Chiến lược phát triển GD Thanh Hoá
Chia sẻ bởi Lê Ngọc Kiện |
Ngày 21/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Chiến lược phát triển GD Thanh Hoá thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Định hướng phát triển
giáo dục và đào tạo
thanh hoá trong chiến lược tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo
Đảng và Chính phủ Việt nam đã có những quan điểm chỉ đạo phát triển Giáo dục. Căn cứ:
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992).
- Luật Giáo dục (1998).
- Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng (2001).
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010.
II. Định hướng chiến lược phát triển Giáo dục và đào tạo Thanh hoá Trong chiến lược tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo
Mối quan hệ các yếu tố trong xây dựng chiến lược GD và ĐT
1. Bối cảnh - Môi trường GD và ĐT Thanh Hoá
Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) trở thành "Thời cơ vàng" cho ngành GD và ĐT trong cả nước, trong đó có Thanh Hoá.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thanh Hoá, đối với sự nghiệp GD & ĐT.
2. Đánh giá thực trạng hệ thống giáo dục đào tạo Thanh Hoá
2.1. Những Thuận Lợi
2.1.1. Quy Mô Giáo dục và đào tạo:
Được mở rộng, số học sinh tăng nhanh ở tất cả các cấp học, ngành học, các vùng miền trong tỉnh, nhất là khối mầm non, THCS, THPT.
- Năm học 2001-2002, Thanh Hoá có hơn 2000 trường học, gần 1,2 triệu học sinh, sinh viên, bình quân 3 người dân có 1 người đi học. Hầu hết các xã trong tỉnh đều có đủ 3 cấp học từ mầm non đến THCS.
+ Ngành học Mầm non đã chấm dứt thời kỳ có nguy cơ tan rã khi chuyển sang cơ chế mới, từng bước ổn định và phát triển mạnh.
+ Bậc Tiểu học đã xoá tình trạng "bản trắng" (không có lớp)
+ 27/27 huyện thị, thành phố có trường THPT.
+ 26/27 đơn vị có TTGDTX-DN
+ Hiện nay 11/11 huyện miền núi có trường PT DTNT.
+ 7 trường THCN-DN trực thuộc Sở GD và ĐT.
+ Tháng 12/1997 Thanh Hoá được công nhận hoàn thành Phổ cập GDTH-CMC trước dự kiến 1 năm.
+ Năm 1997, trường ĐH Hồng Đức được thành lập, mở ra một thời kỳ mới, đánh dấu sự phát triển về qui mô và chất lượng ngành GD - ĐT Thanh Hoá.
2.1.3. Đội ngũ nhà giáo :
- Được củng cố cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
- Cơ bản đủ số giáo viên bậc Tiểu học, THPT,
- Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên THCS
- Giáo viên các môn học đặc thù như Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục .
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 5 vạn cán bộ giáo viên.
- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh
- Khối giáo viên MN đạt chuẩn tăng từ 42% (năm 1996) lên 60% (năm 2002).
- Bậc Tiểu học cũng tăng lên tương ứng từ 89% lên 90,6%
- Bậc THCS tăng từ 83% lên 85%
- Bậc THPT đạt 95,3%.
- Cán bộ QLGD được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong 5 năm qua đạt 85,7%.
2.1.4. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học
- Phòng học kiên cố, phòng học cao tầng tăng nhanh.
- Trong đó tỷ lệ phòng học kiên cố tăng từ 14% (1996) lên 30%(2002).
- Khuôn viên hầu hết các trường ngày càng khang trang, sạch, đẹp.
- Tận dung nguồn vốn vay, phấn đấu giải quyết dứt điểm phòng học tranh tre, nứa lá ở 11 huyện miền núi vào năm 2005.
2.1.5 - Công tác xã hội hoá Giáo dục :
- Nâng cao nhận thức về GD của nhân dân.
- Từ vận động con em ra lớp học tập , đóng góp tiền của, công sức xây dựng nhà trường.
- Góp phần xây dựng trường chuẩn Quốc Gia ở các bậc học.
- Hội Khuyến học Thanh Hoá được thành lập.
Quĩ "Khuyến học, Khuyến tài" có tới hàng trăm tỷ đồng.
- Trung tâm học tập cộng đồng phát triển mạnh.
2.2. Những khó khăn thách thức :
2.2.1 Qui mô GD phát triển nhanh hơn sự gia tăng các nguồn lực dành cho GD.
- Hệ thống trường lớp ngoài công lập chưa phát triển ở bậc Tiểu học , cấp THCS.
- Tư tưởng chờ đợi thiếu quyết tâm , thiếu sáng tạo ở một số địa phương làm hạn chế tiến trình đa dạng hoá loại hình trường lớp .
2.2.5. Giáo dục miền núi còn chậm phát triển
- Có 11 huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn.
- Tình trạng tái mù có nguy cơ cao.
- Tiến độ PCGD TH và PCTHCS còn chậm.
- Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học còn thấp.
- Đầu tư thoả đáng cho trường Đại học Hồng Đức và sắp xếp hợp lý hệ thống các trường chuyên nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo các ngành nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực.
- Cần quan tâm đúng mức tới GD Trung học và DN.
- Khai thác mọi nguồn lực để tăng cường CSVC trường học và các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá Giáo dục theo tinh thần Nghị định 73/1999/NĐ - CP ngày 19/8/99 của Chính phủ.
- Xây dựng và phát triển GD và ĐT Thanh hoá vừa đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người, xây dựng một xã hội học tập, tăng cường mở rộng giáo dục cộng đồng.
* Qui mô trường lớp đến năm học 2004-2005
- Mầm non: Phát triển cả về số lượng và chất lượng nuôi dạy các cháu nhà trẻ, mẫu giáo bằng nhiều loại hình trường lớp, áp dụng các loại hình phù hợp với yêu cầu khả năng từng địa bàn.
- Tiểu học: 100% số xã trong tỉnh đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi và CMC một cách vững chắc.
- THCS: Phấn đấu PC THCS đạt tỷ lệ 30-35% số xã vào năm 2000, đạt 70% vào 2005, xây dựng trường chuẩn Quốc gia đạt 20% vào 2005 và 40% vào 2010.
