Chiến dịch Biên Giới 1950

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hòa | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Chiến dịch Biên Giới 1950 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Đề tài

SVTH: HOÀNG THỊ CHÂM
LỚP:SỬ_GDQP 2B
GVHD: LÊ VĂN ĐẠT
Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950
Nội dung
I. Hoàn cảnh
II.Lực lượng của Pháp
III.Chủ trương kế hoạch của ta
IV. Mục đích phương châm, chiến lược của ta
V.Hướng và điểm tấn công
VI. Diễn biến
VII.Kết quả ,ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
HOÀN CẢNH
BƯỚC SANG NĂM 1950,CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA TA CÓ THÊM NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN,THÁCH THỨC MỚI.
NGÀY 1-10-1950 CM TQ THÀNH CÔNG,NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA RA ĐỜI.
NGÀY 14-1-1950 CT HỒ CHI MINH TUYÊN BỐ SẲN SÀNG ĐẶT QUAN HỆ NGOẠI GIAO VỚI CÁC NƯỚC.
NGÀY 18-1-1950 CHÍNH PHỦ CHND TRUNG HOA ĐẠT QUAN HỆ NGOẠI GIAO VỚI TA.
NGÀY 30-1-1950 CHÍNH PHỦ LIÊN XÔ CŨNG ĐẶT QUAN HỆ NGOẠI GIAO VÓI TA
VẾ PHÍA ĐỊCH,NGÁY13-5-1949 PHÁP VÁ MỶ ĐỀ RA KẾ HOẠCH RƠVE,MỸ CHÍNH THỨC DÍNH LÍU VÀO CHIẾN TRANH Ở ĐÔNG DƯƠNG.
NGÀY 7-2-1950 MỈ CÔNG NHẬN CHÍNH PHŨ BẢO ĐẠI.
MĨ ĐỒNG Ý VIỆN TRỢ KINH TẾ VÀ QUÂN SỰ CHO PHÁP NHẰM TỪNG BƯỚC ĐIÈU KHIỂN CHIẾN TRANH Ở ĐÔNG DƯƠNG.
KẾ HOẠCH RƠVE
TỪ NGÀY 6-1949 PHÁP ĐƯA NHIỀU VŨ KHÍ MỚI VÀO VIỆT NAM,TẬP TRUNG QUÂN Ở NAM BỘ, TRUNG BỘ
THIẾT LẬP HÀNH LANG ĐÔNG TÂY( HẢI PHÒNG- HÀ NỘI-HOÀ BÌNH- SƠN LA)
THỰC HIỆN MỘT KẾ HOẠCH QUI MÔ LỚN TIẾN CÔNG VIỆT BĂC LẦN HAI,MONG GIÀNH THẮNG LỢI,MAU CHÓNG KẾT THÚC CHIẾN TRANH

