Chia sẻ kinh nghiệm học giỏi môn địa lý

Chia sẻ bởi Đặng Văn Ngợi | Ngày 25/04/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: chia sẻ kinh nghiệm học giỏi môn địa lý thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC MÔN ĐỊA LÍ Môn Địa lí là một hành trình khám phá kho kiến thức khổng lồ về Kinh tế-Xã hội,về những vùng miền trong nước và cả thế giới.Đây là một môn học đòi hỏi tính chính xác và trí nhớ tốt nên đòi hỏi chúng ta phải tích lũy kiến thức thật khoa học và một niềm say mê.Và để giúp các bạn học tốt hơn về môn học này,tôi xin đóng góp một vài mẹo nhỏ như sau: Đầu tiên,chúng ta không nên học vẹt mà hãy hệ thống hóa kiến thức bài học theo sơ đồ.Việc hệ thống đó sẽ giúp bạn nhớ những vần đề trọng tâm của từng bài,từng phần một cách hiệu quả hơn.Ví dụ: với Địa lí các vùng kinh tế,bạn hãy sơ đồ hóa kiến thức theo các bước xác định vị trí địa lí của vùng,về quy mô dân số,các nguồn lực phát tiển kinh tế và những ngành kinh tế thế mạnh của vùng. Thứ hai,việc sử dụng Atlat có hiệu quả sẽ là thế mạnh để bạn “ghi điểm” trong bài thi.Bạn nên xem và phân biệt các kí hiệu,màu sắc trên bản đồ,các biểu đồ và vận dụng những số liệu cụ thể vào bài làm cho phù hợp.Ví dụ:với câu hỏi “trình bày ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ”,bạn hãy tìm ngay bản đồ kinh tế của vùng,kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng,cơ cấu công nghiệp...và đặc biệt là vai trò công nghiệp của vùng đối với cả nước... Việc nhận dạng đúng biểu đồ sẽ là một việc vô cùng quan trọng để các bạn đạt được điểm cao.Hãy đọc kĩ yêu cầu và xác định các dạng biểu đồ phù hợp.Chẳng hạn,đề bài có yêu cầu “thể hiện tốc độ tăng trưởng” thì chắc chắn đó sẽ là biểu đồ đường với mốc năm đầu tiên là 100%.Nếu yêu cầu đề là “thể hiện quy mô và cơ cấu” với số liệu dưới 3 năm thì bạn cần vẽ biểu đồ tròn có tính bán kính... Bên cạnh việc nhận dạng biểu đồ thì việc xử lí và nhận xét bảng số liệu cũng không kém phần quan trọng.Đối với yêu cầu “tính cơ cấu” hay “tốc độ tăng trưởng” thì bạn sẽ phải xử lí số liệu ra đơn vị phần trăm.Khi nhận xát bảng số liệu,bạn phải làm bật được sự thay đổi các giá trị theo thời gian.Tuy nhiên chúng ta không nên quá chi tiết mà lại không thể hiện được ý chính cần thể hiện ở đề bài. Và cuối cùng,các bạn hãy dành thời gian khoảng 5-10p để đọc lại bài làm và sửa chữa những gì sai sót.Với một vài mẹo trên,tôi hi vọng rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc học và thi môn Địa Lí.Chúc các bạn sẽ gặp nhiều thành công,và đặc biệt là các bạn khối 12 sẽ hoàn thành tốt các kì thi quan trọng sắp tới. Trần Thị Thu Thảo CXIX
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Văn Ngợi
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)