Chiến tranh Nhật - Nga, Nhật - Thanh

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Chiến tranh Nhật - Nga, Nhật - Thanh thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

NHẬT BẢN (tt)
CHIẾN TRANH NHẬT – NGA, NHẬT - THANH
Nhóm 1
A. Chiến tranh Nhật - Thanh
1. Nguyên nhân
2. Diễn biến
3. Kết quả
B. Chiến tranh Nhật - Nga
1. Nguyên nhân
2. Diễn biến
3. Kết quả

Tổng quan
A. Chiến tranh Nhật – Thanh

Nhật Bản từ lâu đã mong ước mở rộng lãnh địa của mình vào đại lục Đông Á. Trong thời kỳ cai trị của Toyotomi Hideyoshi vào cuối thế kỷ 16, Các cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản (1592-1598) nhưng sau thành công ban đầu đã không thể giành được thắng lợi và kiểm soát hoàn toàn Triều Tiên.
1. Nguyên nhân
Sau hai thế kỷ, chính sách đóng cửa đất nước dưới thời Mạc phủ Tokugawa đã đi đến kết thúc khi Nhật Bản bị Hoa Kỳ ép mở cửa giao thương vào năm 1854. Những năm tiếp theo cuộc Minh Trị duy tân năm 1868 và sự sụp đổ của chế độ mạc phủ, Nhật Bản đã tự chuyển đổi từ một xã hội khá lạc hậu và phong kiến sang một quốc gia công nghiệp hiện đại. Nhật đã cử các phái đoàn và sinh viên đi khắp thế giới để học và hấp thụ khoa học và nghệ thuật phương Tây, điều này đã được thực hiện nhằm giúp Nhật Bản tránh khỏi rơi vào ách thống trị của nước ngoài và cũng giúp cho Nhật có thể cạnh tranh ngang ngửa với các cường quốc phương Tây.
Năm 1893, nhà cách mạng Triều Tiên thân Nhật Bản, Kim Ngọc Quân bị điệp viên của Viên Thế Khải ám sát tại Thượng Hải. . Chính phủ Nhật Bản coi đó là một sự sỉ nhục trực tiếp. Tình hình trở nên ngày càng căng thẳng khi triều đình Đại Thanh, theo yêu cầu của vua Triều Tiên Cao Tông, gửi quân đến giúp đàn áp Phong trào nông dân Đông học. Nhà Thanh thông báo cho chính phủ Nhật Bản biết về ý định của mình gửi quân đến bán đảo Triều Tiên phù hợp với Điều ước Thiên Tân, và cử tướng Viên Thế Khải làm đại diện toàn quyền dẫn đầu 2.800 quân.
2. Diễn biến
Người Nhật đáp lại rằng họ coi hành động này là một sự vi phạm Điều ước, và gửi quân đội viễn chinh 8.000 người đến Triều Tiên. Quân đội Nhật Bản sau đó bắt giam Cao Tông, chiếm giữ Hoàng cung ở Seoul, trước ngày 8 tháng 6 1894, và thay thế triều đình hiện tại bằng các thành viên từ phe thân Nhật. Mặc dù quân đội Trung Quốc đã rời khỏi Triều Tiên vì tự thấy mình không được chào đón ở đây, nhưng triều đình Triều Tiên thân Nhật mới vẫn cho phép Nhật Bản quyền đánh đuổi quân đội Trung Quốc bằng vũ lực. Nhật Bản đổ ngày càng nhiều quân vào Triều Tiên. Nhà Thanh không thừa nhận triều đình mới của Triều Tiên. Chiến sự vì thế bùng nổ.
1 tháng 6 năm 1894: Quân nổi loạn Đông học tiến về Seoul. Triều đình Triều Tiên yêu cầu nhà Thanh giúp đỡ đàn áp cuộc nổi dậy.
6 tháng 6 năm 1894: Nhà Thanh thông báo cho chính phủ Nhật Bản theo nghĩa vụ của Điều ước Thiên Tân về các chiến dịch quân sự của mình. Khoảng 2.465 lính Thanh di chuyển đến Triều Tiên trong vài ngày.
8 tháng 6 năm 1894: Khoảng 4.000 lính bộ binh và 500 lính thủy đánh bộ Nhật đổ bộ xuống Jemulpo bất chấp sự phản đối của Triều Tiên và Đại Thanh.
11 tháng 6 năm 1894: Phong trào nông dân Đông học bị dập tắt.
13 tháng 6 năm 1894: Chính phủ Nhật điện tín cho Tư lệnh các lực lượng Nhật Bản tại Triều Tiên, Otori Keisuke, rằng phải lưu trú tại Triều Tiên càng lâu càng tốt bất chấp cuộc nổi dậy đã chấm dứt.
