Chế Lan Viên

Chia sẻ bởi Lê Thị Linh | Ngày 21/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: Chế Lan Viên thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG IV: CHẾ LAN VIÊN (1920- 1989)
Tiểu sử con người, quan niệm thơ của Chế Lan Viên
Tiểu sử
-
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920.
  Quê tại làng An Xuân,  xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Song, từ lúc  lớn lên, học hành, ông lại gắn bó đặc biệt với Bình Định.
Gia đình: sinh trưởng trong một gia đình viên chức nhỏ, cha mất sớm.
- Cuộc đời: ông từng tham gia hoạt động cách mạng, hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ và làm báo. Năm 1949 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ông mất ngày 19-6-1989. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
2) Con người
Chế Lan Viên là nghệ sĩ lớn, luôn trăn trở tìm tòi trên con đường nghệ thuật. Hơn nửa thế kỉ sáng tạo, ông đã tìm đến nhiều khuynh hướng nghệ thuật, và ở chặng đường nào cũng ghi được những thành công nổi bật.
Chế Lan Viên là con người có ý thức về khao khát sáng tạo để đi tìm mình giưã cuộc đời. Có lẽ vì thế mà những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người ta dễ dàng nhận ra một Chế Lan Viên giàu chí tưởng tượng, đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của một nền văn hóa bị tàn phai.
Chế Lan Viên là con ngưới có ý thức về cá thể. Khao khát sáng tạo để tìm mình giữa cuộc đời “ Ta là ai và ta vì ai”.
3) Quan niệm thơ

Thời kì trước cách mạng tháng 8/1945
Thơ ông là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm".
Tác phẩm tiêu biểu: “Điêu tàn”_ năm 1937.
=>Qua đó:Ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

b) Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng, và có những thay đổi rõ rệt.
II) Con đương thơ của Chế Lan Viên
Thơ Chế Lan Viên trước CMT8, tập Điêu tàn
a) Nội dung:
+ Trước hết là một thế giới kinh dị.
+ Phủ nhận xã hội đương thời, phủ nhận cuộc sống thực tại.
+ Thể hiện niềm khao khát sống và sự nhạy cảm trước tạo vật mặc dù có lúc tác giả cố tình quay lưng lại với thực tại.
b) Nghệ thuật:
+ Chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng phương Tây.
+ Thơ có cảm xúc mạnh, những suy tưởng và cấu tứ thơ táo bạo, hình ảnh thơ khoáng đạt, trí tưởng tượng phong phú.
+ Có cảm xúc mạnh, cấu tứ thơ táo bạo, hành thơ khoáng đạt, tưởng tượng phong phú.
+ Nghệ thuật bút pháp linh hoạt, đa dạng, biến hóa dạt dào cảm xúc, giàu chất suy lí mà không khuôn sáo.
2) Các chặng đường thơ cách mạng của Chế Lan Viên
‘’Ánh sáng và phù xa’’- con đường thơ Chế Lan Viên đi từ ‘’Thung lũng đau thương ra cánh đồng vui’’.
Tập thơ gồm 69 bài thơ ( 1955-1960).
Nội dung:
+ Ca ngợi đất nước bước vào thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.
+ Thể hiện sự giằng xé trong tâm hồn nhà thơ đâỷ lùi nỗi đau cũ tiến đến niềm vui mới.
+ Thể hiện lòng tin yêu, lòng biết ơn và sự gắn bó với nhân dân, đất nước, với Đảng với Bác Hồ.
- Nghệ thuật:
+ Tính trữ tình của tập thơ bộc lộ trực tiếp nhiều sắc thái, có chiều sâu.

+ Nổi bật lên ở trí tưởng tượng mạnh mẽ, ở những hình ảnh đẹp và lộng lẫy, ở sự hòa hợp cảm xúc và trí tuệ.