- Duy trì các trường THPT công lập hiện có, mở thêm các trường THPT công lập cho các huyện miền núi có dân số đông, thành lập các trường THPT bán công, dân lập tại Thành phố, các huyện có điều kiện.
- Phân luồng học sinh THCS vào THPT, BTTH, dạy nghề trên cơ sở kết hợp giữa khả năng kinh tế của địa phương và nhu cầu học tập của xã hội.
- Mở rộng qui mô, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo nghề, ổn định đào tạo bậc Cao đẳng, phát triển đào tạo Đại học, chuẩn bị đào tạo sau Đại học tại trường Đại học Hồng Đức.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý trường học các cấp.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng tạo nguồn.
- Một mặt chú trọng đầu tư vào các khu đô thị
3.3. Các giải pháp chính :
3.3.1/ Qui hoạch mạng lưới trường, lớp :
- Thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường, lớp từ Mầm non đến Đại học, qui hoạch sắp xếp lại hệ thống trường học, nhất là hệ thống các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Lập kế hoạch phát triển các bậc học, ngành học Mần non, phổ thông :
Năm học
+ Kế hoạch phát triển Tiểu học
Năm học
Năm học
Từ thực tế Giáo dục Thanh hoá phải sắp xếp các trường học theo tinh thần NĐ 73/1999/NĐ-CP trong những năm trước mắt là :
- Giữ nguyên hiện trạng các ngành học, bậc học như hiện nay, tăng chỉ tiêu các lớp bán công trong các trường THPT, THCS nội thành, thị, THCS trọng điểm của các huyện, khuyến khích thành lập một số trường TH, THCS chất lượng cao.
- Thành lập tại Thành phố Thanh Hoá một trường THCN theo Nghị định 73/NĐ-CP của Chính phủ qui định để góp phần phân luông học sinh sau THCS.
- Phát triển mạng lưới và CSVC trường THCS, phủ kín trường THCS trên 630 xã, phường. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng kinh tế chậm phát triển, đặc biệt là 11 huyện miền núi.
- Xác định nhiệm vụ PC Tiểu học đúng độ tuổi và PC THCS là nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD và ĐT Thanh Hoá.
- Phân luồng học sinh sau THCS và THPT bằng giải pháp đồng bộ: Nâng cao nhận thức xã hội, khuyến khích phân luồng bằng cơ chế, chính sách và đa dạng hoá các loại hình trường lớp.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu nhân lực của các ngành trong tỉnh và nhu cầu người học.
- Tăng cường phát triển Giáo dục không chính qui để thay đổi quan niệm về sự học, áp dụng công nghệ tiến bộ trong phương pháp dạy học, tạo cơ hội cho mọi người được học tập suốt đời.
3.3.2/ Về xây dựng cơ sở vật chất :
Thực hiện quyết định 669/QĐ-UB của UBND Tỉnh, triển khai có hiệu quả Nghị định 73/NĐ - CP. Nâng cao tỷ lệ phòng học kiên cố hàng năm tăng từ 3 -5%. Tăng cường trang thiết bị dạy học.
3.3.3/ Về tài chính :
Kinh phí sự nghiệp Giáo dục hàng năm đảm bảo chi trả cho chế độ con người, tỷ lệ chi cho hoạt động nghiệp vụ ít nhất đạt 20% trong tổng ngân sách.
Khai thác, huy động có hiệu quả các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án, vốn tài trợ, viện trợ, vốn vay, nguồn thu học phí. sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí trên.
3.3.4/ Chế độ chính sách : Thực hiện đúng chế độ chính sách của TW qui định đối với CBGV và học sinh .
3.3.5/ Những kiến nghị
- Với UBND tỉnh :
+ Đề nghị UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp tạo điều kiện cho ngành Giáo dục và đào tạo thực hiện tốt công tác thi TN các bậc học công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp và các trường CN trong tỉnh.
+ Đề nghị tăng cường ngân sách xây dựng cơ bản hỗ trợ cho ngành GD tập trung xây dựng CSVC, chỉ đạo thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi và phổ cập THCS vào năm 2007.
- Với Bộ GD và ĐT và Chính phủ :
+ Đề nghị Bộ GD và ĐT sớm trình Chính phủ về phấn cấp quản lý từ Bộ đến Sở, Phòng Giáo dục, nhất là quản lý nhân sự và quản lý ngân sách.
+ Đề nghị Bộ và Chính phủ tiếp tục ban hành các chế độ chính sách đối với GD và ĐT : Về lương CBGV, về chính sách hỗ trợ các trường ngoài công lập.
+ Có chế độ ưu đãi đối với CBQL Phòng Giáo dục, Sở GD và ĐT.
+ Đề nghị Bộ, ngành TƯ có chính sách đầu tư cho trường ĐH Hồng Đức, nâng cấp các trường chuyên nghiệp trên địa bàn, đảm bảo chất lượng đào tạo.
* Tại thời điểm tháng 10/2003 các huyện miền núi đã có 113 xã đạt chuẩn, chiếm tỉ lệ 41,7 %, cụ thể tỉ lệ các huyện như sau :
2. Giải pháp thực hiện
Căn cứ trên cơ sở kết quả đạt được các đơn vị đã thống nhất cao và đăng kí kế hoạch và mục tiêu thực hiện :
- Các đơn vị huyện,thị tích cực thực hiện đề án và kế hoạch PCGD THCS ở địa phương.
-.Các số liệu cơ bản phải được điều tra chính xác và cập nhật ,có kế hoạch thực hiện mở các lớp Bổ túc văn hoá.
- Với những xã có địa bàn không có trường THCS cần có kế hoạch tạo điều kiện cho HS không đi học quá xa .
- Thực hiện tốt Thông tư liên bộ số 81 ngày 14/8/2003 hướng dẫn chi tiêu chi cho PCTHCS , huy động thêm từ các nguồn lực địa phương .
- Đối với đơn vị còn thiếu GV cần tham mưu tăng cường đội ngũ giải quyết đủ GV cho các lớp chính qui và không chính qui.
2. Xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia
a. Nội dung :
- Xây dựng theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia bậc trung học được qui định tại quyết định số 27/2001, ngày 5 tháng 7 năm 2001 của Bộ GD & ĐT.
