CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN 1950-1953
Chia sẻ bởi Harry Carter |
Ngày 27/04/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN 1950-1953 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến tranh bắt đầu vào ngày 25/6 năm 1950 khi nước CHDCND Triều Tiên (Bắc Hàn) tấn công Đại Hàn Dân Quốc (Nam Hàn). Cuộc chiến được mở rộng với qui mô lớn khi lực lượng của LHQ được Hoa Kỳ lãnh đạo, và sau đó là quân Chí nguyện của CHND Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến. Cuộc xung đột kết thúc khi một thỏa hiệp ngừng bắn đạt được vào ngày 27/7 năm 1953.
2.Vai trò của Mỹ và TRung Quốc
Hoa Kỳ can thiệp
Pháo tự hành SU-76 Liên Xô viện trợ cho Bắc Hàn bị lực lượng Mỹ tiêu diệt
Mặc dù việc giảm bớt lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh sau Đệ nhị thế chiến khiến tạo ra nhiều vấn đề tiếp vận trầm trọng cho quân đội Mỹ trong vùng nhưng Hoa Kỳ có đủ lực lượng tại Nhật để đối phó với quân đội Bắc Hàn với các trang bị đa số đã lỗi thời của Liên Xô. Các lực lượng Mỹ này dưới quyền tư lệnh của Thống tướng Douglas MacArthur.
Sau khi nghe báo cáo về chiến sự toàn diện nổ ra tại Triều Tiên, Tổng thống Truman ra lệnh cho Tướng MacArthur chuyển đạn dược đến cho quân đội của Nam Hàn trong lúc đó dùng phương tiện hàng không để che chở việc di tản các công dân Hoa Kỳ. Truman không đồng ý với các cố vấn của ông phát lệnh các cuộc không kích đơn phương của Hoa Kỳ chống lại các lực lượng Bắc Hàn, nhưng ông đã ra lệnh cho Đệ nhất hạm đội bảo vệ Đài Loan của Tưởng giới Thạch. Với hành động đó ông đã kết thúc chính sách của Hoa Kỳ không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Hoa.
Sự can thiệp lớn nhất và đầu tiên của quân đội ngoại quốc là Lực lượng Đặc nhiệm Smith (Task Force Smith) của Hoa Kỳ, một phần tử của Sư đoàn 24 bộ binh đóng ở Nhật Bản. Ngày 5/7, lực lượng này chiến đấu lần đầu tiên ở Osan và bị bại trận với thương vong cao. Lực lượng chiến thắng của Bắc Hàn tiến quân về phía nam, và Sư đoàn 24 với sức mạnh còn phân nửa bị buộc phải rút quân về Taejeon là nơi cũng bị rơi vào tay quân Bắc Hàn. Tướng bị bắt làm tù binh.
Vào tháng 8, các lực lượng Nam Hàn và quân đoàn 8 Hoa Kỳ bị đẩy lui vào một vùng nhỏ trong cạnh đông nam của bán đảo Triều Tiên quanh thành phố Pusan. Trong khi quân đội Bắc Hàn tiến công, họ vây bắt và tàn sát những công chức dân sự.Ngày 20/8, MacArthur gởi một thông điệp cảnh báo Kim Nhật Thành rằng ông ta phải chịu trách nhiệm cho các hành động tàn bạo chống quân đội Liên hiệp quốc.
Vào tháng 9, chỉ có vùng xung quanh thành phố Pusan—khoảng 10% Bán đảo Triều Tiên—vẫn còn nằm trong tay lực lượng đồng minh. Với sự hỗ trợ tiếp vận lớn lao của Hoa Kỳ, không quân yểm trợ, và viện quân, các lực lượng của Hoa Kỳ và Nam Hàn đã giữ vững được phòng tuyến dọc theo sông Nakdong. Hành động bám giữ liều lĩnh này trở thành nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên gọi là vành đai Pusan.
Trung Hoa tham chiến
Trung Hoa cảnh cáo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ qua các nhà ngoại giao trung lập rằng họ sẽ can thiệp để bảo vệ nền an ninh quốc gia. Ngày 15/10 năm 1950, Truman đến đảo wake để họp ngắn ngủi với MacArthur. Cục trình báo TW Hoa Kỳ trước đây có cho Truman biết rằng việc Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến là không thể nào.. MacArthur giải thích rằng Trung Hoa đã mất dịp giúp Bắc Hàn xâm lược. Ông ước tính Trung Hoa có 300.000 quân tại Mãn Châu với khoảng từ 100.000-125.000 quân dọc theo Sông Áp Lục; phân nửa quân số đó có thể vượt qua sông Áp Lục. Nhưng Trung Hoa không có lực lượng không quân.
Ngày 8/10 năm 1950, ngày hôm sau khi quân đội Hoa Kỳ vượt vĩ tuyến 38, Chủ tịch Mao Trạch Đông phát lệnh tập kết Chí nguyện quân nhân dân Trung Quốc. 70% thành viên của Chí nguyện quân là quân đội hiện dịch của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Mao ra lệnh quân đội di chuyển đến sông Áp Lục, sẵn sàng vượt sông. Mao Trạch Đông tìm sự trợ giúp của Liên Xô và coi sự can thiệp vào Triều Tiên là một hành động tự vệ cần thiết:. Thủ tướng Chu ân Lai được phái đến Moscow để tăng thêm cường độ cho những lý lẽ qua điện thoại của Mao. Mao trì hoãn trong lúc chờ đợi sự chi viện lớn từ Liên Xô, hủy bỏ cuộc tấn công đã hoạch định từ 13/10 đến 19/10.
Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Liên Xô chỉ giới hạn cung cấp yểm trợ bằng không quân không quá 60 dặm Anh (100 km) từ mặt trận. Các phi cơ MiG-15 của Nga trong màu sắc CHND Trung Hoa là một sự thách thức nghiêm trọng đối với các phi công Liên hiệp quốc. Tại một khu vực có biệt danh là "Hành lang MiG" (MiG Alley) do các lực lượng Liên hiệp quốc đặt, các phi cơ của Nga giữ ưu thế trên không phận địa phương hơn đối thủ với các phi cơ F-80 do Hoa Kỳ chế tạo (Lockheed F-80 Shooting Stars) cho đến khi các phi cơ F-86 (North American F-86 Sabre) được khai triển.
Quân Trung Hoa đối mặt với quân đội Hoa Kỳ ngày 25/10 năm 1950 với 270.000 quân dưới quyền tư lệnh của tướng Bành Đức Hoài khiến cho Liên hiệp quốc rất ngạc nhiên vì không lường trước được mức độ quân số đông đảo đến như vậy. Tuy nhiên, sau những vụ đụng độ ban đầu, các lực lượng Trung Hoa rút lui vào vùng núi.
Tình báo Hoa Kỳ, sơ sài trong suốt giai đoạn này vì nhiều lý do, đã không hữu hiệu tại Bắc Hàn cũng như đã từng không hữu hiệu tại Nam Hàn trong những ngày có cuộc bao vây tại vành đai Pusan. Quân Trung Hoa hành quân bằng cách đi bộ và ngủ trong rừng nên giảm thiểu tối đa sự phát hiện của đối phương. Trong một trường hợp có ghi chép kỹ càng, một quân đoàn của Trung Hoa gồm có ba sư đoàn hành quân bằng chân đất từ An-tung ở Mãn Châu, phía bắc cách sông Áp Lục khoảng 286 dặm (460 km) đến nơi tập kết tại Bắc Hàn trong khoảng một thời gian dài từ 16 đến 19 ngày. Một sư đoàn của quân đoàn này hành quân vào ban đêm trên những con đường núi ngoằn ngoèo, trung bình đi được 18 dặm (29 km) một ngày trong vòng 18 ngày
. Cuộc hành quân trong ngày bắt đầu từ sau khi chập tối lúc 19 giờ và kết thúc lúc 3 giờ sáng hôm sau. Những phương án trú ẩn chống phi cơ phải hoàn thành trước 5 giờ 30 sáng. Tất cả mọi người, thú vật và các trang bị được dấu đi hay ngụy trang. Trong ban ngày chỉ có các nhóm trinh sát được ngụy trang di chuyển về phía trước để chọn lựa khu đóng quân ngoài trời của ngày hôm sau. Khi các đơn vị của Trung Hoa bắt buộc phải hành quân vào ban ngày vì bất cứ lý do gì, họ luôn tuân thủ lệnh dừng lại ngay tại chỗ và không cử động khi có phi cơ xuất hiện trên đầu. Các sĩ quan có quyền bắn hạ bất cứ binh sĩ nào vi phạm lệnh này.
Cuối tháng 11, Trung Hoa đánh vào phía tây, dọc theo sông Chongchon, và hoàn toàn tràn ngập một số sư đoàn của Nam Hàn và thành công gây một đòn chí tử vào sườn các lực lượng còn lại của Liên hiệp quốc. Sự bại trận của Quân đoàn 8 Hoa Kỳ tạo nên một cuộc rút lui dài nhất của một đơn vị quân sự Hoa Kỳ trong lịch sử. Tại miền đông, trong trận hồ nước Choisn, một đơn vị 30.000 người của sư đoàn 7 bộ binh Hoa Kỳ cũng chưa chuẩn bị kịp cho những cuộc tấn công chiến thuật của Trung Hoa và chẳng bao lâu bị bao vây, mặc dù cuối cùng họ phá được vòng vây nhưng bị thương tổn 15.000 người. Thủy lộc quân chiến hoa Kỳ cũng bị đánh bại tại trận này và bắt buộc rút lui sau khi gây thiệt hại nặng nề cho sáu sư đoàn quân Trung Hoa.