LỰC LƯỢNG CỦA PHÁP
Trước ngày ta nổ súng mở màn chiến dịch Biên Giới. Pháp chia biên giới làm 2 phân khu là Tây Bắc và Đông Bắc.Ở liên khu biên giới Đông Bắc có 11 tiểu đoàn, 9 đại đội lẻ, đại bộ phận là lính Âu- Phi tinh nhuệ, với 27 khẩu pháo các loại,8 chiếc máy bay, 4 đại đội cơ giới.
Trong những trường hợp cần thiết khi bị tiến công, Bộ chỉ huy Pháp có thể điều quân tới chi viện cho liên khu Biên giới. Để ứng phó kịp thời địch bố trí sẵn ở liên khu biên giới một trong 3 binh đoàn cơ động của Bắc Bộ là binh đoàn Ma-Rốc( G.T.M).
CHỦ TRƯƠNG KẾ HOẠCH CỦA TA
Ngày 25-7-1950, Thường Vụ Trung ưong đảng quyết định thành lập Đảng uỷ măt trận Biên giới và Bộ chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm bí thư Đảng uỷ mặt trận và chỉ huy trưởng,kiêm chính uỷ chiến dịch. Các uỷ viên gồm có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Hoàng Văn Thái, Bùi Quang Tạo, Lê Liêm.
Đồng chí Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được cử làm tham mưu trưởng chiến dịch, đồng chí Trần Đăng Ninh làm Chủ nhiệm cung cấp chiến dịch, đồng chí Lê Liêm làm chủi nhiệm Chính trị chiến dịch.
Trứơc khi lên đường đi chiến dịch đồng chí Hoàng Văn Thái phân công đồng chia Đào Văn Trường làm Tổng tham mưu phó điều hành bộ phận Tổng tham mưu ở phía sau. Tới cuối tháng 7 các bộ phận của cơ quan tiền phương của ba tổng cục đã lên hết biên giới. Chỉ huy chiến dịch lâm thời đóng ở Tha Phẩy Tứa( phía Tây Bắc cách thị xã Cao Bằng 25km).
MỤC ĐÍCH PHƯƠNG CHÂM CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN DỊCH
Mục đích.
Để tạo những chuyển biến mạnh mẽ cho kháng chiến. Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích : tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch giải phóng một phần vùng biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, đánh thông đường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa.
Phương châm:
Phương châm của chiến dịch là: “ Đánh điểm diệt viện”
CHIẾN LƯỢC
Nhờ vậy mọi hoạt động kháng chiến đã tiến lên những bước vững chắc chuận bị cho trận tiến công quân sự to lớn. Bộ chỉ huy chiến dịch, do Võ Nguyên Giap làm chỉ huy kiêm Chính uỷ và Bí thư đảng uỷ mặt trận đã quyết định tập trung một lực lượng mạnh để giải phống từ Cao Bằng đến Thất Khê. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm : Đại đoàn 308, Trung đoàn 209, Trung đoàn 174, 4 đại đội sơn pháo cùng phối hợp có lực lượng vũ trang của Liên khu Việt Bắc và 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn.
Phương án dự kiến ban đầu, là đánh địch ở Cao Bằng.Để quân địch kéo lên, song sau khi cân nhắc kĩ, Bộ chỉ huy quyết định đánh xuống Đông Khê, nơi lực lượng địch yếu hơn ở Cao Bằng, để đảm bảo đánh chắc thắng và cô lập được Cao Bằng.
Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuẩn y kế hoạch này. Hồ Chí Minh đã “Chống gậy lên non xem trận địa”, kiểm tra kế hoạch tác chiến công tác chuẩn bị và động viên cán bộ, chiến sĩ, dân công tham gia chiến dịch.
HƯỚNG- ĐIỂM TẤN CÔNG
Tập trung lực lượng tiêu diệt Đông Khê, đồng thời tiêu diệt quân tiếp viện đặc biệt là quân dù.Sau đó tập trung LL tiêu diệt Thất Khê. Nếu địch ở Thất Khê chap được tăng viện thì nhanh chóng tập trung lực lượng tiêu diệt Thất Khê ngay.
Nếu địch kịp tăng viện cho Thất Khê thì chưa đánh Thất Khê mà chuyển sang đánh các cứ điểm nhỏ và bộ phận cơ động của địch ở phía nam Thất Khê trước.
Trong khi chiến đấu ở Đông Khê cần cho một bộ phận lực lượng nhỏ kiềm chế, chặn quân tiếp viện phá hoại đường xá giữa quãng Lạng Sơn lên Thất Khê. Nếu địch tiếp tục từ Lạng Sơn tăng viện lên có đánh những quân viện hay không sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể lúc đó mà quyết định.
Sau khi đã tiêu diệt Đông Khê, Thất Khê và một bộ phân ứng chiến của địch, bộ đội ta sẽ nghỉ ngơi một thời gian ngắn để chấn chỉnh bổ sung, tổng kết kinh nghiệm rồi dùng toàn bộ lực lương tấn công Cao Bằng.
Hướng tấn công chính ở chiến dịch lần này là hướng Đông Bắc.Điểm tấnn công là Đông Khê và Thất Khê sau đó là Cao Bằng.
DIỄN BIẾN
Ngày 16/9/1950 tiếng súng mở đã nổ. Mở màn chiến dịch ta đánh vào cứ điểm Đông Khê sau 54 giờ chiến đấu gay go quyết liệt địch mấy Đông Khê, nên Cao Bằng bị cô lập. Trước tình hình đó Bộ chỉ huy của Pháp quyết định rút khỏ Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời tổ chức môt binh đoàn do Lơ Pagiơ ( Le Page ) chỉ huy, tiến lên chiếm lại Đông Khê để đón binh đoàn ở Cao Bằng do Sactông( Charton) chỉ huy và mở cuộc tiến công lớn lên Thái Nguyên nhằm thu hút bớt lực lượng chủ lực của ta. Ngày 30/9/1950 địch cho binh đoàn Lơ Pagiơ đồng thời quân của Sartông ở Cao Bằng rút về.