- Kiểm tra đánh giá công nhận theo hướng dẫn số 5416 ngày 25/6/2002 của Bộ GD & ĐT.
b. Yêu cầu
- Mức độ cấp Quốc gia (Theo định hướng chung Quốc gia).
+ Năm 2005 : có 20% trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
+ Năm 2007 : 100% trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.
+ Năm 2015 : 100 % trường THCS đạt chuẩn Qốc gia.
- Mức độ cấp tỉnh :
+ Năm học 2003 - 2004 : 36 trường bậc trung học đạt chuẩn Quốc gia.
+ Năm học 2004 - 2005 : Tối thiểu đạt tổng 80 trường đạt chuẩn QG.
c. Thực trạng
- Trường THPT : 16 trường
- Trường THCS : 84 trường
* Gồm :
+ 11 trường DTNT huyện
+ 27 trường trọng điểm cấp huyện.
+ 31 trường dự án ADB .
+ 15 trường do XHHGD và địa phương đầu tư.
* Những vấn đề cơ ban trong xây dựng trường chuẩn QG theo 5 tiêu chuẩn
A/ Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức nhà trường.
1. Không quá 45 lớp/trường, sĩ số không quá 45 học sinh/lớp. Nếu quá : Thêm phòng, giãn lớp, trả học sinh ngoài tuyến về đúng tuyến.
2. Các tổ chuyên môn xác định được một nội dung chuyên môn/năm học để nâng cao chất lượng dạy học (có kế hoạch triển khai). Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn.
3. Hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả tổ hành chính : Đủ các chức danh, phù hợp với nội dung công tác (có thể kiểm nhiệm).
4. Có đầy đủ các hồ sơ quản lý theo điều lệ nhà trường và hướng dẫn về hồ sơ theo hướng dẫn số 5416/THPT của Bộ GD và ĐT .
5. Có đầy đủ các đoàn thể, tổ chức theo qui định trong nhà trường. Các tổ chức, đoàn thể đều có Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động trong năm, biên bản và đạt danh hiệu thi đua theo qui định.
B. Tiểu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên .
1. Có đầy đủ các chức danh, các chức danh trong nhà trường đều đạt tiêu chuẩn theo qui định. Với giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm phải có chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn. Tất cả đều có quyết định và giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền.
2. Phòng Giáo dục hàng năm có quyết định xếp loại cán bộ quản lý trường THCS, sở Giáo dục và đào tạo có quyết định xếp loại cán bộ quản lý trường THPT.
3. Các trường có quy chế thực hiện dân chủ của đơn vị.
C. Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng Giáo dục :
1. Các chỉ tiêu đạt chuẩn phải đạt được trước khi công nhận1 năm và sau công nhận 5 năm .
2. Đảm bảo các chỉ tiêu trong trong hoạt động GD .
2.1/ yêu cầu :
+ Thực hiện đúng, đủ qui định về thời gian và nội dung các hoạt động.
+ Các hoạt động có kế hoạch khả thi; có chất lượng, hiệu quả.
2.2/ Nội dung : Có 3 loại hoạt động cho cá nhân, học sinh, cán bộ giáo viên và tập thể (lớp, khối, toàn trường), bao gồm :
+ Hoạt động trong giờ chính khoá .
+ Hoạt động ngoài giờ chính khoá .
+ Hoạt động có tính chất xã hội .
3. Sử dụng thiết bị, đò dùng dạy học để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về thực hành, thí nghiệm trong dạy học các bộ môn.
+ Các tổ, nhóm bộ môn có kế hoạch sử dụng theo từng bài học, tiết học với các yêu cầu cụ thể. Kế hoạch được xây dựng từ đầu năm học. Hiệu trưởng thông qua kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả.
+ Tổ chức làm đồ dùng dạy học nếu thiếu.
Đ. Tiêu chuẩn 4 - Cơ sở vật chất và thiết bị:
1. Qui hoạch khuôn viên, môi trường sư phạm liên thông, hợp lý theo 6 khu.
1.1/ Khu dạy học :
+ Phòng học và trang thiết bị phòng đúng qui cách.
+ Phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn (sinh, hoá, lý).
+ Phòng nghe nhìn (có thể kết hợp học Tin và Ngoại ngữ).
+ Phòng Tin học.
1.2/ Khu phục vụ dạy học : + Thư viện + khu giáo dục thể chất + phòng truyền thống + phòng y tế học đường + phòng hoạt động xã hội (Công đoàn, đoàn đội, chữ thập đỏ, trực hội cha mẹ học sinh).
1.3/ Khu hành chính : Phòng hiệu trưởng, HP, văn phòng, phòng họp hội đồng giáo dục.
1.4/ Khu sân trường : Cây xanh, bóng mát, ghế nghỉ. Tránh những vật cản có thể gây tai nạn. Không xây dựng theo kiểu vườn hoa, cây cảnh.
1.5/ Khu vệ sinh : Bố trí thuận lợi và riêng biệt giáo viên - học sinh; Nam - nữ. Hố rác, thùng rác.
1.6/ Khu để xe :
2. Có tường bảo vệ, nhà trực, cổng trường đẹp, đúng qui cách, qui định.
E. Tiêu chuẩn 5 - Xã hội hoá Giáo dục :
1. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền để có nội dung xây dựng phát triển Giáo dục theo hướng Chuẩn hóa thể hiện bằng và trong các văn bản pháp qui của cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND.
2. Vận động và xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục với các tổ chức, đoàn thể xã hội, địa phương; công ty xí nghiệp, hội cha mẹ học sinh, hội Khuyến học và cá nhân .
3. Nội dung vận động xây dựng : Tập trung vào hai mặt chủ yếu :
+ Giáo dục, giáo dưỡng.
+ Đóng góp xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị.
3. Qui họạch đội ngũ GV
a) Những điểm mạnh :
- Số GV được đào tạo trình độ 10+3 , CĐSP cùng với một bộ phận GV được đào tạo ở bậc ĐH đang phát huy được tác dung tốt trong các nhà trường.
- Nhiều GVTHCS (tập trung ở các trường năng khiếu cấp huyện nay là trường THCS chất lượng cao) có trình độ năng lực chuyên môn thực sự, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng HS giỏi .