Trong khi các binh sĩ Trung Hoa ban đầu thiếu yểm trợ của hỏa lực nặng và vũ khí bộ binh hạng nhẹ, chiến thuật của họ nhanh chóng điều chỉnh thích hợp cho sự bất lợi này như Bevin Alexander có giải thích trong cuốn sách của ông có tựa đề là "How Wars Are Won" (Cách thế nào để thắng các cuộc chiến tranh):
Roy Appleman làm sáng tỏ hơn các chiến thuật ban đầu của Trung Hoa như sau:
Trong giai đoạn đầu tiến công, các lực lượng bộ binh thiện chiến nhẹ đã thực hiện các cuộc tấn công của Trung Hoa, nói chung không được yểm trợ với bất kỳ loại vũ khí hạng nặng nào ngoài súng cối (mortars). Các cuộc tấn công đã chứng minh rằng binh sĩ Trung Hoa là những chiến binh có kỷ luật và được huấn luyện kỹ lưỡng, và đặc biệt lão luyện trong chiến đấu về đêm. Họ có tài về nghệ thuật ngụy trang. Các đội trinh sát rất thành công đáng kể trong việc phát hiện các vị
trí của các lực lượng Liên hiệp quốc. Họ hoạch định các cuộc tấn công vào phía sau lưng của các lực lượng này, cắt đường rút lui và đường tiếp vận của quân địch, và rồi sau đó xung trận đánh vào mặt trước và bên sườn để kết thúc trận chiến. Họ cũng áp dụng một chiến thuật gọi là Hachi Shiki tạo thành một đội hình chữ V mà họ để cho quân địch di chuyển trong đó; Các chiến thuật như thế của Trung Hoa đã được sử dụng với những thành công to lớn tại Onjong, Unsan, và Ch`osan, nhưng chỉ thành công một phần tại Pakch`on và Ch`ongch`on
Lực lượng Hoa Kỳ tại đông bắc Triều Tiên, từng tiến công chớp nhoáng chỉ một vài tháng trước đây, bị bắt buộc phải nhanh chân hơn nữa rút về miền nam để hình thành một vành đai phòng thủ quanh thành phố hải cảng Hungnam nơi mà sau đó một cuộc di tản lớn được thực hiện cuối tháng 12 năm 1950. Trước nguy cơ đối diện với sự bại trận hoàn toàn và đầu hàng, 193 lượt tàu chở các quân nhân Mỹ và trang thiết bị đã rời bến di tản khỏi Bến cảng Hungnam. Khoảng 105.000 binh sĩ, 98.000 thường dân, 17.500 xe các loại, và 350.000 tấn tiếp liệu được tàu chở đến Pusan trong vòng trật tự.
Tổng số thương vong của tất cả mọi phía nhập lại có thể không thể nào biết được. Tại các nước phương Tây, các con số đã và đang là đề tài của vô số các cuộc nghiên cứu và tra cứu của các học giả, và trong trường hợp của một ước tính do Hoa Kỳ thực hiện, con số đã được điều chỉnh lại sau khi một lỗi đánh máy được phát hiện. Con số thương vong được tự báo cáo từ từng quốc gia phần lớn dựa vào các cuộc di chuyển quân đội, bảng phân công các đơn vị, các báo cáo thương vong lúc chiến sự, và các hồ sơ y tế.
Các con số của phương Tây về thương vong của Trung Hoa và Bắc Hàn chủ yếu được dựa vào những báo cáo từ mặt trận về ước tính thương vong, việc hỏi cung các tù nhân và các tài liệu tịch thu được. Ước tính của Trung Hoa về số thương vong của Liên hiệp quốc cho rằng "Tuyên bố chung sau chiến tranh của Quân Chí nguyện Trung Hoa và Quân đội Nhân dân Triều Tiên công bố rằng họ đã "loại trừ" 1,09 triệu quân địch, bao gồm 390.000 quân của Hoa Kỳ, 660.000 quân Nam Hàn, và 29.000 quân các nước khác. Con số "loại trừ" mập mờ không nêu chi tiết có bao nhiêu người chết, bị thương và bị bắt." Nói về thương vong của chính họ, cũng là nguồn đó nói rằng "Trong suốt thời gian chiến tranh, 70 phần trăm các lực lượng của quân đội giải phóng ND Trung Quốc đã được khai triển đến Triều Tiên như Quân Chí nguyện Nhân dân Trung Hoa (tổng lượt lên đến 2.97 triệu) cùng với hơn 600.000 dân công.
Quân Chí nguyện Nhân dân bị thiệt hai tổng cộng là 148.000 chết, trong đó có 114.000 tử trận, tai nạn, và chết rét, 21.000 chết sau khi được cấp cứu, 13.000 chết vì bệnh tật; và số người bị thương là 380.000 người. Cũng có 29.000 người mất tích, bao gồm 21.400 bị bắt trong đó 14.000 được đưa sang Đài Loan, 7.110 được trao trả." Cũng nguồn tương tự kết luận con số thương vong của Bắc Hàn, "Quân đội Nhân dân Triều Tiên có 290.000 thương vong và 90.000 bị bắt. Có một con số tổn thất dân sự rất lớn tại miền bắc Triều Tiên nhưng không có con số chính xác nào được xác nhận."
Tài liệu giải mã của Hoa Kỳ nói rằng: "Có báo cáo nói rằng nhiều nhóm thường dân đông đảo, có nhóm bao gồm và có nhóm bị điều khiển bởi binh sĩ Bắc Hàn, đang thâm nhập vào các vị trí của Hoa Kỳ. Quân đội đã yêu cầu chúng ta ngăn chặn tất cả các đoàn thường dân tiến về vị trí của chúng ta. Cho đến bây giờ, chúng ta đã thực thi yêu cầu của quân đội theo mối quan tâm này." Tài liệu nói tiếp là đề nghị thiết lập một chính sách cứu xét lại việc thi hành.
Các tù nhân bị tàn sát bởi quân Bắc Hàn trong lúc rút lui tại Daejeon, Nam Hàn, tháng 10 năm 1950
Khi phần lớn lãnh thổ của Nam Hàn nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Hàn, việc tàn sát chính trị được báo cáo là hàng chục ngàn người đã xảy ra tại các thành phố và làng mạc. Phía cộng sản tàn sát một cách có hệ thống các quan chức của chính phủ Nam Hàn và những ai có vẻ thù địch đối phía cộng sản, và các vụ giết người như thế này gia tăng cường độ khi quân Bắc Hàn rút lui khỏi miền Nam.
