CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2009 - 2020(Phiên bản lần thứ 14)
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tập |
Ngày 26/04/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2009 - 2020(Phiên bản lần thứ 14) thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2009-2020
(dự thảo lần thứ 14)
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Chiến lược Giáo dục Việt Nam 2001-2010 đã tiến hành được 8 năm. Thực tiễn phát triển giáo dục đất nước đã khẳng định những định hướng đúng đắn của chiến lược nhưng đồng thời cũng cho thấy cần có sự điều chỉnh. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 tiếp tục thực hiện giai đoạn cuối của Chiến lược giáo dục 2001-2010 với những điều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên tới.
I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21
1. Những thành tựu
a. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội
Năm học 2007-2008, cả nước có gần 23 triệu học sinh, sinh viên, tăng 2,86% so với năm học 2000-2001; trong đó số học sinh học nghề tăng 2,14 lần; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,41 lần; số sinh viên cao đẳng, đại học tăng 1,75 lần, nâng tỷ lệ sinh viên cao đẳng, đại học trên một vạn dân tăng 1,6 lần, số học viên cao học và nghiên cứu sinh tăng 2,5 lần.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo các trình độ khác nhau tăng từ 20% vào năm 2000 lên 31,5% vào năm 2007.
Mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trong toàn quốc. Về cơ bản đã xóa được "xã trắng" về giáo dục mầm non; trường tiểu học đã có ở tất cả các xã, trường trung học cơ sở có ở xã hoặc cụm liên xã, trường trung học phổ thông có ở tất cả các huyện. Các cơ sở đào tạo nghề, cao đẳng và đại học được thành lập ở hầu hết các địa bàn dân cư lớn, các vùng, các địa phương, đặc biệt ở vùng chậm phát triển như Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi đã có trường nội trú và bán trú cho con em các dân tộc thiểu số.
Hiện nay, cả nước có trên 9.000 trung tâm học tập cộng đồng, gần 700 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, 1.300 trung tâm tin học, nhiều trường đại học triển khai các chương trình đào tạo từ xa. Ngoài ra, có nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có yếu tố nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Một xã hội học tập đã hình thành rõ nét ở Việt Nam.
b. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến. Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã có tiến bộ, toàn diện hơn. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập và đại bộ phận đã có việc làm. Chất lượng đào tạo của một số ngành đào tạo khoa học và công nghệ đã được nâng cao một bước.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng đã đặc biệt được chú trọng. Đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lượng. Ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cấp trung ương được thành lập vào tháng 8/2004, phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đã được thành lập tại 55 trong số 63 Sở Giáo dục và Đào tạo (87%), 55 đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng được thành lập ở các trường đại học và cao đẳng. Tới tháng 7/2008, đã có 114/163 (70%) trường đại học tự đánh giá, trong đó có 40 trường được đánh giá ngoài.
Các trường phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa phương. Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình tiên tiến quốc tế. Tới tháng 7/2008 có 24 chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế đang được thực hiện ở 17 trường đại học giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh. Đã tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động đào
(dự thảo lần thứ 14)
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Chiến lược Giáo dục Việt Nam 2001-2010 đã tiến hành được 8 năm. Thực tiễn phát triển giáo dục đất nước đã khẳng định những định hướng đúng đắn của chiến lược nhưng đồng thời cũng cho thấy cần có sự điều chỉnh. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 tiếp tục thực hiện giai đoạn cuối của Chiến lược giáo dục 2001-2010 với những điều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên tới.
I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21
1. Những thành tựu
a. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội
Năm học 2007-2008, cả nước có gần 23 triệu học sinh, sinh viên, tăng 2,86% so với năm học 2000-2001; trong đó số học sinh học nghề tăng 2,14 lần; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,41 lần; số sinh viên cao đẳng, đại học tăng 1,75 lần, nâng tỷ lệ sinh viên cao đẳng, đại học trên một vạn dân tăng 1,6 lần, số học viên cao học và nghiên cứu sinh tăng 2,5 lần.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo các trình độ khác nhau tăng từ 20% vào năm 2000 lên 31,5% vào năm 2007.
Mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trong toàn quốc. Về cơ bản đã xóa được "xã trắng" về giáo dục mầm non; trường tiểu học đã có ở tất cả các xã, trường trung học cơ sở có ở xã hoặc cụm liên xã, trường trung học phổ thông có ở tất cả các huyện. Các cơ sở đào tạo nghề, cao đẳng và đại học được thành lập ở hầu hết các địa bàn dân cư lớn, các vùng, các địa phương, đặc biệt ở vùng chậm phát triển như Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi đã có trường nội trú và bán trú cho con em các dân tộc thiểu số.
Hiện nay, cả nước có trên 9.000 trung tâm học tập cộng đồng, gần 700 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, 1.300 trung tâm tin học, nhiều trường đại học triển khai các chương trình đào tạo từ xa. Ngoài ra, có nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có yếu tố nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Một xã hội học tập đã hình thành rõ nét ở Việt Nam.
b. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến. Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã có tiến bộ, toàn diện hơn. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập và đại bộ phận đã có việc làm. Chất lượng đào tạo của một số ngành đào tạo khoa học và công nghệ đã được nâng cao một bước.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng đã đặc biệt được chú trọng. Đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lượng. Ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cấp trung ương được thành lập vào tháng 8/2004, phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đã được thành lập tại 55 trong số 63 Sở Giáo dục và Đào tạo (87%), 55 đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng được thành lập ở các trường đại học và cao đẳng. Tới tháng 7/2008, đã có 114/163 (70%) trường đại học tự đánh giá, trong đó có 40 trường được đánh giá ngoài.
Các trường phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa phương. Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình tiên tiến quốc tế. Tới tháng 7/2008 có 24 chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế đang được thực hiện ở 17 trường đại học giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh. Đã tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động đào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tập
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)