- Nhu cầu được đào tạo cao hơn là rất lớn. Một bộ phận CBQL và GV đã có thói quen và nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
- Đảng viên trong tổng số CB GV THCS đạt 28,27%
- Tỉ lệ GV là người dân tộc ở khu vực miền núi là 25% (Tỉ lệ chung của toàn tỉnh là 7,47%).
b) Những tồn tại yếu kém
- GV THCS thiếu về số lượng :
+ GV văn hoá đạt tỉ lệ 1,27 GV/ Lớp , tỉ lệ chung của GV / lớp là 1,46 (Tỉ lệ này thấp hơn so với năm 1999)
+ GV Âm nhạc mới đạt 43,5 % , Hoạ đạt 17,3 % , Thể dục đạt 51,5 %, Ngoại ngữ đạt 48,4 %
+ GV THCS thiếu ở tất cả các vùng miềm trong tỉnh (trừ TP Thanh Hoá, Đông Sơn, Thị xã Bỉm Sơn). Tỉ lệ GV /Lớp không đồng đều giữa các huyện.
- Không cân đối về cơ cấu:
+ Không cân đối giữa GV Tự nhiên và GV Xã hội. Theo kế hoạch GV THCS hiện nay thì tỉ lệ hợp lý là : 56,26 % là GV TN và 43,75 % là GV XH. ở Thanh Hoá hiện nay : 50,75 % GV TN , 49,25 % GV XH - GV XH bắt đầu thừa .
+ Thực tế thiếu GV các môn: Tin học, Nhạc, Hoạ, Ngoại ngữ
+ còn 12,1 % GV dưới chuẩn (1650 GV), nhiều nhất là Gv 7+3 nhưng tuổi đời đã cao
+ Do việc thiếu GV, Thiếu cân đối bộ môn. dẫn đến chất lượng GD chưa cao
d) Những giải pháp :
- Giao chỉ tiêu cho ĐH Hồng Đức ĐT trình độ Đại học đào tạo GV THCS trình độ 2 môn (Theo ban đào tạo cao đẳng )
- Điều chuyển Gv giưa các vùng miềm hợp lý để tránh tình trạng thừa thiếu GV cục bộ
- Bồi dưỡng trên chuẩn :
- Đến 2005 có 100% GV THCS đạt chuẩn ,trong đó có 25,0 % đạt trình độ trên chuẩn, 50% đạt trình độ trên chuẩn vào 2010
- Bồidưỡng nghiệp vụ SP, BD dạy kiêm nhiệm.
- BD thường Xuyên..
4. Thực hiện triển khai có hiệu quả chương trình thay sách phổ thông. Đổi mới tích cực nội dung, phương pháp dạy học theo qui định của Bộ GD và ĐT.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ triển khai thay sách ở bậc THCS.
- Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết về thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông .
- Thành lập ban chỉ đạo đổi mới chương trình GD phổ thông
- Thành lập ban nội dung sắp xếp, bổ sung và cũng cố tập huấn đội ngũ giảng viên cốt cán cấp tỉnh ở bậc THCS.
+ Một là : Tổ chức cho CBQL và đội ngũ cốt cán cấp tỉnh dự các lớp tập huấn do Bộ GD và ĐT tổ chức (giảng viên THSP, ĐH Hồng Đức, CV Sở).
+ Hai là : Tổ chức tập huấn cho CBQL và giáo viên trực tiếp dạy các lớp TH và THCS (Phòng Giáo dục , giáo viên nòng cốt, trực tiếp dạy).
+ Ba là : Làm tốt việc tập huấn sử dụng thiết bị dạy học THCS
+ Bốn là : Cung ứng sách giáo khoa và trang thiết bị dạy học
+ Năm là : Phối hợp với các ngành liên quan giải quyết kinh phí kịp thời.
+ Các trường chuyên nghiệp có đào tạo giáo viên chủ trì cùng các Phòng Giáo dục huyện thị tổ chức việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng của giáo viên .
* Tóm lược "Định hướng chiến lược Phát triển GD & ĐT Thanh Hoá" và Định hướng phát triển GD và ĐT đến 2010
Hiện nay chưa có đề án chiến lược tổng thể về GD & ĐT Thanh Hoá 2006 - 2010. Nhưng một số đề án thuộc một số lĩnh vực đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt:
- Đề án : "Phát triẻn GD miền núi tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 34/QĐ - UB, ngày 02/01/2004 của UBND tỉnh TH.
- Đề án : "Qui hoạch đội ngũ GV MN , PT tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 4270, ngày 23/12/2003 của UBND tỉnh TH.
- Đề án : "Qui hoạch đội ngũ GV MN , PT tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 4270, ngày 23/12/2003của UBND tỉnh TH.
"Đề án chiến lược Phát triển GD & ĐT Thanh Hoá" và Định hướng phát triển GD và ĐT đến 2010 đã đề ra trong những năm tới:
- Thực hiện hiệu quả việc đổi mới nội dung chương trình sách GK, Giáo trình và phương pháp dạy học ở các cấp học, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL đến năm 2010 cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, chuẩn hoá trình độ đào tạo, trong đó đạt 20% trên chuẩn vào 2005, 40% vào 2010.
- Tăng cường cơ sở vật chất trường học, ưu tiên cho các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề. Phấn đấu đến năm 2005 có 60% phòng học kiên cố, không còn phòng tranh tre, đến 2010 có 100% phòng học, nhà ở GV vùng cao được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, phát triển Giáo dục cộng đồng có hiệu quả.
- Với những nỗ lực không ngừng và định hướng đúng đăn, Ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá chắc chăn sẽ đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tài liệu tham khảo
1. Chính sách và kế hoạch trong QLGD (Đặng Bá Lãm - Phạm Thành Nghị ) - NXB Viện nghiên cứu phát triển GD.
2. Chiến lược phát triển GD & ĐT giai đoạn 2001-2010
3. Đề án : "Phát triẻn GD miền núi tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 34/QĐ - UB, ngày 02/01/2004 của UBND tỉnh TH.
4. Đề án : "Qui hoạch đội ngũ GV MN , PT tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 4270,ngày 23/12/2003của UBND tỉnh TH.
