CHI

Chia sẻ bởi Lê Thị Trinh | Ngày 23/10/2018 | 120

Chia sẻ tài liệu: CHI thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỘC CHẤT Pb
GVGD : NGUYỄN THỊ CÚC

SVTH : Hu?nh Duy Thanh
Nguy?n Van Tru?ng
Nguy?n Quang Th?
Bùi Van Bình
Duong T?t Linh
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Độc chất Pb
2
Outline
GIỚI THIỆU
ĐẶT VẤN ĐỀ
VAI TRÒ CỦA CHÌ TRONG CUỘC SỐNG
VẤN ĐỀ NHIỄM ĐỘC CHÌ - ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ
QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP, HẤP THỤ VÀ THẢI TRỪ CỦA CHÌ
ĐỘC TÍNH VÀ CƠ CHẾ GÂY ĐỘC CỦA CHÌ
ẢNH HƯỞNG CỦA CHÌ ĐẾN SINH SẢN VÀ DI TRUYỀN
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄM ĐỘC CHÌ ĐỐI VỚI CƠ QUAN VÀ HỆ THỐNG.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA NHIỄM ĐỘC CHÌ
Độc chất Pb
3
GI?I THI?U
Chì là kim loại mềm, màu xám nhạt, nóng chảy 3270C sôi ở 15150C, Pb bay hơi vào khoản 550 - 6000C và chuyển thành oxide chì do tiếp xúc với không khí.
Chì là một nguyên tố thuộc nhóm IV trong bảng hệ thống tuần hoàn
Chì có hai trạng thái oxy hoá bền chính là Pb ( II) và Pb (IV) và có bốn đồng vị là 204Pb, 206Pb, 207Pb và 208Pb
Trong môi trường nó tồn tại dưới dạng ion Pb2+ trong các hợp chất vô cơ và hửu cơ. Chì là kim loại nặng ( M = 207; d = 11,3g/cm3 ) có tính mềm dễ dát mỏng nên chì được sử dụng nhiều trong công nghiệp và cuộc sống ngay từ xa xưa
Độc chất Pb
4
GI?I THI?U
Trong công nghiệp chì dùng làm sơn công nghiệp, ắc qui chì trong xe hơi, làm nguên liệu trong luyện kim chì, làm chất xúc tác trong sản xuất Polimer. Những hợp chất hửu cơ chì (IV), đặc biệt là tetra - alkyl và tetra-aryl chì được sử dụng rộng rãi và gây guy hại, nhất là chì pha trong xăng.
Độc chất Pb
5
GI?I THI?U
Sử dụng rộng rãi của chì làm nẩy sinh một vấn đề lớn, đó là sự ô nhiểm độc chất chì trong môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái đất. Khi được phát thải vào môi trường đất chì có thời gian tồn tại lâu dài. Những hợp chất chì có khuynh hướng tích luỹ trong đất và trầm tích, làm ô nhiểm chuổi thức ăn và ảnh hưởng tới sự trao đổi chất của con người lâu dài trong tương lai. Độc chất chì được coi là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn thần kinh trí não ở trẻ em
Độc chất Pb
6
GI?I THI?U
Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguồn phát thải, trạng thái tồn tại và cơ chế lan truyền ô nhiểm của chì trong môi trường càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng quan tâm tới việc nghiên cứu tác động của chì lên thực vật, động vật và con người cùng với việc ngăn chặn và xử lý ô nhiểm chì trong môi trường
Độc chất Pb
7
VAI TRÒ CỦA CHÌ TRONG CUỘC SỐNG
Công nghiệp: Có tới 150 nghề và hơn 400 quá trình công nghệ khác nhau sử dụng đến chì và các hợp chất của chúng, các xí nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, máy bay, xe tăng,.. một số ngành in, ngành luyện thép, ngành điện.
Trong kỹ thuật quân sự: Chì được sử dụng như đúc đầu đạn..
Độc chất Pb
8
VAI TRÒ CỦA CHÌ TRONG CUỘC SỐNG
Trong cuộc sống hàng ngày: Chì là thành phần trong các sản phẩm như sơn, các chất nhuộm màu, thuốc vẽ, men đồ gốm, diêm, pin.
Trong y học: một số thuốc có chứa chì cũng được dùng như thuốc giảm đau, thuốc săn gia, thuốc chống viêm, thuốc chữa bông. Nhưng được liệu truyền thống ở trung Quốc có chứa chì đã gây ra nhiễm độc cho người tiêu dùng ở Triều Tiên (Markowite SB 1194).
Độc chất Pb
9
QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP, HẤP THỤ VÀ THẢI TRỪ CỦA CHÌ
Độc chất Pb
10
Đường hấp thụ vào cơ thể
Pb môi trường
Chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da
Lắng đọng vào nước, thực phẩm
Vào cơ thể
Bộ máy tiêu hóa của trẻ em dễ hấp thu chì hơn người lớn
(nhất là trẻ thiếu dinh dưỡng nên trẻ thường bị nhiễm độc nhiều hơn).