Các lực lượng bán quân sự và cảnh sát, quân đội Nam Hàn, thường có sự nhận biết của giới quân sự Hoa Kỳ và không bị xét xử, đến phiên mình đã hành quyết hàng chục ngàn tù nhân cánh tả và những người có cảm tình với cộng sản trong những sự kiện như vụ tàn sát tù nhân chính trị của Nhà tù Daejeon và cuộc đàn áp đẩm máu trong vụ nổi loạn cheju. Gregory Henderson, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Triều Tiên vào thời điểm đó, đưa ra con số tổng cộng là 100.000 người, và xác chết của những người này bị quăng vào các hố chôn tập thể.
Gần đây, UB hòa giải và tìm sự thật của Nam Hàn đã nhận được các báo cáo của hơn 7.800 vụ tàn sát dân sự trong 150 địa điểm khắp đất nước nơi các vụ tàn sát dân sự tập thể xảy ra trước và trong suốt cuộc chiến. Trong những vụ khác, quân đội Nam Hàn cũng đã cho phá hủy một số cây cầu có đông nghẹt các thường dân đang bỏ chạy khi họ không thể nào giải tỏa những cây cầu đó trước khi quân địch đến
Người tỵ nạn Bắc Hàn được cứu bởi lực lượng Hoa Kỳ
Các lực lượng Triều Tiên của cả hai phía thường xuyên vây bắt và ép buộc tất cả các nam và nữ trong vùng hoạt động của họ nhập ngũ; hàng ngàn người trong số đó không bao giờ thấy trở về nhà nữa. Theo ước tính của R. J. Rummel, giáo sư tại Đại Học Hawaii, khoảng 400.000 công dân Nam Hàn bị bắt quân dịch phục vụ trong Quân đội Bắc Hàn.Trước khi Quân đội Hoa Kỳ giải phóng Seoul vào tháng 9 năm 1950, theo chính phủ Nam Hàn, ước tính có khoảng 83.000 công dân của thành phố này bị các lực lượng rút lui của Bắc Hàn mang đi và mất tông tích; vận mạng của họ vẫn không được biết đến.Bắc Hàn vẫn khư khư nói rằng những người Nam Hàn đào trốn tự nguyện và không hề bị giam giữ chống lại ý muốn của họ.
Có lúc, quân đội Mỹ được lệnh xem bất cứ thường dân Triều Tiên nào hiện diện tại mặt trận mà tiến về các vị trí của họ là thù địch, và được lệnh "vô hiệu hóa" họ vì sợ bị xâm nhập. Việc này đưa đến các vụ tàn sát bừa bãi hàng trăm thường dân Nam Hàn bởi lực lượng Hoa Kỳ tại những nơi như No Gun Ri trong đó nhiều người tị nạn không tự vệ - đa số là phụ nữ, trẻ con và người già - bị quân đội Mỹ bắn chết và có thể đã bị Không quân Hoa Kỳ dội bom lên đầu. Gần đây, Hoa Kỳ đã thừa nhận là có chính sách ngăn chặn thường dân tại một số nơi ở mặt trận ở một số thời điểm
Các tù binh chiến tranh bị cả hai phía của cuộc xung đột ngược đãi trầm trọng, tuy nhiên sự ngược đãi càng tệ hại hơn đối với tù binh bị bắt bởi những người cộng sản.
Một binh sĩ Hoa Kỳ bị các lực lượng Trung Hoa bắt làm tù binh và bị bắn vào đầu trong lúc tay vẫn còn bị trói sau lưng.
Nhiều kiểm chứng lịch sử đã cho thấy có các cuộc đánh đập thường xuyên, bỏ đói, lao động cưỡng bức, hành quyết tập thể và những cuộc đi bộ đường xa được biết với tên gọi "đường tử thần" do lực lượng cộng sản thực hiện chống các tù binh LHQ. Các lực lượng Bắc Hàn đã gây ra một số cuộc tàn sát các binh sĩ Hoa Kỳ bị bắt tại những địa danh như Đồi 312 và đồi 303 trong Vành đai Pusan,
bên trong và xung quanh Daejeon; chuyện này xảy ra đặc biệt là trong các cuộc càn quét lúc đầu. Theo bản báo cáo của Quốc hội Hoa Kỳ: "Hơn 5.000 tù binh chiến tranh Mỹ chết vì hành động phạm tội ác chiến tranh của cộng sản và hơn 1.000 người sống sót là nạn nhân của tội ác chiến tranh. (…) Khoảng chừng 2/3 tổng số tù binh chiến tranh Mỹ tại Triều Tiên chết vì tội ác chiến tranh
Phe cộng sản tuyên bố là họ đã bắt được trên 70.000 binh sĩ Nam Hàn tất cả, nhưng họ chỉ trao trả 8.000 trong số đó. Ngược lại, 76.000 tù binh chiến tranh Bắc Hàn được Nam Hàn trao trả.Ngoài con số khoảng 12.000 chết trong lúc bị bắt, có đến 50.000 tù binh chiến tranh Nam Hàn có lẽ bị cưỡng bức bất hợp pháp gia nhập vào quân đội Bắc
Hàn.Theo Bộ Quốc phòng Nam Hàn, có ít nhất 300 tù binh chiến tranh vẫn còn bị giam giữ tại Bắc Hàn trong năm 2003. Vừa qua, một binh sĩ Nam Hàn đã trốn thoát từ Bắc Hàn và trở về nhà trong năm 2003, kể từ năm 1994 đã có hơn 30 tù binh Nam Hàn đã trốn thoát khỏi Bắc Hàn. Bình Nhưỡng chối là không còn giữ bất cứ tù binh chiến tranh nào
2.Vai trò của Mỹ và TRung Quốc
Hoa Kỳ can thiệp
Pháo tự hành SU-76 Liên Xô viện trợ cho Bắc Hàn bị lực lượng Mỹ tiêu diệt
Mặc dù việc giảm bớt lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh sau Đệ nhị thế chiến khiến tạo ra nhiều vấn đề tiếp vận trầm trọng cho quân đội Mỹ trong vùng nhưng Hoa Kỳ có đủ lực lượng tại Nhật để đối phó với quân đội Bắc Hàn với các trang bị đa số đã lỗi thời của Liên Xô. Các lực lượng Mỹ này dưới quyền tư lệnh của Thống tướng Douglas MacArthur.
