Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chia sẻ bởi Superman Pro | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Bài giảng lịch sử
Nội dung trình bày
I. Chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Nguyên nhân, bản chất chiến tranh
2. Mục đích
3. Quy mô, tính chất
4. Diễn biến
5. Đặc điểm chiến tranh trong thế chiến thứ nhất
6. Hậu quả của chiến tranh
7. Ảnh hưởng tâm lý - xã hội
II. Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
I. Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (8/1914  11/ 1918,
Là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại (chỉ đứng sau Thế chiến thứ hai)
Là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, với số người chết > 20 triệu người, với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.
1. Nguyên nhân, bản chất chiến tranh
Nguyên nhân sâu xa:
Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản
Sự mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt  Hình thành ra hai khối quân sự gây chiến chống đối lẫn nhau:
Đức-áo -Hung - Italia > < Anh - Pháp – Nga Cả hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh
Nguyên nhân trực tiếp
Ngày 28 tháng 6 năm 1914 , Thái tử Franz Ferdinand của Áo – Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo.
 chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
2. Mục đích
Lập lại trật tự thế giới mới, làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế quốc Đức, Đế chế Áo-Hung và Đế chế Ottoman
Chiến tranh gắn liền với tham vọng chính trị kinh tế và đế quốc của Đức.
3. Quy mô, tính chất
Khối liên minh Trung Tâm

   Khối Entente

   Các nước trung lập
Các nước tham chiến tại châu Âu. Hình dáng tiểu bang Illinois nằm ở bên trái để có thể so sáng diện tích.


3. Quy mô, tính chất
Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện.
Các bên thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau,
Đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc,
Thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương
 một kiểu chiến tranh tiêu hao với cường độ cực cao.
Thế chiến I diễn ra theo một kiểu chiến lược chiến tranh hiện đại: lâu dài, quy mô, huỷ diệt.
Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cảc châu lục.
Vai trò cá nhân của thống soái trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia là yếu tố quyết định.
3. Quy mô, tính chất
Về khía cạnh thuần tuý quân sự: là một cuộc chiến tranh có các đặc trưng hiện đại:
Quân đội là quân đội đông đảo.
Chiến thuật đội hình tản mát không còn các khối quân lực xếp hàng tấn công
Phòng thủ theo đội hình ô vuông dày đặc.
Hình thức chiến tranh trận địa: hệ thống chiến hào, súng máy, dây thép gai, bãi mìn và trận địa pháo dày đặc với chiến tuyến ngăn đôi giữa hai phía đối địch.
Trong lực lượng Hiệp Ước, Anh-Pháp và Nga chia sẻ gánh nặng chiến tranh tương đối đồng đều trong khi phe Đức chỉ có thể trông cậy vào nước Đức là chủ yếu
4. Diễn biến
Quân Đức tiến công Bỉ năm 1914
Thế chiến thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, mặt trận phía Đông và mặt trận phía Nam.

1914: Đức phải chiến đấu trên hai mặt trận
Mặt trận phía Tây

Kế hoạch Schlieffen và chiến sự tại mặt trận phía tây 1914
Mặt trận phía Tây

2/8/1914 Đức chiếm Luxembourg, hai ngày sau tràn vào Bỉ trung lập Bỉ lấy đường tiến vào miền bắc nước Pháp.
Kế hoạch Schlieffen của bộ tổng chỉ huy Đức: tấn công bất ngờ qua Bỉ đánh thẳng vào Bắc Pháp  nhanh chóng loại Pháp khỏi chiến tranh trước khi quân đội Nga kịp tổng động viên và tập hợp;
sau khi đánh tan quân Pháp sẽ quay sang mặt trận phía Đông giải quyết quân Nga và kết thúc chiến tranh.
