Chi pheo
Chia sẻ bởi Phạm Thanh Nhã |
Ngày 26/04/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: chi pheo thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
1.Chí Phèo là tác phẩm hay nhất của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc hoạ bức chân dung của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát. Kết cục tha hoá lưu manh hoá là tất yếu như một sự giải thoát. Qua nhân vật Chí Phèo nhà văn đã mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.� ��Chí Phèo xuất hiện lần đầu tiên trước mắt người đọc không phải bằng xương bằng thịt mà là bằng tiếng chửi�"hắn vừa đi vừa chửi".�Đó là một tiếng chửi vật vã, đau đớn của một thân phận con người ít nhiều nhận thức được bi kịch của chính mình. Chí "chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắnChửi cũng là một cách để giao tiếp nhưng đớn đau thay đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo là một sự im lặng đến rợn người. Chí đã bị đánh bật ra khỏi cái xã hội loài người. Xã hội mà dù sống trong nó Chí cũng không còn được xem là con người nữa.Lật lại trang đời của Chí, người đọc không sao cầm được nước mắt trước một hoàn cảnh đáng thương. Ngay từ khi mới ra đời Chí đã bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ giữa một cánh đồng mùa đông sương trắng. Rồi Chí được dân làng nhặt về nuôi nấng. Tuổi thơ của anh sống trong bất hạnh, tủi cực�"hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm 20 tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá KiếnĐây là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của Chí, bởi đó là quãng đời lương thiện, quãng đời tuổi trẻ nhiều mộng đẹp. Chí giàu lòng tự trọng, biết ghét những gì mà người ta cho là đáng khinh. Bị con mụ chủ bắt làm điều không chính đáng, Chí vừa làm vừa run, thấy nhục hơn là thích. Chí cũng như bao con người khác, anh cũng có ước mơ giản dịcó một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Đó chính là một ước mơ lương thiện. Nhưng đớn đau thay, cái xã hội bất lương ấy đã bóp chết cái ước mơ đó của Chí khi còn trứng nước. Một cơn ghen vu vơ của lão cáo già Bá Kiến đã đẩy anh vào cảnh tội tù. Chính nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão cáo già biến Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh thành một kẻ lưu manh hóa, một kẻ tội đồ. �
Nhà tù thực dân đã vằm nát bộ mặt người của Chí, phá hủy cả nhân tính đẹp đẽ. Sau bảy tám năm ra tù Chí không còn là anh canh điền hiền lành như đất nữa. Trước mắt người đọc là một tên lưu manh với một nhân hình gớm ghiếc"cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết...�cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế". Cả cái nhân tính cũng bị xã hội tàn hại. Giờ đây là Chí Phèo say, Chí Phèo với những tội ác trời không dung thứ khi hắn bỗng dưng trở thành tay sai đắc lực cho lão cáo già Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích của dân làng Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động cần lao. Từ một người nông dân hiền lành lương thiện Chí trở thành thằng lưu manh �"con quỷ dữ của làng Vũ Đại". Đáng buồn thay, mới ngày nào chính dân làng Vũ Đại nuôi Chí lớn lên trong vòng tay yêu thương vậy mà nay Chí đã quay lưng lại với chính cái nơi mà hắn được yêu thương và chở che. Từ đây Chí sống bằng rượu và máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện:�"Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện".�Hắn làm những việc ấy trong lúc say�" ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say... đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa say vô tậnChưa bao giờ hắn tỉnh để thấy mình tồn tại trên đời bởi vì�"những cơn say của hắn tràn �từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh mang".�Nam Cao đã cho người đọc thấy một thực tế đau lòng về cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng tháng Tám. Đó chính là cuộc sống bị bóp nghẹt ước mơ và khát vọng, người nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa. Một cuộc sống tối tăm không ánh sáng. Nhà văn xót thương cho nhân
Nhà tù thực dân đã vằm nát bộ mặt người của Chí, phá hủy cả nhân tính đẹp đẽ. Sau bảy tám năm ra tù Chí không còn là anh canh điền hiền lành như đất nữa. Trước mắt người đọc là một tên lưu manh với một nhân hình gớm ghiếc"cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết...�cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế". Cả cái nhân tính cũng bị xã hội tàn hại. Giờ đây là Chí Phèo say, Chí Phèo với những tội ác trời không dung thứ khi hắn bỗng dưng trở thành tay sai đắc lực cho lão cáo già Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích của dân làng Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động cần lao. Từ một người nông dân hiền lành lương thiện Chí trở thành thằng lưu manh �"con quỷ dữ của làng Vũ Đại". Đáng buồn thay, mới ngày nào chính dân làng Vũ Đại nuôi Chí lớn lên trong vòng tay yêu thương vậy mà nay Chí đã quay lưng lại với chính cái nơi mà hắn được yêu thương và chở che. Từ đây Chí sống bằng rượu và máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện:�"Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện".�Hắn làm những việc ấy trong lúc say�" ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say... đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa say vô tậnChưa bao giờ hắn tỉnh để thấy mình tồn tại trên đời bởi vì�"những cơn say của hắn tràn �từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh mang".�Nam Cao đã cho người đọc thấy một thực tế đau lòng về cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng tháng Tám. Đó chính là cuộc sống bị bóp nghẹt ước mơ và khát vọng, người nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa. Một cuộc sống tối tăm không ánh sáng. Nhà văn xót thương cho nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thanh Nhã
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)