5. Đề án : "Qui hoạch đội ngũ GV MN , PT tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 4270, ngày 23/12/2003của UBND tỉnh TH.
giáo dục và đào tạo
thanh hoá trong chiến lược tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo
Đảng và Chính phủ Việt nam đã có những quan điểm chỉ đạo phát triển Giáo dục. Căn cứ:
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992).
- Luật Giáo dục (1998).
- Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng (2001).
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010.
II. Định hướng chiến lược phát triển Giáo dục và đào tạo Thanh hoá Trong chiến lược tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo
Mối quan hệ các yếu tố trong xây dựng chiến lược GD và ĐT
1. Bối cảnh - Môi trường GD và ĐT Thanh Hoá
Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) trở thành "Thời cơ vàng" cho ngành GD và ĐT trong cả nước, trong đó có Thanh Hoá.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thanh Hoá, đối với sự nghiệp GD & ĐT.
2. Đánh giá thực trạng hệ thống giáo dục đào tạo Thanh Hoá
2.1. Những Thuận Lợi
2.1.1. Quy Mô Giáo dục và đào tạo:
Được mở rộng, số học sinh tăng nhanh ở tất cả các cấp học, ngành học, các vùng miền trong tỉnh, nhất là khối mầm non, THCS, THPT.
- Năm học 2001-2002, Thanh Hoá có hơn 2000 trường học, gần 1,2 triệu học sinh, sinh viên, bình quân 3 người dân có 1 người đi học. Hầu hết các xã trong tỉnh đều có đủ 3 cấp học từ mầm non đến THCS.
+ Ngành học Mầm non đã chấm dứt thời kỳ có nguy cơ tan rã khi chuyển sang cơ chế mới, từng bước ổn định và phát triển mạnh.
+ Bậc Tiểu học đã xoá tình trạng "bản trắng" (không có lớp)
+ 27/27 huyện thị, thành phố có trường THPT.
+ 26/27 đơn vị có TTGDTX-DN
+ Hiện nay 11/11 huyện miền núi có trường PT DTNT.
+ 7 trường THCN-DN trực thuộc Sở GD và ĐT.
+ Tháng 12/1997 Thanh Hoá được công nhận hoàn thành Phổ cập GDTH-CMC trước dự kiến 1 năm.
+ Năm 1997, trường ĐH Hồng Đức được thành lập, mở ra một thời kỳ mới, đánh dấu sự phát triển về qui mô và chất lượng ngành GD - ĐT Thanh Hoá.
2.1.3. Đội ngũ nhà giáo :
- Được củng cố cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
- Cơ bản đủ số giáo viên bậc Tiểu học, THPT,
- Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên THCS
- Giáo viên các môn học đặc thù như Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục .
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 5 vạn cán bộ giáo viên.
- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh
- Khối giáo viên MN đạt chuẩn tăng từ 42% (năm 1996) lên 60% (năm 2002).
- Bậc Tiểu học cũng tăng lên tương ứng từ 89% lên 90,6%
- Bậc THCS tăng từ 83% lên 85%
- Bậc THPT đạt 95,3%.
- Cán bộ QLGD được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong 5 năm qua đạt 85,7%.
2.1.4. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học
- Phòng học kiên cố, phòng học cao tầng tăng nhanh.
- Trong đó tỷ lệ phòng học kiên cố tăng từ 14% (1996) lên 30%(2002).
- Khuôn viên hầu hết các trường ngày càng khang trang, sạch, đẹp.
- Tận dung nguồn vốn vay, phấn đấu giải quyết dứt điểm phòng học tranh tre, nứa lá ở 11 huyện miền núi vào năm 2005.
2.1.5 - Công tác xã hội hoá Giáo dục :
- Nâng cao nhận thức về GD của nhân dân.
- Từ vận động con em ra lớp học tập , đóng góp tiền của, công sức xây dựng nhà trường.
- Góp phần xây dựng trường chuẩn Quốc Gia ở các bậc học.
- Hội Khuyến học Thanh Hoá được thành lập.
Quĩ "Khuyến học, Khuyến tài" có tới hàng trăm tỷ đồng.
- Trung tâm học tập cộng đồng phát triển mạnh.
2.2. Những khó khăn thách thức :
2.2.1 Qui mô GD phát triển nhanh hơn sự gia tăng các nguồn lực dành cho GD.
- Hệ thống trường lớp ngoài công lập chưa phát triển ở bậc Tiểu học , cấp THCS.
- Tư tưởng chờ đợi thiếu quyết tâm , thiếu sáng tạo ở một số địa phương làm hạn chế tiến trình đa dạng hoá loại hình trường lớp .
2.2.5. Giáo dục miền núi còn chậm phát triển
- Có 11 huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn.
- Tình trạng tái mù có nguy cơ cao.
- Tiến độ PCGD TH và PCTHCS còn chậm.
- Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học còn thấp.
- Đầu tư thoả đáng cho trường Đại học Hồng Đức và sắp xếp hợp lý hệ thống các trường chuyên nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo các ngành nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực.
- Cần quan tâm đúng mức tới GD Trung học và DN.
- Khai thác mọi nguồn lực để tăng cường CSVC trường học và các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá Giáo dục theo tinh thần Nghị định 73/1999/NĐ - CP ngày 19/8/99 của Chính phủ.
- Xây dựng và phát triển GD và ĐT Thanh hoá vừa đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người, xây dựng một xã hội học tập, tăng cường mở rộng giáo dục cộng đồng.
* Qui mô trường lớp đến năm học 2004-2005
- Mầm non: Phát triển cả về số lượng và chất lượng nuôi dạy các cháu nhà trẻ, mẫu giáo bằng nhiều loại hình trường lớp, áp dụng các loại hình phù hợp với yêu cầu khả năng từng địa bàn.
- Tiểu học: 100% số xã trong tỉnh đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi và CMC một cách vững chắc.
- THCS: Phấn đấu PC THCS đạt tỷ lệ 30-35% số xã vào năm 2000, đạt 70% vào 2005, xây dựng trường chuẩn Quốc gia đạt 20% vào 2005 và 40% vào 2010.
- Duy trì các trường THPT công lập hiện có, mở thêm các trường THPT công lập cho các huyện miền núi có dân số đông, thành lập các trường THPT bán công, dân lập tại Thành phố, các huyện có điều kiện.