Nhiễm độc chì qua đường tiêu hóa ở người lớn 8-12%, ở trẻ em 18%.
Khi tiếp xúc chì ở dạng hữu cơ thì chúng ta cũng dễ bị nhiễm
qua da làm giảm sự dẫn truyền thần kinh vận động
(người lớn ngộ độc chì biểu hiện ở bệnh thần kinh, trẻ em ở bệnh não).

Chì cũng gây ra một số tổn thương khác như gây tổn thương
thận có hồi phục làm thay đổi chức năng gan tạm thời.
Độc chất Pb
11
Quá trình hấp thụ của chì
Chì xâm nhập vào cơ thể qua ba con đường kể trên và được hấp thụ vào máu. Tại phổi hơi chì được hấp thụ gần như toàn bộ qua các màng phế nang để vào máu. Chì và các hợp chất của chì được hấp thụ tại phổi không phụ thuộc vào khả năng hòa tan của chất đó, chromat chì vào phổi sẽ trở thành carbonat chì và sẽ được hấp thụ. Chì được hấp thụ qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất vì nó sẽ vào thẳng máu tới các cơ quan
Khả năng chì hấp thụ qua da, niêm mạc không lớn, chỉ xảy ra khi da bị tổn thương.
Độc chất Pb
12
Quá trình hấp thụ của chì
Chì được hấp thụ ở đường tiêu hóa ít hơn so với đường hô hấp và khả năng hấp thụ lại phụ thuộc vào tính hòa tan của các hợp chất chì. Ruột hấp thu khoảng 10% lượng chì còn 90% được bài tiết ra ngoài, ở đường tiêu hóa sự hấp thụ chì bị ảnh hưởngbởi dịch vị, chúng được hòa tan và độc tính lại phụ thuộc vào tác động của độ axit dịch vị. Axit HCL chuyển carbonat chì, Massicust, litharge (PbO) thành Clorua chì làm cho chì dễ dàng bị hấp thụ nhiều hơn, ngoài ra chì còn chịu tác động của dịch mật trong quá trình lưu chuyển trong ruột và trở nên đồng hóa dưới dạng muối mật. Các thức ăn giàu mỡ giúp cho sự hấp thụ chì nhiều hơn. Sự hấp thụ chì qua đường tiêu hóa đến gan được giữ lại và được khử độc. Nếu hấp thụ nhiều (nhiễm độc cấp) hoặc hấp thụ liên tục liều nhỏ thì sự khử độc ở gan trở nên kém hơn, do đó sẽ được hấp thụ vào máu nhiều hơn.
Độc chất Pb
13
Quá trình phân bố chì trong cơ thể
Chì được hấp thu và vận chuyển đến các cơ quan khoảng 95% chì trong máu là nằm trong hồng cầu
Quá trình tích lũy chì và phân bố chì trong cơ thể bao gồm 2 phần:
- Xâm nhập vào mô mềm và có thể gây độc trực tiếp.
- Tích lũy trong xương và có thể giải phóng trở lại máu gây nhiễm độc chì tái phát.
Độc chất Pb
14
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Trinh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)