Kế hoạch này là quá xa thực tế: mặc dù quân Đức giành được lợi thế trong các trận đánh biên giới và tiến nhanh về phía Paris nhưng khi đi sâu vào đất Pháp đã dần sa lầy và trong trận sông Marne lần thứ nhất vào tháng 9 năm 1914 quân Đức đã bị liên quân Pháp - Anh phản công và đẩy lùi ra xa phải đi vào phòng ngự. Chiến tranh trên mặt trận phía Tây dần đi vào hình thức chiến tranh chiến hào.
Tại mặt trận phía Đông
Đầu 9/1914 quân đội Nga tổng tấn công rất nhanh, mạnh vào Đông Phổ, đã đánh lui quân đội Áo – Hung tại Galicia và quân Đức tại Đông Phổ, Đông Phổ rơi vào tay Nga.
Nửa cuối tháng 9 quân Đức chặn đứng tập đoàn quân số 1 và bao vây tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn quân số 2 của phương diện quân Tây Bắc của Nga buộc tư lệnh tập đoàn quân số 2 tướng Aleksandr Vassilievich Samsonov tự sát, đuổi quân Nga ra khỏi Đông Phổ. Đồng thời quân Áo – Hung cũng đẩy lùi quân Nga tại Galicia. Quân Đức cũng không tấn công thêm, mặt trận phía Đông đi vào ổn định.
Như vậy Đức đã phải bị động đánh nhau trên hai mặt trận và kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của nước này đã thất bại. Các bên tham chiến đi vào chiến tranh chiến hào.
Diễn biến ở các chiến trường khác trong năm 1914
Nhật Bản thực hiện kế hoạch kế hoạch bành trướng ở Viễn Đông.
15/8/1914 Nhật Bản gửi tối hậu thư cho Đức đòi nước này chuyển cho Nhật Bản vùng Giao Châu ( Trung Quốc) và hạn cho Đức phải trả lời trong 8 ngày.
Đức không trả lời tối hậu thư của Nhật Bản  23/ 8/1914 Nhật Bản tuyên chiến với Đức, chiếm Giao Châu và tuyến đường sắt Thanh Đảo-Tế Nam ( Trung Quốc ) và 1 loạt hòn đảo là thuộc địa của Đức tại Thái Bình Dương.
11/11/1914, Thanh Đảo, thuộc địa của Đức ở Trung Quốc, đầu hàng Nhật Bản sau 43 ngày bị bao vây.
21/9/1914, Úc chiếm đóng New Guinea là thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương.
5/11/1914, quân Đức chiến thắng quân Anh ở Đông Phi thuộc Đức ( nay là Tanzania ).
1915 – 1916: Đức chủ động tấn công
Mặt trận phía Đông 1915 – 1916
Năm 1915 Đức loại Nga ra khỏi vòng chiến, xoá bỏ mặt trận phía Đông
Ở phía Tây, Đức chuyển sang phòng ngự trước Anh, Pháp
Tháng 4  tháng 8/1915 Đức tiêu diệt đối với quân đội Nga
Cuối năm 1915 Đức cũng đã cạn, không thể phát triển thêm nữa.
 thực hiện chiến tranh chiến hào
Từ tháng 6 đến cuối tháng 8 năm 1916 quân đội Nga tiến hành tấn công thắng lợi lớn tại Galicia đánh tan quân đội Áo – Hung
Để cứu vãn tình hình mặt trận phía đông, Đức lại kéo quân từ mặt trận phía Tây đánh quân Nga, sau đó chiếm cả Ukraina lẫn Belarus, nước Nga trên bờ sụp đổ nhưng sau đó Đức phải chuyển quân sang phía Tây, Nga được cứu thoát, hai bên lại đi vào cầm cự trong chiến hào cho đến khi Nga ra khỏi chiến tranh cuối năm 1917 vì sụp đổ trong cách mạng.
Mặt trận phía Tây 1915
Năm 1915, 1916 mặt trận phía Tây đánh nhau cực kỳ quyết liệt nhưng không có nhiều đột biến: các chiến dịch tại Ypres (bắc Bỉ), Champagne và Artois (bắc Pháp) quân hai bên nhiều lần cố gắng chọc thủng phòng tuyến của nhau nhưng đều thất bại.