- Phân luồng học sinh THCS vào THPT, BTTH, dạy nghề trên cơ sở kết hợp giữa khả năng kinh tế của địa phương và nhu cầu học tập của xã hội.
- Mở rộng qui mô, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo nghề, ổn định đào tạo bậc Cao đẳng, phát triển đào tạo Đại học, chuẩn bị đào tạo sau Đại học tại trường Đại học Hồng Đức.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý trường học các cấp.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng tạo nguồn.
- Một mặt chú trọng đầu tư vào các khu đô thị
3.3. Các giải pháp chính :
3.3.1/ Qui hoạch mạng lưới trường, lớp :
- Thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường, lớp từ Mầm non đến Đại học, qui hoạch sắp xếp lại hệ thống trường học, nhất là hệ thống các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Lập kế hoạch phát triển các bậc học, ngành học Mần non, phổ thông :
Năm học
+ Kế hoạch phát triển Tiểu học
Năm học
Năm học
Từ thực tế Giáo dục Thanh hoá phải sắp xếp các trường học theo tinh thần NĐ 73/1999/NĐ-CP trong những năm trước mắt là :
- Giữ nguyên hiện trạng các ngành học, bậc học như hiện nay, tăng chỉ tiêu các lớp bán công trong các trường THPT, THCS nội thành, thị, THCS trọng điểm của các huyện, khuyến khích thành lập một số trường TH, THCS chất lượng cao.
- Thành lập tại Thành phố Thanh Hoá một trường THCN theo Nghị định 73/NĐ-CP của Chính phủ qui định để góp phần phân luông học sinh sau THCS.
- Phát triển mạng lưới và CSVC trường THCS, phủ kín trường THCS trên 630 xã, phường. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng kinh tế chậm phát triển, đặc biệt là 11 huyện miền núi.
- Xác định nhiệm vụ PC Tiểu học đúng độ tuổi và PC THCS là nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD và ĐT Thanh Hoá.
- Phân luồng học sinh sau THCS và THPT bằng giải pháp đồng bộ: Nâng cao nhận thức xã hội, khuyến khích phân luồng bằng cơ chế, chính sách và đa dạng hoá các loại hình trường lớp.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu nhân lực của các ngành trong tỉnh và nhu cầu người học.
- Tăng cường phát triển Giáo dục không chính qui để thay đổi quan niệm về sự học, áp dụng công nghệ tiến bộ trong phương pháp dạy học, tạo cơ hội cho mọi người được học tập suốt đời.
3.3.2/ Về xây dựng cơ sở vật chất :
Thực hiện quyết định 669/QĐ-UB của UBND Tỉnh, triển khai có hiệu quả Nghị định 73/NĐ - CP. Nâng cao tỷ lệ phòng học kiên cố hàng năm tăng từ 3 -5%. Tăng cường trang thiết bị dạy học.
3.3.3/ Về tài chính :
Kinh phí sự nghiệp Giáo dục hàng năm đảm bảo chi trả cho chế độ con người, tỷ lệ chi cho hoạt động nghiệp vụ ít nhất đạt 20% trong tổng ngân sách.
Khai thác, huy động có hiệu quả các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án, vốn tài trợ, viện trợ, vốn vay, nguồn thu học phí. sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí trên.
3.3.4/ Chế độ chính sách : Thực hiện đúng chế độ chính sách của TW qui định đối với CBGV và học sinh .
3.3.5/ Những kiến nghị
- Với UBND tỉnh :
+ Đề nghị UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp tạo điều kiện cho ngành Giáo dục và đào tạo thực hiện tốt công tác thi TN các bậc học công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp và các trường CN trong tỉnh.
+ Đề nghị tăng cường ngân sách xây dựng cơ bản hỗ trợ cho ngành GD tập trung xây dựng CSVC, chỉ đạo thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi và phổ cập THCS vào năm 2007.
- Với Bộ GD và ĐT và Chính phủ :
+ Đề nghị Bộ GD và ĐT sớm trình Chính phủ về phấn cấp quản lý từ Bộ đến Sở, Phòng Giáo dục, nhất là quản lý nhân sự và quản lý ngân sách.
+ Đề nghị Bộ và Chính phủ tiếp tục ban hành các chế độ chính sách đối với GD và ĐT : Về lương CBGV, về chính sách hỗ trợ các trường ngoài công lập.
+ Có chế độ ưu đãi đối với CBQL Phòng Giáo dục, Sở GD và ĐT.
+ Đề nghị Bộ, ngành TƯ có chính sách đầu tư cho trường ĐH Hồng Đức, nâng cấp các trường chuyên nghiệp trên địa bàn, đảm bảo chất lượng đào tạo.
* Tại thời điểm tháng 10/2003 các huyện miền núi đã có 113 xã đạt chuẩn, chiếm tỉ lệ 41,7 %, cụ thể tỉ lệ các huyện như sau :
2. Giải pháp thực hiện
Căn cứ trên cơ sở kết quả đạt được các đơn vị đã thống nhất cao và đăng kí kế hoạch và mục tiêu thực hiện :
- Các đơn vị huyện,thị tích cực thực hiện đề án và kế hoạch PCGD THCS ở địa phương.
-.Các số liệu cơ bản phải được điều tra chính xác và cập nhật ,có kế hoạch thực hiện mở các lớp Bổ túc văn hoá.
- Với những xã có địa bàn không có trường THCS cần có kế hoạch tạo điều kiện cho HS không đi học quá xa .
- Thực hiện tốt Thông tư liên bộ số 81 ngày 14/8/2003 hướng dẫn chi tiêu chi cho PCTHCS , huy động thêm từ các nguồn lực địa phương .
- Đối với đơn vị còn thiếu GV cần tham mưu tăng cường đội ngũ giải quyết đủ GV cho các lớp chính qui và không chính qui.
2. Xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia
a. Nội dung :
- Xây dựng theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia bậc trung học được qui định tại quyết định số 27/2001, ngày 5 tháng 7 năm 2001 của Bộ GD & ĐT.
- Kiểm tra đánh giá công nhận theo hướng dẫn số 5416 ngày 25/6/2002 của Bộ GD & ĐT.
b. Yêu cầu
- Mức độ cấp Quốc gia (Theo định hướng chung Quốc gia).
