Chiếc đồng hồ xinh

Chia sẻ bởi Trần Thị Kim Chi | Ngày 05/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Chiếc đồng hồ xinh thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH : ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH
LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:

Ngày dạy: Thứ 3 ngày 12 tháng 4 năm 2013



I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết được đồng hồ (các loại đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn) và trẻ biết tác dụng của đồng hồ đối với đời sống của con người.
- Giúp phát triển vốn từ, ghi nhớ có chủ định, tư duy và hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết quý trọng thời gian, chăm chỉ học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Thiết kế giáo án điện tử
- Siêu thị đồng hồ các loại.
- Tranh lô tô các loại đồng hồ cho cô và trẻ.
- Một số lời lô tô...,.
- Một số đồng hồ đồ chơi tự làm.

* Phương pháp:
Quan sát, đàm thoại, luyện tập, trò chơi.
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:
Cô cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “ Rồng rắn lên mây ”
Nghe tiếng chuông đồng hồ reo.
Trò chuyện:
+ Các con ơi ! Các con có nghe tiếng gì không?
+ Âm thanh phát ra từ đâu?( Cô và trẻ đi tìm)
Cho trẻ lại gần xem phát hiện có đúng không?
À, đó là tiếng chuông đồng hồ đấy.
Chiếc đồng hồ này rất là xinh xắn.
Ồ ! cô nhớ ra rồi, hôm nay siêu thị đồng hồ khai trương đấy! cô cho các con đi tham quan nhé! Nhưng các con phải chú ý trật tự.( Cho trẻ đi theo cô xem siêu thị đồng hồ) Khi xem xong cô cho trẻ về ngội quanh cô.

Hoạt động 2:
Tập trung trẻ cùng trò chuyện:
+ Các con vừa đi đâu về? Các con thấy có những gì trong siêu thị?
Cho trẻ kể những gì trẻ biết.
+Cô đặt một chiếc đồng hồ treo tường thật lên cho trẻ tìm hiểu.
- Đây là cái gì? – Cho trẻ đọc từ “Đồng hồ” ( Cả lớp, cá nhân)
- Thường thấy đồng hồ ở đâu?
- Các con thấy đồng hồ này như thế nào?
Cô tóm tắt: Đây là đồng hồ có kim quay, trên mặt đồng hồ có 12 số sắp xếp theo thứ tự vòng tròn từ 1-12. Ở giữa thường có 3 kim: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút còn kim dài nhỏ nhất chỉ giây.
Cho trẻ xem trên màn hình ( Các kiểu đồng hồ)
+Cô đặt một chiếc đồng hồ để bàn thật lên cho trẻ tìm hiểu.
- Đây là cái gì? – Cho trẻ đọc từ “Đồng hồ” ( Cả lớp, cá nhân)
- Thường thấy đồng hồ ở đâu?
+Cô đặt một chiếc đồng hồ đeo tay thật lên cho trẻ tìm hiểu.
- Đây là cái gì? – Cho trẻ đọc từ “Đồng hồ” ( Cả lớp, cá nhân)
- Các con thấy đồng hồ này như thế nào?
Cô trẻ xem 3 loại đồng hồ( Đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ đeo tay)
* So sánh :
+ Giống nhau: Đều là đồng hồ để xem giờ, đều có số, đều có giờ, phút, giây...
+ Khác nhau: Đồng hồ treo tường có móc phía trên để treo trên tường.
Đồng hồ đeo tay là người ta đeo trên tay.
Đồng hồ để bàn là để trên bàn.
Giáo dục trẻ phải biết quý trọng thời gian, chăm chỉ học tập để khỏi lãng phí thời gian.
* Luyện tập, củng cố bằng trò chơi: “Bé nào giỏi”
Cho mỗi trẻ chọn 2 thẻ hình lô tô về các loại đồng hồ theo sở thích của trẻ.
Yêu cầu.
Khi cô đọc lô tô về các loại đồng hồ, khi cô đọc lô tô ra loại đồng hồ nào
( Ví dụ: nội dung nói về đồng hồ treo tường thì trẻ nào có thẻ hình treo tường giờ lên.....) khi trẻ nào giơ được thẻ hình thứ 2 trước thì trẻ đó chiến thắng.
- Lần 2 cô cho trẻ đổi thẻ hình đồng hồ với nhau, tiếp tục chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Đồng hồ quả lắc” chuyển đội hình trò chơi.

Trò chơi 1: ĐẤU TRƯỜNG LỚP HỌC
- Cách chơi: Cô cho mỗi trẻ một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Kim Chi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)