CHIẾN TRANH ĐẾN GẦN?

Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: CHIẾN TRANH ĐẾN GẦN? thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

VN `quan tâm` giàn khoan của TQ
Cập nhật: 12:32 GMT - thứ năm, 10 tháng 5, 2012
Facebook
Twitter
Chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này

Giàn khoan 981 do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo
Việt Nam thận trọng lên tiếng sau khi Trung Quốc lần đầu tiên đưa giàn khoan nước sâu ra hoạt động ở Biển Đông.
Giàn khoan CNOOC 981, do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sở hữu và điều hành, đã khoan sâu xuống đáy biển khoảng 1500 mét hôm 9/5, đánh dấu bước tiến trong “chiến lược nước sâu” của Trung Quốc.
Các bài liên quan
TQ ngừng các tour tham quan Philippines
Chiến tranh đến gần?
TQ khoan dầu nước sâu ở Biển Đông

Chủ đề liên quan
Tranh chấp lãnh thổ,
Asean
Tại buổi họp báo hôm nay ở Hà Nội, người phát ngôn Lương Thanh Nghị tuyên bố Việt Nam “rất quan tâm” việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động khai thác dầu khí trong đó có việc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động.
Chiến lược nước sâu
Ông Nghị nói: “Chúng tôi cho rằng hoạt động của các nước ở Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và không xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác, đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”
981 là giàn khoan bán chìm thế hệ sáu do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3000 mét.
Ông Vương Nghi Lâm, Chủ tịch CNOOC, tuyên bố việc đưa giàn khoan 981 ra Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải) sẽ “thúc đẩy chiến lược nước mạnh hải dương và giữ gìn chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc “.
Bình luận về sự kiện này, ông Gary Li, đứng đầu một công ty tư vấn ở London, nói: “Phát triển công nghệ khoan nước sâu là bước tiến lớn cho Trung Quốc.”
“Họ cho rằng việc mình chưa thể khai thác tài nguyên ở Biển Đông chủ yếu là do chưa có công nghệ khoan nước sâu,” ông Gary Li nhận định.
Hoạt động thăm dò ở khu vực nước sâu diễn ra trong bối cảnh đang có căng thẳng đặc biệt giữa Trung Quốc và Philippines vì tranh chấp ở Bãi cạn Scarborough.

Tổng thống Aquino làm căng với Trung Quốc nhưng bỏ ngỏ khả năng khai thác chung
Dự kiến ngày mai 11/5 tại thủ đô Manila của Philippines sẽ diễn ra biểu tình lớn để biểu lộ thái độ phản đối của nước này.
Tuy vậy, bất chấp căng thẳng ngoại giao, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố hôm 4/5 rằng ông có thể đồng ‎ ý một thỏa thuận với Trung Quốc cho phép các công ty khai thác dầu khí trong khi chính phủ còn thương lượng về chủ quyền.
Tuần rồi, CNOOC đã mời chủ tịch tập đoàn dầu khí của Philippines, hãng Philex Mining Corp, đến Bắc Kinh để bàn việc cùng khai thác ở vùng tranh chấp.
Vị chủ tịch Manuel Pangilinan nói: “Thảo luận diễn ra thân thiện, xây dựng. Chúng tôi không đóng chặt cửa.”
Cuộc họp báo ở Hà Nội tập trung cho vấn đề Biển Đông, với việc ông Lương Thanh Nghị ra hai tuyên bố khác có liên quan.
Ông phản đối việc “một số quan chức Đài Loan tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này”.
Người phát ngôn ngoại giao Việt Nam cũng nói Việt Nam “sẵn sàng chia sẻ với các nhà xuất bản, các công ty in ấn những tài liệu, bản đồ và dữ liệu chính xác về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”.
Ông đề cập việc bản đồ trực tuyến Google Maps đăng thông tin về Hoàng Sa mà Việt Nam cho rằng bị sai lệch.
Theo ông Nghị, công ty Google đã “sửa chữa những lỗi này” sau khi có cuộc họp với Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Chiến tranh đến gần?
Cập nhật: 10:03 GMT - thứ năm, 10 tháng 5, 2012
Facebook
Twitter
Chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này

Cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc ở một bãi cạn trên Biển Đông đã leo thang đến mức độ nguy hiểm
Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham đang ngày càng leo thang không có điểm dừng và dường như đang ở bờ vực của một cuộc xung đột vũ trang.
Mới đây, tờ Hoàn cầu thời báo đã có một bài xã luận mạnh mẽ kêu gọi chiến tranh với Philippines trên Biển Đông.
Các bài liên quan
Người Philippines `sẽ biểu tình chống TQ`
TQ `không quốc tế hóa tranh chấp`
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 1,06MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)