Lần đầu tiên quân Đức sử dụng vũ khí hoá học sau đó quân Entente ba bên đáp trả gây chết ngạt rất nhiều cho quân sỹ hai bên.
Năm 1916 diễn ra trận Verdun nổi tiếng nhất trong thế chiến này, diễn ra trên đất Pháp (từ 21 tháng 2 đến 18 tháng 12 năm 1916) đây là nỗ lực của Đức tấn công đánh bại quân Pháp chiếm Paris loại Pháp ra khỏi chiến tranh: quân Đức tấn công rất mãnh liệt thành cổ Verdun để hướng về Paris và quân Pháp cố thủ đến cùng, hai bên tranh chấp chiến tuyến vô cùng ác liệt, chết vô số nhưng chiến tuyến chỉ dịch chuyển lên xuống được dưới 10 km. Sau này Verdun vì số lượng thương vong quá lớn được gọi là "cối xay thịt".
Để phản công giải nguy cho Verdun tháng 9 năm 1916 quân Anh đã tấn công tại trận sông Somme nhưng cũng không có kết quả rõ rệt. Trận này lần đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới quân Anh đã sử dụng xe tăng tấn công và đã đạt hiệu quả chiến thuật rất cao.
Tại các mặt trận phía Nam 1915 – 1916
Ngày 23 tháng 5 năm 1915 Ý gia nhập khối Đồng minh ba bên (Anh- Pháp- Nga) để chống Áo, 14 tháng 10 năm 1915 Bulgary tham gia vào phe liên minh Đức, Áo để chống Serbia. Mặt trận phía Nam tuy quy mô nhỏ nhưng sôi động hẳn lên.
1917 Năm bản lề

Chiến trường Trung Cận Đông: quân Anh liên tiếp chiến thắng quân Ottoman và chiếm Baghdad (Iraq) tháng 3 năm 1917 và tổ chức thành công chiến dịch Sinai và chiến dịch Palestine chiếm Jerusalem vào tháng 12 năm 1917.
Chiến trường Ý – Áo: tại chiến trường này cuối năm 1917 khi cách mạng nổ ra ở Nga, không còn mặt trận phía Đông, quân Đức – Áo được tiếp viện một lực lượng hùng hậu trong đó có các đơn vị xung kích của Đức làm nòng cốt, đã tổ chức chiến dịch Caporetto (26 tháng 10 năm 1917) và đã thắng lợi vang dội tiêu diệt 6 vạn và bắt gần 30 vạn quân Ý. Quân Anh, Pháp phải cứu viện lập phòng tuyến cố thủ tại sông Piave. Và thế trận dừng lại ở đây cho đến hết chiến tranh
Mặt trận phía Tây: Liên quân Anh, Pháp đã nắm quyền chủ động chiến trường, trong năm 1917 nhưng không thể chọc thủng nổi tuyến phòng thủ rắn chắc của quân Đức. Các cuộc tấn công tại Verdun, Ypres, Cambrai với sử dụng ồ ạt xe tăng đều thất bại. Đặc biệt từ 9 tháng 4 đến 5 tháng 5 NPháp mở chiến dịch Nivelle (với số lượng áp đảo gấp 2 lần quân Đức, kết quả: với số thương vong 50 vạn và đã thất bại và ngày nay trận này được gọi là "lò mổ của Nivelle". Đến cuối năm 1917 phòng tuyến Đức tại mặt trận phía Tây vẫn chưa thể phá vỡ nổi.
Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế, Hoa Kỳ tham chiến
Ban đầu Đức trông cậy vào hạm đội tàu nổi của mình nhưng hạm đội Đức không thể đua tranh được với hạm đội hùng hậu của Hải quân Hoàng gia Anh nên nhiệm vụ bóp nghẹt kinh tế Anh được giao cho hạm đội tàu ngầm rất nổi tiếng của Đức. Đức chạy đua với thời gian xây dựng lực lượng tàu ngầm và sử dụng chúng hiệu quả để đánh phá tuyến vận tải biển quan trọng sống còn đối với Anh.