Sau khi nghe báo cáo về chiến sự toàn diện nổ ra tại Triều Tiên, Tổng thống Truman ra lệnh cho Tướng MacArthur chuyển đạn dược đến cho quân đội của Nam Hàn trong lúc đó dùng phương tiện hàng không để che chở việc di tản các công dân Hoa Kỳ. Truman không đồng ý với các cố vấn của ông phát lệnh các cuộc không kích đơn phương của Hoa Kỳ chống lại các lực lượng Bắc Hàn, nhưng ông đã ra lệnh cho Đệ nhất hạm đội bảo vệ Đài Loan của Tưởng giới Thạch. Với hành động đó ông đã kết thúc chính sách của Hoa Kỳ không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Hoa.
Sự can thiệp lớn nhất và đầu tiên của quân đội ngoại quốc là Lực lượng Đặc nhiệm Smith (Task Force Smith) của Hoa Kỳ, một phần tử của Sư đoàn 24 bộ binh đóng ở Nhật Bản. Ngày 5/7, lực lượng này chiến đấu lần đầu tiên ở Osan và bị bại trận với thương vong cao. Lực lượng chiến thắng của Bắc Hàn tiến quân về phía nam, và Sư đoàn 24 với sức mạnh còn phân nửa bị buộc phải rút quân về Taejeon là nơi cũng bị rơi vào tay quân Bắc Hàn. Tướng bị bắt làm tù binh.
Vào tháng 8, các lực lượng Nam Hàn và quân đoàn 8 Hoa Kỳ bị đẩy lui vào một vùng nhỏ trong cạnh đông nam của bán đảo Triều Tiên quanh thành phố Pusan. Trong khi quân đội Bắc Hàn tiến công, họ vây bắt và tàn sát những công chức dân sự.Ngày 20/8, MacArthur gởi một thông điệp cảnh báo Kim Nhật Thành rằng ông ta phải chịu trách nhiệm cho các hành động tàn bạo chống quân đội Liên hiệp quốc.
Vào tháng 9, chỉ có vùng xung quanh thành phố Pusan—khoảng 10% Bán đảo Triều Tiên—vẫn còn nằm trong tay lực lượng đồng minh. Với sự hỗ trợ tiếp vận lớn lao của Hoa Kỳ, không quân yểm trợ, và viện quân, các lực lượng của Hoa Kỳ và Nam Hàn đã giữ vững được phòng tuyến dọc theo sông Nakdong. Hành động bám giữ liều lĩnh này trở thành nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên gọi là vành đai Pusan.
Trung Hoa tham chiến
Trung Hoa cảnh cáo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ qua các nhà ngoại giao trung lập rằng họ sẽ can thiệp để bảo vệ nền an ninh quốc gia. Ngày 15/10 năm 1950, Truman đến đảo wake để họp ngắn ngủi với MacArthur. Cục trình báo TW Hoa Kỳ trước đây có cho Truman biết rằng việc Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến là không thể nào.. MacArthur giải thích rằng Trung Hoa đã mất dịp giúp Bắc Hàn xâm lược. Ông ước tính Trung Hoa có 300.000 quân tại Mãn Châu với khoảng từ 100.000-125.000 quân dọc theo Sông Áp Lục; phân nửa quân số đó có thể vượt qua sông Áp Lục. Nhưng Trung Hoa không có lực lượng không quân.
Ngày 8/10 năm 1950, ngày hôm sau khi quân đội Hoa Kỳ vượt vĩ tuyến 38, Chủ tịch Mao Trạch Đông phát lệnh tập kết Chí nguyện quân nhân dân Trung Quốc. 70% thành viên của Chí nguyện quân là quân đội hiện dịch của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Mao ra lệnh quân đội di chuyển đến sông Áp Lục, sẵn sàng vượt sông. Mao Trạch Đông tìm sự trợ giúp của Liên Xô và coi sự can thiệp vào Triều Tiên là một hành động tự vệ cần thiết:. Thủ tướng Chu ân Lai được phái đến Moscow để tăng thêm cường độ cho những lý lẽ qua điện thoại của Mao. Mao trì hoãn trong lúc chờ đợi sự chi viện lớn từ Liên Xô, hủy bỏ cuộc tấn công đã hoạch định từ 13/10 đến 19/10.
Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Liên Xô chỉ giới hạn cung cấp yểm trợ bằng không quân không quá 60 dặm Anh (100 km) từ mặt trận. Các phi cơ MiG-15 của Nga trong màu sắc CHND Trung Hoa là một sự thách thức nghiêm trọng đối với các phi công Liên hiệp quốc. Tại một khu vực có biệt danh là "Hành lang MiG" (MiG Alley) do các lực lượng Liên hiệp quốc đặt, các phi cơ của Nga giữ ưu thế trên không phận địa phương hơn đối thủ với các phi cơ F-80 do Hoa Kỳ chế tạo (Lockheed F-80 Shooting Stars) cho đến khi các phi cơ F-86 (North American F-86 Sabre) được khai triển.
Quân Trung Hoa đối mặt với quân đội Hoa Kỳ ngày 25/10 năm 1950 với 270.000 quân dưới quyền tư lệnh của tướng Bành Đức Hoài khiến cho Liên hiệp quốc rất ngạc nhiên vì không lường trước được mức độ quân số đông đảo đến như vậy. Tuy nhiên, sau những vụ đụng độ ban đầu, các lực lượng Trung Hoa rút lui vào vùng núi.
Tình báo Hoa Kỳ, sơ sài trong suốt giai đoạn này vì nhiều lý do, đã không hữu hiệu tại Bắc Hàn cũng như đã từng không hữu hiệu tại Nam Hàn trong những ngày có cuộc bao vây tại vành đai Pusan. Quân Trung Hoa hành quân bằng cách đi bộ và ngủ trong rừng nên giảm thiểu tối đa sự phát hiện của đối phương. Trong một trường hợp có ghi chép kỹ càng, một quân đoàn của Trung Hoa gồm có ba sư đoàn hành quân bằng chân đất từ An-tung ở Mãn Châu, phía bắc cách sông Áp Lục khoảng 286 dặm (460 km) đến nơi tập kết tại Bắc Hàn trong khoảng một thời gian dài từ 16 đến 19 ngày. Một sư đoàn của quân đoàn này hành quân vào ban đêm trên những con đường núi ngoằn ngoèo, trung bình đi được 18 dặm (29 km) một ngày trong vòng 18 ngày
. Cuộc hành quân trong ngày bắt đầu từ sau khi chập tối lúc 19 giờ và kết thúc lúc 3 giờ sáng hôm sau. Những phương án trú ẩn chống phi cơ phải hoàn thành trước 5 giờ 30 sáng. Tất cả mọi người, thú vật và các trang bị được dấu đi hay ngụy trang. Trong ban ngày chỉ có các nhóm trinh sát được ngụy trang di chuyển về phía trước để chọn lựa khu đóng quân ngoài trời của ngày hôm sau. Khi các đơn vị của Trung Hoa bắt buộc phải hành quân vào ban ngày vì bất cứ lý do gì, họ luôn tuân thủ lệnh dừng lại ngay tại chỗ và không cử động khi có phi cơ xuất hiện trên đầu. Các sĩ quan có quyền bắn hạ bất cứ binh sĩ nào vi phạm lệnh này.
Cuối tháng 11, Trung Hoa đánh vào phía tây, dọc theo sông Chongchon, và hoàn toàn tràn ngập một số sư đoàn của Nam Hàn và thành công gây một đòn chí tử vào sườn các lực lượng còn lại của Liên hiệp quốc. Sự bại trận của Quân đoàn 8 Hoa Kỳ tạo nên một cuộc rút lui dài nhất của một đơn vị quân sự Hoa Kỳ trong lịch sử. Tại miền đông, trong trận hồ nước Choisn, một đơn vị 30.000 người của sư đoàn 7 bộ binh Hoa Kỳ cũng chưa chuẩn bị kịp cho những cuộc tấn công chiến thuật của Trung Hoa và chẳng bao lâu bị bao vây, mặc dù cuối cùng họ phá được vòng vây nhưng bị thương tổn 15.000 người. Thủy lộc quân chiến hoa Kỳ cũng bị đánh bại tại trận này và bắt buộc rút lui sau khi gây thiệt hại nặng nề cho sáu sư đoàn quân Trung Hoa.
Trong khi các binh sĩ Trung Hoa ban đầu thiếu yểm trợ của hỏa lực nặng và vũ khí bộ binh hạng nhẹ, chiến thuật của họ nhanh chóng điều chỉnh thích hợp cho sự bất lợi này như Bevin Alexander có giải thích trong cuốn sách của ông có tựa đề là "How Wars Are Won" (Cách thế nào để thắng các cuộc chiến tranh):
Roy Appleman làm sáng tỏ hơn các chiến thuật ban đầu của Trung Hoa như sau:
Trong giai đoạn đầu tiến công, các lực lượng bộ binh thiện chiến nhẹ đã thực hiện các cuộc tấn công của Trung Hoa, nói chung không được yểm trợ với bất kỳ loại vũ khí hạng nặng nào ngoài súng cối (mortars). Các cuộc tấn công đã chứng minh rằng binh sĩ Trung Hoa là những chiến binh có kỷ luật và được huấn luyện kỹ lưỡng, và đặc biệt lão luyện trong chiến đấu về đêm. Họ có tài về nghệ thuật ngụy trang. Các đội trinh sát rất thành công đáng kể trong việc phát hiện các vị
trí của các lực lượng Liên hiệp quốc. Họ hoạch định các cuộc tấn công vào phía sau lưng của các lực lượng này, cắt đường rút lui và đường tiếp vận của quân địch, và rồi sau đó xung trận đánh vào mặt trước và bên sườn để kết thúc trận chiến. Họ cũng áp dụng một chiến thuật gọi là Hachi Shiki tạo thành một đội hình chữ V mà họ để cho quân địch di chuyển trong đó; Các chiến thuật như thế của Trung Hoa đã được sử dụng với những thành công to lớn tại Onjong, Unsan, và Ch`osan, nhưng chỉ thành công một phần tại Pakch`on và Ch`ongch`on
Lực lượng Hoa Kỳ tại đông bắc Triều Tiên, từng tiến công chớp nhoáng chỉ một vài tháng trước đây, bị bắt buộc phải nhanh chân hơn nữa rút về miền nam để hình thành một vành đai phòng thủ quanh thành phố hải cảng Hungnam nơi mà sau đó một cuộc di tản lớn được thực hiện cuối tháng 12 năm 1950. Trước nguy cơ đối diện với sự bại trận hoàn toàn và đầu hàng, 193 lượt tàu chở các quân nhân Mỹ và trang thiết bị đã rời bến di tản khỏi Bến cảng Hungnam. Khoảng 105.000 binh sĩ, 98.000 thường dân, 17.500 xe các loại, và 350.000 tấn tiếp liệu được tàu chở đến Pusan trong vòng trật tự.