+ Bút pháp thơ Chế Lan Viên đã đạt đến sự linh hoạt, đa dạng, biến hóa, dạt dào kiến thức, giàu chất triết lí mà không khuôn sáo.
+ Tứ thơ độc đáo hàm xúc
b) Thơ Chế Lan Viên trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
Bao gồm các tập thơ: Hoa ngày thường chim báo bão ( 1967), những bài thơ đánh giặc (1972), đối thoại mới (1973), ngày vĩ đại (1975)…
- Nội dung:
+Niềm tự hào về tổ quốc, dân tộc là cảm hứng lớn bao trùm trong thơ Chế Lan Viên.
+ Khẳng định cuộc chiến đấu của chúng ta là lòng căm thù và sự phủ định kẻ thù – đế quốc Mĩ.
+ Sự rung động trước nét đẹp bình dị của đời thường, của thiên nhiên và tình người.

Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật phù hợp với bước chuyển của thơ theo hướng chính luận - thời sự.
+ Nhiều bài thơ được cấu trúc theo lối tùy bút.
+ Chủ đề phong phú đa dạng.
+ Đưa một cách khá phổ biến những từ ngữ và khái niệm của chính trị, quân sự,…vào thơ.
c)Thơ Chế Lan Viên những năm cuối đời.
Bao gồm các tập thơ: Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986), và nhất là hơn 300 bài thơ vào những năm cuối đời.
.
Nội dung:
+ Ông đi vào khám phá những tình cảm thầm kín riên tư của mình và của mọi người trong đời sống thường nhật. Đó là niềm vui, sự trăn trở trong cuộc đời ( tập Hoa trên đá
+ Những ám ảnh siêu hình thuở điêu tàn, ông nghiêm khắc tự phê bình mình, những dắn vặt trong nội tâm của Chế Lan Viên ( Di Cảo thơ)
Nghệ thuật:
+ Hình thức thơ ngắn gọn, dồn nén.
+ Nhiều hình ảnh ảo, mang ý nghĩa biểu tượng
III- Phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên.
1, Sức mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tưởng triết lí.
- Sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và thao tác tư duy như phân tích, so sánh,khái quát hóa, triết lí và một vốn văn hóa tri thức phong phú, nhiều mặt.
- Viết về mỗi sự vật hiện tượng, Chế Lan Viên không chỉ rung động mà còn có suy nghĩ. Cái mà ông hướng tới chính là ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi sự vật hiện tượng. Ông luôn vượt qua cái cụ thể, cảm tính để mở rộng ra những vấn đề ở tầm khái quát hơn.
- Năng lực suy tưởng đi liền với thiên hướng triết lí là một phương diện cơ bản làm nên sức hấp dẫn trí tuệ của thơ Chế Lan Viên .
2.Hình ảnh thơ Chế Lan Viên
-Thế giới hình ảnh phong phú:Có hình ảnh tả thực,có hình ảnh ẩn dụ,có hình ảnh thuộc về cảm nhận mơ hồ của cõi tâm linh.
VD: Bài quan niệm về thơ

“Thơ mà chưa bay mà đã đến
Là đang yêu bỗng giã từ
Là ba chữ thôi mà
Là giếng là bể là kho vàng hiển hiện
Là hoa sen cười nửa miệng”.

-Ông kết hợp giữa hiện-huyền ảo,quan sát-suy tưởng.

“Giữ hai cây lại đôi mắt em nhìn
Anh đến suối mặt em cười dưới suối
Lòng anh chạy cho lòng em theo đuổi
Đêm ái tình đâu cũng mặt tràng em”.
- Ông tìm kiếm hình ảnh thật thần kỳ,trí tưởng tượng mãnh liệt
3.Tính dân tộc và hiện đại .
-Nhà thơ uyên bác,nhà thơ trí tuệ sắc sảo khi phản ánh hiện thực.
-Thể thơ đắc đạo trong thơ ông là thơ tự do nhưng vẫn tuân thủ theo quy luật của ngôn ngữ để tạo nên sự hài hòa trong mỗi bài thơ.

4.Thơ thường sử dụng phép đối lập ,tương phản.
-
Sử dụng phép đối lập, ông nhìn sự vật trong các mặt đối lập, đặt cảm xúc hiện tượng tương phản bên nhau, làm nổi bật bản chất và quy luật phát triển của nó.
Chế Lan Viên thường xem xét sự vật trong các mối quan hệ quá khứ - tương lai, cá nhân - dân tôc, bi – hùng,… mà thống nhất.
Nhờ thủ pháp nghệ thuật tương phản mà Chế Lan Viên đã tạo ra được những hình ảnh có sức gợi cảm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)