+ Năm 2005 : có 20% trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
+ Năm 2007 : 100% trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.
+ Năm 2015 : 100 % trường THCS đạt chuẩn Qốc gia.
- Mức độ cấp tỉnh :
+ Năm học 2003 - 2004 : 36 trường bậc trung học đạt chuẩn Quốc gia.
+ Năm học 2004 - 2005 : Tối thiểu đạt tổng 80 trường đạt chuẩn QG.
c. Thực trạng
- Trường THPT : 16 trường
- Trường THCS : 84 trường
* Gồm :
+ 11 trường DTNT huyện
+ 27 trường trọng điểm cấp huyện.
+ 31 trường dự án ADB .
+ 15 trường do XHHGD và địa phương đầu tư.
* Những vấn đề cơ ban trong xây dựng trường chuẩn QG theo 5 tiêu chuẩn
A/ Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức nhà trường.
1. Không quá 45 lớp/trường, sĩ số không quá 45 học sinh/lớp. Nếu quá : Thêm phòng, giãn lớp, trả học sinh ngoài tuyến về đúng tuyến.
2. Các tổ chuyên môn xác định được một nội dung chuyên môn/năm học để nâng cao chất lượng dạy học (có kế hoạch triển khai). Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn.
3. Hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả tổ hành chính : Đủ các chức danh, phù hợp với nội dung công tác (có thể kiểm nhiệm).
4. Có đầy đủ các hồ sơ quản lý theo điều lệ nhà trường và hướng dẫn về hồ sơ theo hướng dẫn số 5416/THPT của Bộ GD và ĐT .
5. Có đầy đủ các đoàn thể, tổ chức theo qui định trong nhà trường. Các tổ chức, đoàn thể đều có Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động trong năm, biên bản và đạt danh hiệu thi đua theo qui định.
B. Tiểu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên .
1. Có đầy đủ các chức danh, các chức danh trong nhà trường đều đạt tiêu chuẩn theo qui định. Với giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm phải có chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn. Tất cả đều có quyết định và giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền.
2. Phòng Giáo dục hàng năm có quyết định xếp loại cán bộ quản lý trường THCS, sở Giáo dục và đào tạo có quyết định xếp loại cán bộ quản lý trường THPT.
3. Các trường có quy chế thực hiện dân chủ của đơn vị.
C. Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng Giáo dục :
1. Các chỉ tiêu đạt chuẩn phải đạt được trước khi công nhận1 năm và sau công nhận 5 năm .
2. Đảm bảo các chỉ tiêu trong trong hoạt động GD .
2.1/ yêu cầu :
+ Thực hiện đúng, đủ qui định về thời gian và nội dung các hoạt động.
+ Các hoạt động có kế hoạch khả thi; có chất lượng, hiệu quả.
2.2/ Nội dung : Có 3 loại hoạt động cho cá nhân, học sinh, cán bộ giáo viên và tập thể (lớp, khối, toàn trường), bao gồm :
+ Hoạt động trong giờ chính khoá .
+ Hoạt động ngoài giờ chính khoá .
+ Hoạt động có tính chất xã hội .
3. Sử dụng thiết bị, đò dùng dạy học để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về thực hành, thí nghiệm trong dạy học các bộ môn.
+ Các tổ, nhóm bộ môn có kế hoạch sử dụng theo từng bài học, tiết học với các yêu cầu cụ thể. Kế hoạch được xây dựng từ đầu năm học. Hiệu trưởng thông qua kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả.
+ Tổ chức làm đồ dùng dạy học nếu thiếu.
Đ. Tiêu chuẩn 4 - Cơ sở vật chất và thiết bị:
1. Qui hoạch khuôn viên, môi trường sư phạm liên thông, hợp lý theo 6 khu.
1.1/ Khu dạy học :
+ Phòng học và trang thiết bị phòng đúng qui cách.
+ Phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn (sinh, hoá, lý).
+ Phòng nghe nhìn (có thể kết hợp học Tin và Ngoại ngữ).
+ Phòng Tin học.
1.2/ Khu phục vụ dạy học : + Thư viện + khu giáo dục thể chất + phòng truyền thống + phòng y tế học đường + phòng hoạt động xã hội (Công đoàn, đoàn đội, chữ thập đỏ, trực hội cha mẹ học sinh).
1.3/ Khu hành chính : Phòng hiệu trưởng, HP, văn phòng, phòng họp hội đồng giáo dục.
1.4/ Khu sân trường : Cây xanh, bóng mát, ghế nghỉ. Tránh những vật cản có thể gây tai nạn. Không xây dựng theo kiểu vườn hoa, cây cảnh.
1.5/ Khu vệ sinh : Bố trí thuận lợi và riêng biệt giáo viên - học sinh; Nam - nữ. Hố rác, thùng rác.
1.6/ Khu để xe :
2. Có tường bảo vệ, nhà trực, cổng trường đẹp, đúng qui cách, qui định.
E. Tiêu chuẩn 5 - Xã hội hoá Giáo dục :
1. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền để có nội dung xây dựng phát triển Giáo dục theo hướng Chuẩn hóa thể hiện bằng và trong các văn bản pháp qui của cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND.
2. Vận động và xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục với các tổ chức, đoàn thể xã hội, địa phương; công ty xí nghiệp, hội cha mẹ học sinh, hội Khuyến học và cá nhân .
3. Nội dung vận động xây dựng : Tập trung vào hai mặt chủ yếu :
+ Giáo dục, giáo dưỡng.
+ Đóng góp xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị.
3. Qui họạch đội ngũ GV
a) Những điểm mạnh :
- Số GV được đào tạo trình độ 10+3 , CĐSP cùng với một bộ phận GV được đào tạo ở bậc ĐH đang phát huy được tác dung tốt trong các nhà trường.
- Nhiều GVTHCS (tập trung ở các trường năng khiếu cấp huyện nay là trường THCS chất lượng cao) có trình độ năng lực chuyên môn thực sự, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng HS giỏi .