Tổng số thương vong của tất cả mọi phía nhập lại có thể không thể nào biết được. Tại các nước phương Tây, các con số đã và đang là đề tài của vô số các cuộc nghiên cứu và tra cứu của các học giả, và trong trường hợp của một ước tính do Hoa Kỳ thực hiện, con số đã được điều chỉnh lại sau khi một lỗi đánh máy được phát hiện. Con số thương vong được tự báo cáo từ từng quốc gia phần lớn dựa vào các cuộc di chuyển quân đội, bảng phân công các đơn vị, các báo cáo thương vong lúc chiến sự, và các hồ sơ y tế.
Các con số của phương Tây về thương vong của Trung Hoa và Bắc Hàn chủ yếu được dựa vào những báo cáo từ mặt trận về ước tính thương vong, việc hỏi cung các tù nhân và các tài liệu tịch thu được. Ước tính của Trung Hoa về số thương vong của Liên hiệp quốc cho rằng "Tuyên bố chung sau chiến tranh của Quân Chí nguyện Trung Hoa và Quân đội Nhân dân Triều Tiên công bố rằng họ đã "loại trừ" 1,09 triệu quân địch, bao gồm 390.000 quân của Hoa Kỳ, 660.000 quân Nam Hàn, và 29.000 quân các nước khác. Con số "loại trừ" mập mờ không nêu chi tiết có bao nhiêu người chết, bị thương và bị bắt." Nói về thương vong của chính họ, cũng là nguồn đó nói rằng "Trong suốt thời gian chiến tranh, 70 phần trăm các lực lượng của quân đội giải phóng ND Trung Quốc đã được khai triển đến Triều Tiên như Quân Chí nguyện Nhân dân Trung Hoa (tổng lượt lên đến 2.97 triệu) cùng với hơn 600.000 dân công.
Quân Chí nguyện Nhân dân bị thiệt hai tổng cộng là 148.000 chết, trong đó có 114.000 tử trận, tai nạn, và chết rét, 21.000 chết sau khi được cấp cứu, 13.000 chết vì bệnh tật; và số người bị thương là 380.000 người. Cũng có 29.000 người mất tích, bao gồm 21.400 bị bắt trong đó 14.000 được đưa sang Đài Loan, 7.110 được trao trả." Cũng nguồn tương tự kết luận con số thương vong của Bắc Hàn, "Quân đội Nhân dân Triều Tiên có 290.000 thương vong và 90.000 bị bắt. Có một con số tổn thất dân sự rất lớn tại miền bắc Triều Tiên nhưng không có con số chính xác nào được xác nhận."
Tài liệu giải mã của Hoa Kỳ nói rằng: "Có báo cáo nói rằng nhiều nhóm thường dân đông đảo, có nhóm bao gồm và có nhóm bị điều khiển bởi binh sĩ Bắc Hàn, đang thâm nhập vào các vị trí của Hoa Kỳ. Quân đội đã yêu cầu chúng ta ngăn chặn tất cả các đoàn thường dân tiến về vị trí của chúng ta. Cho đến bây giờ, chúng ta đã thực thi yêu cầu của quân đội theo mối quan tâm này." Tài liệu nói tiếp là đề nghị thiết lập một chính sách cứu xét lại việc thi hành.
Các tù nhân bị tàn sát bởi quân Bắc Hàn trong lúc rút lui tại Daejeon, Nam Hàn, tháng 10 năm 1950
Khi phần lớn lãnh thổ của Nam Hàn nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Hàn, việc tàn sát chính trị được báo cáo là hàng chục ngàn người đã xảy ra tại các thành phố và làng mạc. Phía cộng sản tàn sát một cách có hệ thống các quan chức của chính phủ Nam Hàn và những ai có vẻ thù địch đối phía cộng sản, và các vụ giết người như thế này gia tăng cường độ khi quân Bắc Hàn rút lui khỏi miền Nam.