16 tháng 6 năm 1894: Ngoại vụ đại thần Nhật Bản Mutsu Munemitsu gặp Uông Phượng Tảo, Đại sứ Thanh tại Nhật Bản, để thảo luận về vị thế tương lai của Triều Tiên. Uông tuyên bố rằng triều đình Đại Thanh dự định sẽ rút quân khỏi Triều Tiên sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt và hy vọng Nhật Bản cũng làm điều tương tự. Tuy vậy, nhà Thanh cũng bổ nhiệm một công sứ để chăm lo đến các lợi ích của mình ở Triều Tiên và để tái bảo đảm vị thế chư hầu truyền thống của Triều Tiên với Trung Quốc.
22 tháng 6 năm 1894: Quân tiếp viện của Nhật tới Triều Tiên.
3 tháng 7 năm 1894: Otori đề xuất các cải cách với hệ thống chính trị Triều Tiên, vốn bị những người bảo thủ và triều đình thân Trung Quốc bác bỏ.
7 tháng 7 năm 1894: Hòa giải giữa Đại Thanh và Nhật Bản do Đại sứ Anh làm trung gian kết thúc với thất bại của nhà Thanh.
19 tháng 7 năm 1894: Thành lập Hạm đội liên hợp Nhật Bản, bao gồm gần như toàn bộ các tàu lớn của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, để chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới.
23 tháng 7 năm 1894: Quân đội Nhật tiến vào kinh đô Seoul, bắt giam Triều Tiên Cao Tông và thành lập triều đình thân Nhật mới, hủy bỏ mọi Điều ước Thanh-Triều và cho Lục quân Đế quốc Nhật Bản quyền đánh đuổi Lục quân Bắc Dương khỏi Triều Tiên.
Hòa ước Mã Quan ký ngày 17 tháng 4 1895 theo đó nhà Thanh công nhận sự độc lập hoàn toàn của Triều Tiên, nhượng lại bán đảo Liêu Đông (ngày nay là phía Nam tỉnh Liêu Ninh) cho Nhật Bản "vĩnh viễn". Thêm vào đó, Thanh phải trả cho Nhật Bản 200 triệu lượng bạc bồi thường chiến phí. Nhà Thanh cũng ký hiệp ước thương mại cho phép tàu của Nhật tiến vào sông Trường Giang, mở các nhà máy gia công ở các cảng theo điều ước và mở thêm bốn bến cảng nữa cho ngoại thương. Tuy vậy, các nước phương Tây đã can thiệp buộc Nhật phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông để đổi lấy 30 triệu lạng bạc (450 triệu yen).
lãnh thổTrung Quốc của nhà Thanh đất mất ảnh hưởng lên bán đảo Triều Tiên cho Đế quốc Nhật Bản.
nhà Thanh Trung Quốc nhượng Đài Loan, Bành Hồ, và bán đảo Liêu Đông cho Đế quốc Nhật Bản
3. Kết quả
Thời gian diễn ra: 8/2/1904 đến ngày 5/9/1905
Địa điểm: Mãn Châu, Thượng Hải
Tổng quan chiến tranh Nga - Nhật
1. Nguyên nhân
Sau cuộc Minh Trị Duy Tân năm 1868, chính phủ Minh Trị đã lao vào một nỗ lực hấp thụ ý tưởng, các phong tục và các tiến bộ công nghệ của phương Tây. Cuối thế kỷ 19, Nhật Bản đã t
rỗi dậy từ một nước cô lập và tự chuyển đổi thành một quốc gia hiện đại chỉ trong một thời gian khá ngắn. Người Nhật mong ước giữ gìn chủ quyền và đồng thời cũng được công nhận là một nước ngang hàng với các cường quốc phương Tây.
B. Chiến tranh Nga - Nhật
Thiên hoàng Minh Trị
Nga, một trong nhựng nước đế quốc lớn, có tham vọng ở phía Đông. Cho đến cuối thập kỷ 1890, nước này đã mở rộng biên giới ở Trung Á đến Afghanistan, sáp nhập các quốc gia khác trong quá trình đó. Đế quốc Nga trải dài từ Ba Lan ở phía Tây đến bán đảo Kamchatka ở phía Đông. Với việc xây dựng tuyến đường sắt Trans - Siberia đến cảng Vladivostok, Nga hy vọng có thể củng cố hơn nữa ảnh hưởng và sự hiện diện của mình tại vùng này. 