- Nhu cầu được đào tạo cao hơn là rất lớn. Một bộ phận CBQL và GV đã có thói quen và nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
- Đảng viên trong tổng số CB GV THCS đạt 28,27%
- Tỉ lệ GV là người dân tộc ở khu vực miền núi là 25% (Tỉ lệ chung của toàn tỉnh là 7,47%).
b) Những tồn tại yếu kém
- GV THCS thiếu về số lượng :
+ GV văn hoá đạt tỉ lệ 1,27 GV/ Lớp , tỉ lệ chung của GV / lớp là 1,46 (Tỉ lệ này thấp hơn so với năm 1999)
+ GV Âm nhạc mới đạt 43,5 % , Hoạ đạt 17,3 % , Thể dục đạt 51,5 %, Ngoại ngữ đạt 48,4 %
+ GV THCS thiếu ở tất cả các vùng miềm trong tỉnh (trừ TP Thanh Hoá, Đông Sơn, Thị xã Bỉm Sơn). Tỉ lệ GV /Lớp không đồng đều giữa các huyện.
- Không cân đối về cơ cấu:
+ Không cân đối giữa GV Tự nhiên và GV Xã hội. Theo kế hoạch GV THCS hiện nay thì tỉ lệ hợp lý là : 56,26 % là GV TN và 43,75 % là GV XH. ở Thanh Hoá hiện nay : 50,75 % GV TN , 49,25 % GV XH - GV XH bắt đầu thừa .
+ Thực tế thiếu GV các môn: Tin học, Nhạc, Hoạ, Ngoại ngữ
+ còn 12,1 % GV dưới chuẩn (1650 GV), nhiều nhất là Gv 7+3 nhưng tuổi đời đã cao
+ Do việc thiếu GV, Thiếu cân đối bộ môn. dẫn đến chất lượng GD chưa cao
d) Những giải pháp :
- Giao chỉ tiêu cho ĐH Hồng Đức ĐT trình độ Đại học đào tạo GV THCS trình độ 2 môn (Theo ban đào tạo cao đẳng )
- Điều chuyển Gv giưa các vùng miềm hợp lý để tránh tình trạng thừa thiếu GV cục bộ
- Bồi dưỡng trên chuẩn :
- Đến 2005 có 100% GV THCS đạt chuẩn ,trong đó có 25,0 % đạt trình độ trên chuẩn, 50% đạt trình độ trên chuẩn vào 2010
- Bồidưỡng nghiệp vụ SP, BD dạy kiêm nhiệm.
- BD thường Xuyên..
4. Thực hiện triển khai có hiệu quả chương trình thay sách phổ thông. Đổi mới tích cực nội dung, phương pháp dạy học theo qui định của Bộ GD và ĐT.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ triển khai thay sách ở bậc THCS.
- Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết về thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông .
- Thành lập ban chỉ đạo đổi mới chương trình GD phổ thông
- Thành lập ban nội dung sắp xếp, bổ sung và cũng cố tập huấn đội ngũ giảng viên cốt cán cấp tỉnh ở bậc THCS.
+ Một là : Tổ chức cho CBQL và đội ngũ cốt cán cấp tỉnh dự các lớp tập huấn do Bộ GD và ĐT tổ chức (giảng viên THSP, ĐH Hồng Đức, CV Sở).
+ Hai là : Tổ chức tập huấn cho CBQL và giáo viên trực tiếp dạy các lớp TH và THCS (Phòng Giáo dục , giáo viên nòng cốt, trực tiếp dạy).
+ Ba là : Làm tốt việc tập huấn sử dụng thiết bị dạy học THCS
+ Bốn là : Cung ứng sách giáo khoa và trang thiết bị dạy học
+ Năm là : Phối hợp với các ngành liên quan giải quyết kinh phí kịp thời.
+ Các trường chuyên nghiệp có đào tạo giáo viên chủ trì cùng các Phòng Giáo dục huyện thị tổ chức việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng của giáo viên .
* Tóm lược "Định hướng chiến lược Phát triển GD & ĐT Thanh Hoá" và Định hướng phát triển GD và ĐT đến 2010
Hiện nay chưa có đề án chiến lược tổng thể về GD & ĐT Thanh Hoá 2006 - 2010. Nhưng một số đề án thuộc một số lĩnh vực đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt:
- Đề án : "Phát triẻn GD miền núi tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 34/QĐ - UB, ngày 02/01/2004 của UBND tỉnh TH.
- Đề án : "Qui hoạch đội ngũ GV MN , PT tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 4270, ngày 23/12/2003 của UBND tỉnh TH.
- Đề án : "Qui hoạch đội ngũ GV MN , PT tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 4270, ngày 23/12/2003của UBND tỉnh TH.
"Đề án chiến lược Phát triển GD & ĐT Thanh Hoá" và Định hướng phát triển GD và ĐT đến 2010 đã đề ra trong những năm tới:
- Thực hiện hiệu quả việc đổi mới nội dung chương trình sách GK, Giáo trình và phương pháp dạy học ở các cấp học, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL đến năm 2010 cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, chuẩn hoá trình độ đào tạo, trong đó đạt 20% trên chuẩn vào 2005, 40% vào 2010.
- Tăng cường cơ sở vật chất trường học, ưu tiên cho các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề. Phấn đấu đến năm 2005 có 60% phòng học kiên cố, không còn phòng tranh tre, đến 2010 có 100% phòng học, nhà ở GV vùng cao được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, phát triển Giáo dục cộng đồng có hiệu quả.
- Với những nỗ lực không ngừng và định hướng đúng đăn, Ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá chắc chăn sẽ đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tài liệu tham khảo
1. Chính sách và kế hoạch trong QLGD (Đặng Bá Lãm - Phạm Thành Nghị ) - NXB Viện nghiên cứu phát triển GD.
2. Chiến lược phát triển GD & ĐT giai đoạn 2001-2010
3. Đề án : "Phát triẻn GD miền núi tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 34/QĐ - UB, ngày 02/01/2004 của UBND tỉnh TH.
4. Đề án : "Qui hoạch đội ngũ GV MN , PT tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 4270,ngày 23/12/2003của UBND tỉnh TH.
5. Đề án : "Qui hoạch đội ngũ GV MN , PT tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010" kèm theo Quyết định số 4270, ngày 23/12/2003của UBND tỉnh TH.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Ngọc Kiện
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)