. Đoán được ý của địch Bộ chỉ huy mặt trận đã tập trung lực lượng tiêu diệt từng cánh quân của địch, tiêu diệt quân của Lơ Pagiơ trước rồi tiêu diệt quân của Sartông sau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp phải rút về Na Sầm (8/10) ; ngày (13/10 ) chúng rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trang khi đó, cuộc hành quân của chúng lên Thái Nguyên của chúng cũng bị ta chặn đánh.
Quân Pháp hoảng loạn, phải rút chạy, đường số 4 được giải phóng ngày 22/10/1950.
Sau 29 ngày đêm chiến đấu, chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi.
Phối hợp với chiến dịch Biên Giới, quân dân ở các mặt trận Tây Bắc, ở đường số 6 và số 12, ở đồng bằng Bắc Bộ, ở Bình Trị Thiên, ở Liên Khu V và Nam Bộ cũng được tiến công mạnh mẽ giải phóng được nhiều vùng đất đai và hang vạn dân.
KẾT QUẢ

Thắng lợi của chiến dịch Biên Giới là thắng lợi chung của chiến sĩ ta trong toàn quốc.
Với chiến dịch Biên Giới ta, quân ta đã tiêu diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, trong đó 8 tiểu đoàn bị diệt gọn, giải phóng 5 thị xã, 12 thị trấn, nhiều vùng đất đai quan trọng của Tổ quốc trên một dải biên giới dài 750km ( từ Cao Bằng đến Đình Lâp), gần 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông Tây. Kế hoạch Rơve bị phá sản. Căn cứ địa Việt Bắc được mở cộng. Đất nước được nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa.
Ý NGHĨA
Thắng lợi đó đã giáng một đòn choáng váng vào ý đồ xâm lược của địch, thúc giục nhân dân Pháp đấu tranh phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, đẩy địch càng lún sâu vào thế bị động về chiến lược.
Chiến dịch Biên Giới là một chiến dịch tiếm công có quy mô lớn, một chiến dịch đánh tiêu diệt hay và gọn theo phương thức “ Vận động chiến”. Đánh dấu bước trưởng thành về nghệ thuật quân sự và nghệ thuật chiến dịch và trình độ tác chiến tập trung của quân đội ta.
Thắng lợi của chiến dịch Biên Giới đã tạo ra một chuyển biển cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến bước vào giai đoạn mới, gai đoạn quân đội ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, chủ động tiến công và phản công ngày càng lớn.

Bài học kinh nghiệm
Về mặt chiến lược, sau thắng lợi biên giới càng làm cho Bộ Tổng Tham mưu thấy rõ việc lựa chọn chiến trường là 1 vấn đề vô cùng quan trọng.Trước đây trong các năm 1948, 1949 vì ta đánh nhỏ lẻ nên chọn chiến trường Tây Bắc làm phương hướng tác chiến chiến lược, nhưng từ khi quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc nam hạ( cuối 1949), Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chuyển hướng chiến dịch sang Đông Bắc.Một địa bàn nối liền với hậu phương của nước ban Trung Quổc, có hệ thống giao thông chiến lược, chiến dịch nối liền với Việt Bắc và hậu phương chiến lược của ta tạo điều kiện rất lớn chon quân và dân ta giải quyết thắng lợi chiến dịch Biên Giới 1 cách nhanh chóng và trọn vẹn.


Nhược điểm lớn nhất của Bộ Tổng Tham mưu trong chiến dịch Biên Giới nẫn là công tác nắm địch, công tác thông tin liên lạc công tác tổ chức chỉ huy,nắn quân khi chờ viện binh cũng như khi đánh vận động, tuy nhược điểm này nó có ảnh hưởng truc tiếp tới chiến dịch nhưng đã được khắc phục nhanh chóng đưa chiến dịch đi tớ thắng lợi hoàn toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập 3- Lê Mậu Hãn chủ biên- nxb GDVN
Những trận đánh lớn trong lịch sử kháng chiến chống Pháp- nxb QĐND
www.quansu.net
Google.com.vn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)