Để tăng hiệu quả áp lực lên Anh tháng 2 năm 1917 Tổng tham mưu trưởng Đức Erich Ludendorff thuyết phục được Thủ tướng Đức (Chancellor) tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế chống mọi tàu của mọi quốc tịch chuyên chở tiếp tế cho Anh.
Lượng trọng tải tàu bị đánh chìm tăng lên nhanh chóng đạt mức trung bình 500.000 tấn/tháng và đạt đỉnh trong tháng 4 năm 1917 là 860.000 tấn.
Từ tháng 8 năm 1917 Anh áp dụng chiến thuật vận tải mới là hạm đội áp tải để vô hiệu hoá đòn đánh của tàu ngầm và chiến thuật này là cực kỳ hiệu quả và nước Anh đã thoát hiểm hoạ chết đói.
Nhưng để đối phó lại, tàu ngầm Đức áp dụng chiến thuật "nổi lên đánh đêm": hạm đội Anh chỉ hiệu quả chống tàu ngầm khi chúng bị phát hiện dưới mặt nước hoặc bị nổi lên ban ngày. Khi vào ban đêm tàu ngầm Đức nổi lên bơi lẫn vào đoàn tàu vận tải thì Hải quân Anh không biết cách làm thế nào.
Đây là chiến thuật rất hiệu quả của Đức và nếu chiến tranh kéo dài chưa biết kết quả sẽ thế nào: Các tàu ngầm Đức luôn theo sát các đoàn convoy của Anh nhưng thay vì tấn công, chúng chờ đến đêm nổi lên bơi lẫn vào đoàn tàu vận tải, áp mạn ở cự ly gần và dùng pháo lần lượt tiêu diệt từng chiếc một. Một thảm hoạ cho hình thức convoy của Anh.
Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế, Hoa Kỳ tham chiến
Quân Mỹ tham chiến ở miền Bắc nước Pháp trong năm 1918
Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế, Hoa Kỳ tham chiến
Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 20 theo đuổi chính sách không can thiệp và giữ trung lập trong chiến tranh. Nhưng tâm lý nhân dân và chính giới Hoa Kỳ luôn giành tình cảm cho người Anh nên dù vẫn giữ quan hệ với Đức, Hoa Kỳ luôn giành cho Anh những thuận lợi để duy trì chiến tranh.
Với việc Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế đánh cả vào tàu Mỹ, lại cộng thêm sự kiện bức điện Zimmermann đã làm dư luận Hoa Kỳ hết kiên nhẫn, họ đòi chính phủ tham chiến chống Đức. Ngày 6 tháng 4 năm 1917 Hoa Kỳ cắt mọi quan hệ và tuyên bố chiến tranh với Đức.
Vào cuối năm 1918 khi Đức đầu hàng, lực lượng viễn chinh Hoa Kỳ tại châu Âu chưa thật lớn và Quân đội Hoa Kỳ không đóng vai trò chủ đạo trong việc đánh thắng quân Đức trên chiến trường, nhưng rõ ràng với tiềm lực kinh tế rất lớn của mình giúp cho Entente và các mối ràng buộc chính trị, kinh tế nhất là các khoản cho vay với Đức bị dứt bỏ thì sự tham chiến của Hoa Kỳ là một yếu tố cực mạnh có lợi cho Đồng Minh.
Cách mạng tại Nga, Nga ra khỏi chiến tranh
Nền kinh tế Nga không chịu nổi sức nặng chiến tranh, dân chúng khốn cùng, thất nghiệp, chết đói... cùng những thất bại nặng nề trước quân Đức trên mặt trận, gây bất mãn cao độ trong nhân dân và quân đội. Quân lính đã quá khổ vì chiến tranh lại căm thù tầng lớp sĩ quan quý tộc, không còn lòng ái quốc ban đầu khi mới chiến đấu. Mâu thuẫn nội bộ của quân đội Nga cũng là quá lớn Đến năm 1917 nhân dân và binh sỹ đã không thể chịu nổi và muốn theo Đảng Bolshevik của Lenin tiến hành cách mạng.
Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị.. Tuy giữa hai cuộc cách mạng Nga vẫn còn trong khối Đồng minh ba bên nhưng thực tế quân đội sau cách mạng tháng 2 đã tan rã, không còn kỷ luật, quân sỹ tự bỏ ngũ, tự rút lui và truy lùng các sỹ quan mà trước đây họ căm thù để xử lý. Mặt trận phía Đông nhanh chóng biến mất.
Sau cách mạng tháng 10, Lenin đề nghị các bên tham chiến một nền hoà bình ngay lập tức không có chia cắt lãnh thổ, không bồi thường chiến phí, đề nghị này không được ai chấp nhận.
Với việc ký kết hoà ước Brest-litovsk riêng rẽ với Đức vào ngày 3 tháng 3 năm 1918, Xô Viết ra khỏi chiến tranh với những nhân nhượng rất to lớn: trả độc lập cho Ba Lan và các vùng Tây Belarus, Ukraina, các tỉnh Baltic, trả bồi thường cho Đức và ngoài ra nước Nga Xô viết không thể đủ lực lượng để ngăn cản phong trào độc lập của Phần Lan nên đã dễ dàng trao trả độc lập cho nước này.
Đức thua trận 1918, nước Nga Xô viết thu hồi lại phần lớn Ukraina chỉ còn tây Ukraina, Tây Belarus nhập vào thành phần Ba Lan, Ba Lan và vùng Baltic giành được độc lập, phải đến trước Thế chiến II Liên Xô mới nhân lúc Đức đang tấn công mặt trận phía Tây, tranh thủ xâm lược các vùng Tây Belarus, Tây Ukraina, Baltic và nhập các vùng này vào lãnh thổ Liên Bang Xô viết.
1918 Phe Trung tâm thua trận
Cuộc tấn công mùa xuân của Đức
ngày 21 tháng 3 năm 1918, Đức đánh vào tuyến phân chia của quân Anh và Pháp tại đầu mối đường sắt Amiens.Lần này quân Đức áp dụng chiến thuật bộ binh xung kích và thành công lớn, tiến nhanh mạnh về phía trước 60 km.Sau những trận đánh ác liệt và với việc quân Mỹ tham chiến, quân Đức đã bị chặn đứng với thương vong trong khoảng tháng ba và tháng tư là gần 30 vạn người
ngày 15 tháng 7 năm 1918 đó là trận sông Marne lần thứ hai, tại đây liên quân Anh, Pháp phản công thắng lợi. Đến cuối tháng 7 quân Đức lại trở về vị trí ban đầu. Nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng của Đức đã tiêu tan.
Đồng minh tấn công tổng lực thắng lợi
từ 8 tháng 8 bằng trận Amiens, liên quân đồng loạt phối hợp tấn công: với tập đoàn quân của Pháp bên phải, quân Anh bên trái, các quân đoàn Canada và Úc làm mũi nhọn tấn công chính diện với hàng trăm xe tăng và 12 vạn quân đã đánh lui quân Đức hàng chục km.
Sau mấy tuần tiến công thắng lợi ngày 21 tháng 8 quân Anh tổ chức trận Sông Somme lần thứ hai đánh lui tập đoàn quân số 2 của Đức về vị trí của tuyến Hindenburg là tuyến bắt đầu chiến tranh. Đến cuối tháng 9 sau các cố gắng bất thành liên quân dừng lại ở tuyến Hindenburg và tại đây quân Đức đã đầu hàng.
