Chia sẻ kinh nghiệm học gioi môn vật lý

Chia sẻ bởi Đặng Văn Ngợi | Ngày 25/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: chia sẻ kinh nghiệm học gioi môn vật lý thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

KINH NGHIỆM HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ

Mình tên là Lê Đan Khoa, đến từ lớp 12A2, hôm nay mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm học tập môn Vật lí. Mong phần nào giúp các bạn yêu thích Lí hơn và đạt kết quả tốt ở bộ môn tự nhiên này.
Để học tốt môn Vật lí, trước hết chúng ta phải yêu thích nó. Vậy làm thế nào để tạo ra hứng thú trong việc học Vật lí? Hằng ngày có vô số hiện tượng vật lí xảy ra xung quanh chúng ta, chúng ta vẫn thường xuyên quan sát chúng nhưng có bao giờ bạn tự hỏi tại sao hiện tượng này không xảy ra khác đi, tại sao hiện tượng kia có tính tuần hoàn,… Chẳng hạn tại sao bóng đèn lại phát sáng? Hay mặt trời có bao giờ tắt không? Hãy tưởng tượng bạn có thể giải đáp tất cả các câu hỏi vì sao - chỉ cần bạn học giỏi Vật lí, điều này sẽ tạo cho bạn động lực cũng như niềm vui trong quá trình học.
Chắc rằng mục tiêu của các bạn là làm sao có thể làm tốt những bài kiểm tra, các bài thi. Riêng các bạn khối 12 thì làm thế nào có thể giải nhanh và hiệu quả khi làm trắc nghiệm. Với kinh nghiệm mình đã tích lũy được trong quá trình học, mình mong nó có thể giúp các bạn đạt được mong muốn.
Ở trường phổ thông, kiến thức môn Lí được trình bày thành từng chương. Mỗi chương nói về một chủ đề hay một lĩnh vực nghiên cứu trong Vật lí. Vì vậy số lượng công thức cho từng chương tương đối nhiều và quan trọng là các bạn phải biết liên kết kiến thức lại với nhau để tạo ra một hệ thống kiến thức rành mạch, dễ nhớ. Để có thể sử dụng công thức một cách tốt nhất thì các bạn nên biết cách chứng minh công thức, hiểu được bản chất, nguồn gốc của công thức. Kinh nghiệm của mình là các bạn nên có một quyển sổ ghi chép. Đương nhiên cơ bản là các bạn phải tổng hợp lí thuyết và công thức của từng chương một cách súc tích nhất vào quyển sổ này, tùy theo mỗi bạn mà cách ghi chép có thể khác nhau. Đặc biệt các bạn khối 12 nên ghi chép lại những lỗi sai của mình khi giải đề, những câu hỏi hay và khó, những công thức mới lạ. Mỗi khi giải đề hoặc làm bài tập, các bạn nên đưa ra những nhận xét và ghi chép vào sổ. Nếu các bạn chăm chỉ làm bài tập và ghi chép thì vốn kiến thức các bạn có sẽ tăng lên từng ngày. Khi kiến thức ta đã tương đối chắc chắn thì tâm lí khi làm bài cũng được cải thiện.
Quá trình giải một bài toán Vật lí cũng rất quan trọng. Những bước mình làm là: đọc ít nhất hai lần những đề toán dài, gạch chân những số liệu đề cho và chú ý đến đơn vị, tóm tắt đề bài, vẽ hình, rồi bắt đầu tư duy làm toán. Khi làm các bài toán có liên quan đến chuyển động, các bạn nên vẽ hình kết hợp tư duy tưởng tượng. Các bài toán Quang hay Nhiệt thì nên tóm tắt dưới dạng sơ đồ. Các bài toán Điện thì hình vẽ cũng không kém phần quan trọng.
Sau đây mình có một vài kinh nghiệm luyện thi Đại học môn Lí cho các bạn khối 12.
Trước khi giải đề thì các bạn nên nắm rõ cấu trúc đề thi như thế nào, mỗi chương gồm bao nhiêu câu hỏi. Và đặc biệt các bạn nên cập nhật thông tin để biết cấu trúc đề năm nay có những thay đổi cụ thể ra sao.
Để có thể đạt điểm cao trong một bài thi trắc nghiệm gồm rất nhiều câu nhưng thời gian lại khiêm tốn thì các bạn nên tuân theo một số nguyên tắc. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất là: câu dễ làm trước. Nhưng làm sao ta biết câu nào dễ, nhỡ bắt phải câu khó trước, thì lại tốn nhiều thời gian, có khi làm không ra lại gây mất bình tĩnh, hoảng loạn. Kinh nghiệm của mình là các bạn nên học lí thuyết thật kĩ, làm thật nhiều dạng trắc nghiệm lí thuyết để khi làm bài, ta có thể chọn những câu lí thuyết làm trước, tạo tâm lí vững vàng. Một bí quyết của mình khi làm trắc nghiệm là biết được thế mạnh bản thân ở từng chương mà ưu tiên chọn câu giải trước. Mục đích những việc trên là tạo được tâm thế thoải mái khi đã làm lưu loát một số câu, tạ sự khởi động tốt. Nguyên tắc tiếp theo là luôn đọc thật kĩ câu hỏi, chú ý những từ phủ định như “không”, “câu sai”. Chú ý đến đơn vị, chú ý đến dạng hàm sin hay cos đang được sử dụng trong bài toán. Một nguyên tắc nữa là phối hợp giữa tính logic và trực giác. Thường trong một câu hỏi lí thuyết, người ra đề sẽ dùng những từ ngữ dễ nhầm lẫn hoặc định nghĩa hiện tượng bằng một cách mới gây cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Văn Ngợi
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)