Chế lan viên
Chia sẻ bởi Dương Thị Thúy Ba |
Ngày 21/10/2018 |
64
Chia sẻ tài liệu: Chế lan viên thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
THƠ CHẾ LAN VIÊN TRONG NHỮNG NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
Bước vào những năm kháng chiến chống Mỹ, thơ Chế Lan Viên đã có bước chuyển mình đến gần hơn với cuộc chiến đấu. Mạch trữ tình quen thuộc của thơ Chế Lan Viên đã được mở rộng và nâng lên trên những cảm hứng lớn về cuộc chiến đấu của dân tộc mang ý nghĩa thời đại.
Các tập thơ:
Hoa ngày thường- Chim báo bão (1967)
Những bài thơ đánh giặc (1972)
Đối thoại mới (1973)
Ngày vĩ đại (1975)
I: Nội dung
Thơ Chế Lan Viên thể hiện niềm tự hào về Tổ quốc, về dân tộc.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ , Tổ quốc tươi đẹp và dân tộc anh hùng là cảm hứng chủ đạo của Chế Lan Viên, nhà thơ những muốn :
Khi ta muốn thơ ta thành hầm chông giết giặc
Thành một nhành hoa mát mắt cho đời
Với Chế Lan Viên, chưa bao giờ Tổ quốc lại cao đẹp như những tháng năm kháng chiến chống Mĩ . Nhà thơ không ngần ngại khẳng định đó là “những ngày đẹp hơn tất cả”, “ngày vĩ đại”. Trong hoàn cảnh đó, vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của dân tộc Việt Nam càng ngời sáng hơn. Nhà thơ tự hào, kiêu hãnh viết :
Cha ông xưa có bao giờ bố trí các binh đoàn
Trên vạn đỉnh Trường Sơn, dọc bờ Đông Hải
Tên Tổ quốc vang xa bờ cõi
Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng
Ta mọc dậy trước mắt nghìn nhân loại
Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng.
( Thời sự hè 72, bình luận )
2. Lòng căm thù và sự phủ định kẻ thù- đế quốc Mỹ.
Không có nhiều sự việc, chi tiết tiêu biểu, hình ảnh cụ thể của một tên giặc Mỹ nào, Chế Lan Viên khái quát hình tượng đế quốc Mỹ nói chung với những âm mưu, thủ đoạn độc ác.
Đứa con đầu lòng: Việt Nam hoá chiến tranh
Nếu thiếu tã lấy cờ nguỵ cộng hoà làm vải bọc
Bố là Việt gian, mẹ là đế quốc
Đâu có pháp trường, đấy chỗ khai sinh
Chỗ khai sinh người Mỹ phải khai quang
Một quả thôi, dọn sạch nửa làng
(Phản diện ca)
Đã có những lúc, tình cảm của nhà thơ nghẹn lại khi nói đến tội ác cảu kẻ thù, đến những đau thương ghê ghớm do chúng gây ra trên đất nước ta.
Ních-xơn, mày không còn nhiên liệu nào khác ư mà đốt
Những giường trẻ sơ sinh, gót đỏ thiên thần, tay non chới với
Mày chẳng còn con sông nào để ngắm ư mà phải
dùng đến máu người
Tiếng máu lang thang đi giữa đất trời
Dẫu nghìn thi sĩ thiên tài không dỗ nổi
( Thời sự hè 72, bình luận )
3. Thơ Chế Lan Viên thể hiện sự rung động trước những vẻ đẹp bình dị của đời thường, của thiên nhiên và tình người.
Càng yêu Tổ quốc, càng nhận thức sâu sắc bản chất của kẻ thù và những nỗi đau thương dân tộc phải trải qua, những khát khao về cuộc sống yên bình hạnh phúc, Chế Lan Viên đã sáng tạo nên những “nhành hoa mát mắt cho đời”. Đó là những hình ảnh “bắt lòng ta nhớ mãi” ở các bài thơ : Sông Cầu, Hoa ngày thường, Đi trong chùa Hương, Mây của em, Lau mùa thu, Kỉ niệm có gì …
Màu trắng là màu mây của em
Trắng trời anh lại nhớ em thêm
Em đi muôn dặm như về chậm
Chỉ lấy màu mây trắng nhắn tin.
Cuộc sống không chỉ đòi hỏi Chế Lan Viên suy ngẫm, triết lí, mà còn giúp cho nhà thơ có được sự cảm xúc sâu lắng trước vẻ đẹp giản dị của đời sống hàng ngày qua những vần thơ viết về các loài hoa, về tình yêu đằm thắm thiết tha và sự ngọt ngào của cuộc sống hạnh phúc gia đình qua các bài : Hoa thảo hoa vàng, Rét đầu mùa nhớ người đi phía bể, Chia, Cảm ơn, Con đi sơ tán, Đặt tên con …
Hoàng thảo hoa vàng... Chợt nhớ ra
Ơ xuân! lơ đãng bấy lòng ta
Câu thơ tháng chạp mình chưa viết
Mà đó hoa vàng, xuân tháng ba.
II: Nghệ thuật
Nghệ thuật phù hợp với bước chuyển của thơ văn theo hướng chính luận- thời sự.
Nhiều bài thơ được cấu trúc theo lối tùy bút.
Chủ đề được triển khai trên nhiều phương diện, nhiều góc độ, làm cho nó trở nên phong phú, đa dạng.
Câu thơ biến đổi theo hướng mở rộng.