Cách mạng tại Đức
Đức đã hoàn toàn suy kiệt trong chiến tranh. Náo loạn và cách mạng từ đây, Hoàng đế Wilhelm II phải cách chức Ludendorff. Chính quyền được trao từ tay giới quân nhân sang cho các chính đảng tại Quốc hội Đức (Reichstag). Ludendorff tuyên bố chính quyền dân sự sẽ làm đất nước thua trận và là "nhát dao đâm vào sau lưng quân đội" đây là luận điểm của các lực lượng phục thù muốn bào chữa cho thất bại của Đức trong đó có Đảng Nazi (Đảng Công nhân Đức quốc gia Xã hội chủ nghĩa hay Đảng Quốc xã) sau này của Adolf Hitler
Công tước Max von Baden được chỉ định làm thủ tướng và ngay lập tức bắt đầu đàm phán hoà bình. Ngày 9 tháng 11 năm 1918 von Baden tuyên bố nhà vua phải thoái vị, đế quốc Đức sụp đổ, vua Wilhelm II được Hà Lan cho tị nạn chính trị và Cộng hoà Weimar ra đời.
Phe Trung tâm đầu hàng
cuối tháng 9 năm 1918 phe Trung tâm nhanh chóng đầu hàng: đầu tiên là Bulgaria (29 tháng 9), 30 tháng 10 Đế quốc Ottoman đầu hàng, 4 tháng 11 Áo, Hung đầu hàng riêng biệt (Đế chế Áo – Hung cùng dòng họ Habsburg đã sụp đổ).
Ngày 11 tháng 11 năm 1918 tại toa tàu hoả tại cánh rừng Compiegne (Pháp) nơi vào năm 1871 sau chiến tranh Pháp – Phổ, phía Đức đã áp đặt các điều kiện đình chiến cho Pháp, đã ký kết sự đầu hàng của Đức.
Ngày 28 tháng 6 năm 1919 các nước thắng trận đã ký hiệp định hoà bình với Đức là Hiệp định Versailles với các hạn chế ngặt nghèo cho sự phát triển sau chiến tranh của Đức. Và các hiệp định hoà bình cũng được ký kết giữa phe thắng trận với từng quốc gia thua trận là Áo, Hungary, Bulgaria, Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ – hậu thân của Đế quốc Ottoman. Thế chiến thứ nhất đã kết thúc.
5. Đặc điểm chiến tranh trong thế chiến thứ nhất
Thế chiến thứ nhất lần đầu tiên trong lịch sử thế giới là một cuộc chiến tranh hiện đại, tổng lực, toàn diện và có sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, là cuộc chiến tranh với đầy đủ chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển.
Các nhà nghiên cứu quân sự đánh giá cuộc chiến trên bộ của chiến tranh này là chiến tranh với công nghệ của thế kỷ 20 và với tư duy chiến thuật của thế kỷ 19 với phương thức tiến hành chiến tranh lạc hậu đánh nhau thương vong cực kỳ to lớn mà hiệu quả chiến đấu rất thấp.
Ngược lại chiến tranh trên biển và trên không mang tính chất rất cách mạng với hình thức chiến tranh khác rất xa với các cuộc chiến tranh trước đây, và sau này được Thế chiến thứ hai phát triển lên mức cao hơn
Chiến tranh trên bộ
Bộ binh Rumania
Tổng thể chiến tranh trên bộ của thế chiến thứ nhất là cuộc chiến tranh chiến hào với các tư duy phòng thủ trận địa với chiến thuật tấn công lạc hậu
hình thức phòng thủ trong chiến hào có chiều sâu với hệ thống dây thép gai, bãi mìn và các hỏa điểm súng máy cố thủ, phía sau có pháo binh yểm trợ, thì chiến tranh có "sự mất cân đối" rất lớn giữa "tấn công" và "phòng ngự"
Chiến tranh trên biển, trên không
Chiến tranh trên biển của thế chiến thứ nhất diễn ra rất quyết liệt và được gọi là trận chiến Đại Tây Dương lần thứ nhất. Việc bao vây kinh tế đánh phá giao thông trên biển được thực hiện một cách hiệu quả hơn bằng phương tiện chiến tranh rất mới là tàu ngầm.