Các lực lượng bán quân sự và cảnh sát, quân đội Nam Hàn, thường có sự nhận biết của giới quân sự Hoa Kỳ và không bị xét xử, đến phiên mình đã hành quyết hàng chục ngàn tù nhân cánh tả và những người có cảm tình với cộng sản trong những sự kiện như vụ tàn sát tù nhân chính trị của Nhà tù Daejeon và cuộc đàn áp đẩm máu trong vụ nổi loạn cheju. Gregory Henderson, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Triều Tiên vào thời điểm đó, đưa ra con số tổng cộng là 100.000 người, và xác chết của những người này bị quăng vào các hố chôn tập thể.
Gần đây, UB hòa giải và tìm sự thật của Nam Hàn đã nhận được các báo cáo của hơn 7.800 vụ tàn sát dân sự trong 150 địa điểm khắp đất nước nơi các vụ tàn sát dân sự tập thể xảy ra trước và trong suốt cuộc chiến. Trong những vụ khác, quân đội Nam Hàn cũng đã cho phá hủy một số cây cầu có đông nghẹt các thường dân đang bỏ chạy khi họ không thể nào giải tỏa những cây cầu đó trước khi quân địch đến
Người tỵ nạn Bắc Hàn được cứu bởi lực lượng Hoa Kỳ
Các lực lượng Triều Tiên của cả hai phía thường xuyên vây bắt và ép buộc tất cả các nam và nữ trong vùng hoạt động của họ nhập ngũ; hàng ngàn người trong số đó không bao giờ thấy trở về nhà nữa. Theo ước tính của R. J. Rummel, giáo sư tại Đại Học Hawaii, khoảng 400.000 công dân Nam Hàn bị bắt quân dịch phục vụ trong Quân đội Bắc Hàn.Trước khi Quân đội Hoa Kỳ giải phóng Seoul vào tháng 9 năm 1950, theo chính phủ Nam Hàn, ước tính có khoảng 83.000 công dân của thành phố này bị các lực lượng rút lui của Bắc Hàn mang đi và mất tông tích; vận mạng của họ vẫn không được biết đến.Bắc Hàn vẫn khư khư nói rằng những người Nam Hàn đào trốn tự nguyện và không hề bị giam giữ chống lại ý muốn của họ.
Có lúc, quân đội Mỹ được lệnh xem bất cứ thường dân Triều Tiên nào hiện diện tại mặt trận mà tiến về các vị trí của họ là thù địch, và được lệnh "vô hiệu hóa" họ vì sợ bị xâm nhập. Việc này đưa đến các vụ tàn sát bừa bãi hàng trăm thường dân Nam Hàn bởi lực lượng Hoa Kỳ tại những nơi như No Gun Ri trong đó nhiều người tị nạn không tự vệ - đa số là phụ nữ, trẻ con và người già - bị quân đội Mỹ bắn chết và có thể đã bị Không quân Hoa Kỳ dội bom lên đầu. Gần đây, Hoa Kỳ đã thừa nhận là có chính sách ngăn chặn thường dân tại một số nơi ở mặt trận ở một số thời điểm
Các tù binh chiến tranh bị cả hai phía của cuộc xung đột ngược đãi trầm trọng, tuy nhiên sự ngược đãi càng tệ hại hơn đối với tù binh bị bắt bởi những người cộng sản.
Một binh sĩ Hoa Kỳ bị các lực lượng Trung Hoa bắt làm tù binh và bị bắn vào đầu trong lúc tay vẫn còn bị trói sau lưng.
Nhiều kiểm chứng lịch sử đã cho thấy có các cuộc đánh đập thường xuyên, bỏ đói, lao động cưỡng bức, hành quyết tập thể và những cuộc đi bộ đường xa được biết với tên gọi "đường tử thần" do lực lượng cộng sản thực hiện chống các tù binh LHQ. Các lực lượng Bắc Hàn đã gây ra một số cuộc tàn sát các binh sĩ Hoa Kỳ bị bắt tại những địa danh như Đồi 312 và đồi 303 trong Vành đai Pusan,
bên trong và xung quanh Daejeon; chuyện này xảy ra đặc biệt là trong các cuộc càn quét lúc đầu. Theo bản báo cáo của Quốc hội Hoa Kỳ: "Hơn 5.000 tù binh chiến tranh Mỹ chết vì hành động phạm tội ác chiến tranh của cộng sản và hơn 1.000 người sống sót là nạn nhân của tội ác chiến tranh. (…) Khoảng chừng 2/3 tổng số tù binh chiến tranh Mỹ tại Triều Tiên chết vì tội ác chiến tranh
Phe cộng sản tuyên bố là họ đã bắt được trên 70.000 binh sĩ Nam Hàn tất cả, nhưng họ chỉ trao trả 8.000 trong số đó. Ngược lại, 76.000 tù binh chiến tranh Bắc Hàn được Nam Hàn trao trả.Ngoài con số khoảng 12.000 chết trong lúc bị bắt, có đến 50.000 tù binh chiến tranh Nam Hàn có lẽ bị cưỡng bức bất hợp pháp gia nhập vào quân đội Bắc
Hàn.Theo Bộ Quốc phòng Nam Hàn, có ít nhất 300 tù binh chiến tranh vẫn còn bị giam giữ tại Bắc Hàn trong năm 2003. Vừa qua, một binh sĩ Nam Hàn đã trốn thoát từ Bắc Hàn và trở về nhà trong năm 2003, kể từ năm 1994 đã có hơn 30 tù binh Nam Hàn đã trốn thoát khỏi Bắc Hàn. Bình Nhưỡng chối là không còn giữ bất cứ tù binh chiến tranh nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Harry Carter
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)