Những từ ngữ chính trị và khái niệm chính trị, khoa học, quân sự,… được sử dụng phổ biến.
Bước vào những năm kháng chiến chống Mỹ, thơ Chế Lan Viên đã có bước chuyển mình đến gần hơn với cuộc chiến đấu. Mạch trữ tình quen thuộc của thơ Chế Lan Viên đã được mở rộng và nâng lên trên những cảm hứng lớn về cuộc chiến đấu của dân tộc mang ý nghĩa thời đại.
Các tập thơ:
Hoa ngày thường- Chim báo bão (1967)
Những bài thơ đánh giặc (1972)
Đối thoại mới (1973)
Ngày vĩ đại (1975)
I: Nội dung
Thơ Chế Lan Viên thể hiện niềm tự hào về Tổ quốc, về dân tộc.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ , Tổ quốc tươi đẹp và dân tộc anh hùng là cảm hứng chủ đạo của Chế Lan Viên, nhà thơ những muốn :
Khi ta muốn thơ ta thành hầm chông giết giặc
Thành một nhành hoa mát mắt cho đời
Với Chế Lan Viên, chưa bao giờ Tổ quốc lại cao đẹp như những tháng năm kháng chiến chống Mĩ . Nhà thơ không ngần ngại khẳng định đó là “những ngày đẹp hơn tất cả”, “ngày vĩ đại”. Trong hoàn cảnh đó, vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của dân tộc Việt Nam càng ngời sáng hơn. Nhà thơ tự hào, kiêu hãnh viết :
Cha ông xưa có bao giờ bố trí các binh đoàn
Trên vạn đỉnh Trường Sơn, dọc bờ Đông Hải
Tên Tổ quốc vang xa bờ cõi
Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng
Ta mọc dậy trước mắt nghìn nhân loại
Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng.
( Thời sự hè 72, bình luận )
2. Lòng căm thù và sự phủ định kẻ thù- đế quốc Mỹ.
Không có nhiều sự việc, chi tiết tiêu biểu, hình ảnh cụ thể của một tên giặc Mỹ nào, Chế Lan Viên khái quát hình tượng đế quốc Mỹ nói chung với những âm mưu, thủ đoạn độc ác.
Đứa con đầu lòng: Việt Nam hoá chiến tranh
Nếu thiếu tã lấy cờ nguỵ cộng hoà làm vải bọc
Bố là Việt gian, mẹ là đế quốc
Đâu có pháp trường, đấy chỗ khai sinh
Chỗ khai sinh người Mỹ phải khai quang
Một quả thôi, dọn sạch nửa làng
(Phản diện ca)
Đã có những lúc, tình cảm của nhà thơ nghẹn lại khi nói đến tội ác cảu kẻ thù, đến những đau thương ghê ghớm do chúng gây ra trên đất nước ta.
Ních-xơn, mày không còn nhiên liệu nào khác ư mà đốt
Những giường trẻ sơ sinh, gót đỏ thiên thần, tay non chới với
Mày chẳng còn con sông nào để ngắm ư mà phải
dùng đến máu người
Tiếng máu lang thang đi giữa đất trời
Dẫu nghìn thi sĩ thiên tài không dỗ nổi
( Thời sự hè 72, bình luận )
3. Thơ Chế Lan Viên thể hiện sự rung động trước những vẻ đẹp bình dị của đời thường, của thiên nhiên và tình người.
Càng yêu Tổ quốc, càng nhận thức sâu sắc bản chất của kẻ thù và những nỗi đau thương dân tộc phải trải qua, những khát khao về cuộc sống yên bình hạnh phúc, Chế Lan Viên đã sáng tạo nên những “nhành hoa mát mắt cho đời”. Đó là những hình ảnh “bắt lòng ta nhớ mãi” ở các bài thơ : Sông Cầu, Hoa ngày thường, Đi trong chùa Hương, Mây của em, Lau mùa thu, Kỉ niệm có gì …
Màu trắng là màu mây của em
Trắng trời anh lại nhớ em thêm
Em đi muôn dặm như về chậm
Chỉ lấy màu mây trắng nhắn tin.
Cuộc sống không chỉ đòi hỏi Chế Lan Viên suy ngẫm, triết lí, mà còn giúp cho nhà thơ có được sự cảm xúc sâu lắng trước vẻ đẹp giản dị của đời sống hàng ngày qua những vần thơ viết về các loài hoa, về tình yêu đằm thắm thiết tha và sự ngọt ngào của cuộc sống hạnh phúc gia đình qua các bài : Hoa thảo hoa vàng, Rét đầu mùa nhớ người đi phía bể, Chia, Cảm ơn, Con đi sơ tán, Đặt tên con …
Hoàng thảo hoa vàng... Chợt nhớ ra
Ơ xuân! lơ đãng bấy lòng ta
Câu thơ tháng chạp mình chưa viết
Mà đó hoa vàng, xuân tháng ba.
II: Nghệ thuật
Nghệ thuật phù hợp với bước chuyển của thơ văn theo hướng chính luận- thời sự.
Nhiều bài thơ được cấu trúc theo lối tùy bút.
Chủ đề được triển khai trên nhiều phương diện, nhiều góc độ, làm cho nó trở nên phong phú, đa dạng.
Câu thơ biến đổi theo hướng mở rộng.
Những từ ngữ chính trị và khái niệm chính trị, khoa học, quân sự,… được sử dụng phổ biến.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Thúy Ba
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)