Trong Thế chiến I lần đầu tiên xuất hiện một loại binh chủng mới là không quân tác chiến trên trời. Vì là loại hình mới trang bị còn rất thô sơ nên chiến tranh trên không chưa có ý nghĩa lớn và chưa thể gây được tác động lớn đến kết quả chiến tranh.

Các vũ khí mới

Vũ khí hoá học là đặc sản của Thế chiến I: từ loại ít nguy hiểm nhất là hơi cay hay chất làm chảy nước mắt đến loại khí nguy hiểm hơn nhưng không chết người chỉ loại khỏi vòng chiến như hơi mù tạc, Yprit (gây lở loét da và lấy tên theo địa điểm diễn ra trận tấn công hoá học là Ypres) và cao hơn nữa là hơi ngạt clo và các chất gây tử vong khác như phosgene. Để chống lại vũ khí hoá học các bên đã sử dụng phương tiện rất hiệu quả là mặt nạ phòng độc.
Súng máy: súng máy bắn nhanh có kích thước to nên nó không phải là vũ khí cá nhân mà bố trí cố định để phòng thủ, trong khi đó quân bộ binh tấn công vẫn dùng súng trường lên quy lát bắn phát một, đó cũng là một nguyên nhân gây nên sự mất cân đối tấn công - phòng thủ. Súng máy đặt trong công sự dễ dàng vô hiệu hoá các cuộc tấn công bằng bộ binh "làn sóng người" và các cuộc tấn công của kỵ binh. Chính với sự phát triển của súng máy mà kỵ binh hết thời và ngày càng suy giảm.
Đạn pháo mảnh: Để chống lại làn sóng bộ binh tấn công các bên áp dụng đạn pháo mảnh để tăng tính sát thương, chính số lượng chết trận nhiều nhất của quân sỹ là do pháo binh với đạn pháo mảnh. Với sự áp dụng của pháo binh bắn nhanh, đạn mảnh uy lực huỷ diệt lớn cộng với hoả lực súng máy đã làm chấm dứt chiến thuật đội hình ô vuông và làm phát sinh đội hình tản mát của bộ binh và kéo theo các thay đổi khác của tác chiến trên bộ.
Máy bay: Trong đại chiến máy bay làm các nhiệm vụ không chiến (đánh nhau với máy bay địch), tấn công mặt đất, trinh sát, liên lạc.
Tàu ngầm: đây là vũ khí có hiệu quả nhất của Thế chiến I. Với sự nguy hiểm của tàu ngầm đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa phá giao thông và bảo vệ giao thông trên biển cũng như giữa tàu ngầm và tàu săn ngầm với các thiết bị thuỷ âm phát hiện tàu ngầm. Trong thế chiến này lực lượng tàu ngầm của Đức đã đánh chìm rất lớn số tải trọng tàu vận tải của Anh và làm kinh tế Anh lao đao, nhưng đồng thời nó cũng bị thiệt hại rất nặng nề
Camel máy bay Anh Sopwith
Tàu ngầm U16 của Đức
Xe tăng: còn rất thô sơ thiếu độ tin cậy nhưng đã chứng minh được tiềm năng phát triển của mình và các bên đua nhau chế tạo xe tăng.. xe tăng trong thế chiến I vì các tính năng còn yếu kém của mình mới chỉ được sử dụng như phương tiện yểm trợ bộ binh để đánh chiến tuyến của địch,
Xe tăng đi trước, bộ binh Canada theo sau, mặt trận Vimy 1917
6. Hậu quả của chiến tranh
Ảnh hưởng kinh tế, địa - chính trị
Thế chiến thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn hai mươi triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố làng mạc của các bên lâm chiến bị phá huỷ. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Bắc Mỹ.
Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Bốn đế quốc Nga, Đức, Áo - Hung, Ottoman với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị sụp đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.
Chiến tranh này cho thấy rõ mâu thuẫn ghê gớm của hệ thống thuộc địa một nguyên nhân của đại chiến thế giới.
Thế chiến thứ nhất cũng ngay lập tức đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu.