 Đây là điều Nhật Bản vô cùng lo ngại, vì họ coi Triều Tiên như một vùng đệm an toàn. Nga đang tìm kiếm một cảng không đóng băng tại Thái Bình Dương cho hải quân cũng như thương mại biển. Hải cảng Thái Bình Dương mới mở tại Vladivostok là cảng duy nhất của người Nga và chỉ có thể mở cửa vào mùa hè; nhưng Cảng Lữ Thuận có thể mở cửa được cả năm. Nhật Bản chọn chiến tranh để bảo vệ đất nước bằng cách duy trì quyền thống trị tuyệt đối tại Triều Tiên, trong khi các nước châu Âu hy vọng đế quốc Nga sẽ thắng.
> Tham vọng tranh giành Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên
Mục đích chính
2. Diễn biến
Đầu năm 1904, quân Nhật tiến công cảng Lữ Thuận ở Trung Quốc. Đương thời Lữ Thuận nằm ở trong tay người Nga. Quân đội Nhật-Nga đã tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu ở đây. Quân Nga ở Lữ thuận xin Sa hoàng tăng viện. Sa hoàng đã ra lệnh cho hạm đội Ban tích tổ chức thành hạm đội Thái Bình Dương II, đô đốc Rodzhestvenski làm tư lệnh đến Lữ Thuận tăng viện.
Quân Nhật tổn thất nặng nề cũng xin tăng viện. Đại tướng Nhật Bản Togo biết tin, bỏ kế hoạch đến Lữ thuận quay sang chuẩn bị đánh Nga. Togo tập trung chủ lực ở eo biển Đối Mã, định kế hoạch tác chiến như sau: Trước khi Hạm đội Thái Bình Dương II của Nga đi đường xa mệt mỏi thì tấn công, tiêu diệt ở eo Đối Mã; mặt khác ngụy trang một số thương thuyền lớn thành thiết giáp hạm, cố ý đi lên phía bắc gần Đài Loan ra vẻ hải quân Nhật sẽ quyết chiến với hải quân Nga ở đây để dụ hạm đội Nga phải đi qua eo Đối Mã.
Quả nhiên, hải quân Nga trúng kế, hạ tuần tháng 5 hạm đội Nga đến vùng biển bắc Đài loan thấy các chiến hạm Nhật Bản do thương thuyền ngụy trang thành. Đô đốc Rodzhestivenski ngộ nhận đó là chủ lực của hạm đội Nhật Bản, quyết định tránh không giáp chiến, đợi khi đến cảng Lữ Thuận rồi, củng cố phòng ngự cảng Lữ Thuận xong sẽ quyết chiến với hải quân Nhật. Do đó, hạm đội Nga chuyển hướng qua eo Đối Mã lên thẳng Vladivastock. Ông nào ngờ thay đổi đường đi là chui vào túi của Togo.
Đại tướng Togo
Mờ sáng ngày 27/5, hạm đội Nga vào eo Đối Mã thì hạm đội Nhật Bản do Togo chỉ huy đột nhiên xuất hiện trước mặt. 
Hạm đội Nga đã đi trên biển hơn 7 tháng, vượt hơn 1 vạn hải lý, chỉ còn hai ngày nữa là đến nơi đã định, đột nhiên phải triển khai đội hình quyết chiến sinh tử với một hạm đội không thua kém gì mình. Hạm đội Nga không hề chuẩn bị và chưa có kế hoạch ứng phó nào cả.
Trận hải chiến lớn chưa từng có trong lịch sử đã bùng nổ.
Quân Nhật tấn công mãnh liệt, quân Nga chỉ lo phòng vệ. Vừa bắt đầu giao chiến thì kì hạm Nhật trúng đạn bốc cháy. To go vẫn bình tĩnh đứng trên chiến hạm chỉ huy tác chiến. Ông hạ lệnh toàn bộ hạm đội tăng tốc lên cận chiến và bắn các loại đạn pháo vào hạm đội Nga.
Chiến hạm đi đầu của Nga trúng đạn chìm ngay, hai chiến hạm khác chìm ngay.
Sau hai ngày kịch chiến, tiếng đại bác dần dần lắng xuống. Quân Nhật thắng, quân Nga thảm bại. Hạm đội Nga mất 8 thiết giạm hạm, 5 ngư lôi hạm, nhiều tàu vận tải. Đô đốc Rodzhestivenski bị thương và bị bắt làm tù binh, 6 chiến hạm phải dạt vào các hải cảng trung lập, hơn 5000 người chết, 6000 người khác bị bắt làm tù binh, chỉ còn ba chiến hạm chạy thoát về Vladivastock.
Quân Nhật chỉ mất 3 ngư lôi hạm, thương vong hơn 700 người, giành thắng lợi huy hoàng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)