Chau Van Liem

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích Hà | Ngày 27/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Chau Van Liem thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Môn Học: Công Tác Địa Chí
GIỚI THIỆU VỀ
ĐỒNG CHÍ CHÂU VĂN LIÊM
Thành Viên Nhóm:
Tôn Trúc Quân
Nguyễn Thị Thảo Trinh
Ngô Hồng Xuân
Trần Thị Tuyết Vân
Châu Văn Liêm (29/ 6/1902 - 4/5/1930) ông sinh ra tại Phường Thới Thạnh, Quận Ô Môn, TP Cần Thơ, trong một gia đình Nho học nghèo. Từ nhỏ ông đã được học chữ Nho và chữ Quốc ngữ tại quê nhà. Ông là nhà cách mạng Việt Nam, một trong sáu người tham gia hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vài Nét Nổi Bật Về Châu Văn Liêm
Năm 20 tuổi, Châu Văn Liêm đã đỗ bằng Thành Chung, ông vào học tại trường Sư phạm Đông Dương tại Sài Gòn.

Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Đông Dương năm 1924, ông lần lượt dạy học tại Long Xuyên (An Giang) và Chợ Thủ (An Giang).

Năm 1926, ông vận động đồng bào địa phương và học sinh Long Xuyên làm lễ truy điệu Phan Chu Trinh.
Châu Văn Liêm là người đề xướng và thành lập "Hội giáo viên và học sinh yêu nước" ở Long Xuyên (giữa năm 1926) và “Việt Nam phục quốc Đảng" ở Cần Thơ (tháng 9 năm 1926).
Năm 1927, ông được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Sau đó ông được cử vào ban thường vụ kì bộ Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội Nam Kỳ.
Cuối năm 1928, đồng chí Châu Văn Liêm cáo bệnh không dạy học ở Long Xuyên nữa sang Sa Đéc - nay thuộc tỉnh Đồng Tháp cùng với một số anh em lập trường tư thục "Sa Đéc học đường“ làm nơi liên lạc với các đồng chí trong tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ... và làm cơ sở công khai hợp pháp để hoạt động cách mạng.
Tháng 6 năm 1929, ông được cử làm đại biểu kì bộ Nam Kỳ đi dự đại hội ở Hương Cảng. Sau đó ông về nước với nhiệm vụ cải tổ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, để thành lập Đảng Cộng sản. Do đó, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập trong Nam.

Ngày 6 tháng 1 năm 1930, ông cùng với Nguyễn Thiệu được An Nam Cộng sản Đảng cử đi dự hội nghị thống nhất hai tổ chức cộng sản trong nước, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới quyền chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc tại Cửu Long, Hương Cảng, (Trung Quốc).
Đến ngày 4 tháng 5 năm 1930, ông trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình có hàng nghìn nhân dân tham dự, kéo từ Đức Hòa lên Chợ Lớn. Ông dẫn đầu đoàn người hô hào đòi giải phóng dân tộc, đưa yêu sách của nhân dân, đòi giảm sưu thuế, không đàn áp đánh đập những người dân vô cớ. Ông bị cảnh sát Pháp bắn và mất lúc mới 28 tuổi.
Tên ông được đặt cho trường phổ thông Châu Văn Liêm tại Cần Thơ và một số con đường tại An Giang, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
HẾT!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)