7. Ảnh hưởng tâm lý - xã hội

Chiến tranh đồng thời gây ra các xu hướng tâm lý - xã hội đối nghịch:
Một mặt trước đây rất nhiều tầng lớp người châu Âu bị cuốn theo tình cảm dân tộc chủ nghĩa và sau chiến tranh họ nhận thức ra được kết quả mà chủ nghĩa dân tộc quá đáng có thể mang lại nên họ bắt đầu định hướng lại theo một tinh thần mới với tinh thần chủ nghĩa quốc tế và xu hướng hoà bình chủ nghĩa, nhân đạo chủ nghĩa. Sau chiến tranh, thế giới đã tổ chức ra Hội Quốc Liên và phong trào hoà bình nảy nở mạnh ra trên khắp toàn cầu đó là các thể hiện của xu thế này.
Mặt khác có một xu hướng hoàn toàn đối nghịch hẳn lại: Đó là sự thất vọng vào các giá trị nhân văn của loài người và phát sinh tâm lý tôn sùng sức mạnh, tôn sùng bạo lực với sự tin tưởng rằng chỉ có sức mạnh và sự cứng rắn mới là chỗ dựa đáng tin cậy trong thời đại bất ổn này. Đây là cơ sở để nảy nở tâm lý thô bạo và chủ nghĩa hư vô, hoài nghi, tâm lý này là đất đai rất tươi tốt cho chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít và các xu hướng cực đoan nảy nở và bám rễ trong xã hội sau chiến tranh.

Hitler và Himmler: trên cao trào của chủ nghĩa phục thù, phát xít, quân phiệt hoá tại Đức
Chiến tranh gây ra cảm giác đây là kết thúc của "thế giới cũ" là kết thúc của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Trên nền tảng đó các phong trào cộng sản và phong trào chủ nghĩa xã hội nảy nở và phát triển rất mạnh mẽ ở châu Âu và trên thế giới.
II. Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) bùng nổ đã giúp những nhà cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn đấu tranh mới
Pháp tăng cường đàn áp hoạt động yêu nước khi khai thác tài nguyên cho chiến tranh thế giới
Khai thác tài nguyên
Đưa người Việt tham chiến (lính viễn chinh) : 50,000 binh lính và 50,000 lao công người Việt bị đưa đi tham chiến, nhiều người hy sinh ở Somme, Picardy, Trung Đông, ....
Việt Nam còn phải đóng góp 184 triệu đồng bạc vay nợ và 336,000 tấn lương thực
Việt Nam còn chịu thiên tai 1914-1917
II. Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
Những hoạt động yêu nước diễn ra nhưng thiếu một tổ chức dẫn đường và hoạt động thống nhất.
Đây là thời kỳ giao thời giữa các thế hệ yêu nước nên không có các cuộc đấu tranh lớn
Kết quả là không có cuộc đấu tranh nổi dậy đáng chú ý nào

II. Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
Cả hai những sự chiến thắng và mất mát của Việt Nam đóng góp đầy ý nghĩa đến đặc tính quốc gia và dân tộc của Việt Nam ("Lễ rửa tội máu dưới lửa" )
Hơn 30.000 người Việt Nam đã chết trong xung đột và 60.000 bị thương.
Người dân Việt Nam còn bị buộc phải chịu thêm nhiều sưu thuế nặng nề
II. Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
Nhiều cuộc nổi loạn chống thực dân bộc phát tại Việt Nam nhưng đã bị Pháp đàn áp dễ dàng
Năm 1916, vua Duy Tân tham gia cuộc nổi dậy do Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức. Vua Duy Tân bị đày ra đảo Réunion
Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1916) ở miền Bắc. Khoảng 300 binh lính người Việt nổi dậy cùng 200 tù binh chính trị và vài trăm dân địa phương. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa cuối cùng thất bại khi chờ đợi sự trợ giúp từ Quốc Dân Đảng Trung Quốc trong vô vọng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Superman Pro
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)