Bài mới:
Trong thời gian bị tù ở Quảng Châu (TQ), Hồ Chí Minh bị giải qua nhiều nhà lao. Không thể nói hết những nỗi gian khổ dọc đường giải tù, nhưng Bác ít nhắc đến nỗi khổ ải đó mà nếu có nhắc thì Người pha giọng châm biếm, hài hước, tự trào. Bác cảm thấy có thi hứng trên đường giải tù. Bài thơ “Mộ” là một bài thơ đặc sắc, tưởng như không phải là thơ của tù nhân HCM mà là một bài thơ của thời thịnh Đường.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài giảng

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung

TT1: GV yêu cầu HS đọc kĩ phần tiểu dẫn trong SGK. Trả lời câu hỏi. - GV chuẩn xác kiến thức.
- Đọc xong phần tiểu dẫn, em thấy có điểm gì cần lưu ý?
- Cho HS quan sát tranh bìa tập thơ.







Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu tác phẩm.

TT2: HS đọc diễn cảm toàn văn phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.

- Đọc đúng nhịp thơ, giọng chậm rãi, thoáng chút vui, ấm ở câu cuối. Từ " hồng" đọc hơi to và kéo dài hơn.
- So sánh phần phiên âm, dịch nghĩa với phần dịch thơ của Nam Trân, em thấy chỗ nào chưa dịch đạt?
- Câu 2: Chưa dịch được chữ "cô", "mạn mạn"
- Câu 3: dịch thừa từ "tối", làm mất đi ý vị "ý tại ngôn ngoại", hàm súc của thơ cổ.
GV:
Trước hết ta nhận thấy “Mộ” (Chiều tối) là bài thơ thể hiện một cách cụ thể và sinh động tư tưởng trong bài thơ tuyên ngôn của Hồ Chí Minh.
“Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại”
(Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao)

TT3: GV phát vấn học sinh - GV chuẩn xác kiến thức.
- Phân tích bức tranh thiên nhiên ở 2 câu thơ đầu được miêu tả ntn?
- So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thiên nhiên và con người?
GV:
Không phải đến HCM, Người mới mượn h.ả cánh chim để giải bày tâm trạng. Trong thơ cổ đã nói rất nhiều:
“Chim bay về núi, tối rồi.”
(Ca dao)
“Chim hôm thoi thót về rừng”
(Nguyễn Du)
“Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi”
(Bà Huyện Thanh Quan)
Ngòi bút
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: TRẦN HOÀNG LONG
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)