Châu Phi

Chia sẻ bởi Ngô Quốc Hùng | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Châu Phi thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

9/25/2015
Châu Phi
CHÂU PHI
Châu Phi
9/25/2015
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.Vị trí địa lí
Châu Phi
9/25/2015
CHÂU PHI
Diện tích: 30,4 triệu km2= 1/5 S Trái đất
Dân số: 1030,4 triệu người (6/2010)=1/7 dân số TG
Tổng số quốc gia: 53 quốc gia
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
1.Vị trí địa lí
Châu Phi là lục địa lớn thứ hai thế giới sau Châu Á (3/4 Châu Á), chiếm 23% S lục địa của Trái Đất và có hình khối khổng lồ.
Châu Phi là châu lục duy nhất nằm cân xứng so với đường xích đạo, với tổng diện tích 30,3 triệu km2 bao gồm cả các đảo.
Phía Bắc giáp Châu Âu qua eo biển Gibranta (Giữa Tây Ban Nha và Ma Rốc rộng 14 km).
Châu Phi
9/25/2015
Phía Đông Bắc nối với Châu Á qua kênh đào Suez
Kênh đào Suez nối Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương qua biển Đỏ - Là con đường ngắn nhất từ Âu sang Á.
Ba mặt khác giáp Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
Châu Phi
9/25/2015
Kênh đào Suez
Châu Phi
9/25/2015
Kênh đào Suez dài 163km, rộng 60m
Châu Phi
9/25/2015
Ý nghĩa
Chủ yếu nằm ở vĩ độ thấp nên Châu Phi nhận được lượng nhiệt lớn, khí hậu có tính chất nhiệt đới và xích đạo.
Do kích thước rộng lớn, đường bờ biển không bị chia cắt nên hầu như không chịu ảnh hưởng của biển. Phần lớn tự nhiên có tính chất lục địa
Có vị trí gần gũi với Châu Âu, Châu Á nên từ xa xưa đã sớm có mối quan hệ với các khu vực này
Kênh đào Suez là đầu mút giao thông quan trọng nhất trong hàng hải quốc tế
Châu Phi
9/25/2015
2. Địa hình Châu Phi

LÁT CẮT ĐỊA HÌNH CHÂU PHI
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
2. Địa hình
Châu Phi là một cao nguyên cổ có độ cao trung bình 750m, bề mặt khá bằng phẳng với núi ở ven biển, đồng bằng thấp nằm trong nội địa.Có hướng nghiêng Đông Nam – Tây Bắc.
Địa hình châu Phi có thể chia thành hai bộ phận: Châu Phi thấp ở phía tây bắc, Châu Phi cao nằm ở phía Đông Nam.
Châu Phi
9/25/2015
2.1. Châu Phi thấp
Miền địa hình Tây Bắc: tương đối thấp so với miền ĐN, phần lớn có độ cao hon 200m, từ Bắc tới Nam có 3 miền địa hình:

Châu Phi
9/25/2015
Miền núi Atlat: là một hệ thống núi trẻ nằm ở phía TB Bắc Phi gồm nhiều dãy chạy song song theo hướng vĩ tuyến kéo dài khoảng 2.500 km cao trung bình 2.000 m, đỉnh cao nhất là Tupcan4163m.

Châu Phi
9/25/2015
Miền Xahara: kéo dài từ bờ Ðại Tây Dương đến Hồng Hải là một hoang mạc mênh mông rộng lớn nhất thế giới và là một bộ phận của dải hoang mạc Á Phi. Về mặt địa chất Xahara là một miền nền Tiền cam và Cổ sinh, còn về mặt địa hình là miền mặt bàn nên đại bộ phận có độ cao khoảng 200m.
Châu Phi
9/25/2015
Trừ miền trung Xahara có những cao nguyên cổ kéo dài từ Tây sang Đông với những khối núi khá cao trên đó có nhiều đỉnh nguồn gốc núi lửa, những khối núi quan trọng là Ahaga ( đỉnh Tahat 3003m ) Tibexti ( đỉnh Bacdai 3415m ). Xung quanh những khối núi là những hoang mạc đá và hoang mạc cát mênh mông.
Châu Phi
9/25/2015
Phía Nam Xahara: là một miền tương đối thấp. bao gồm bồn địa Côngô, thung lũng sông Niger, thung lũng hồ Sát.
Ngoài những miền điạ hình trên, ven biển phía Bắc và phía Tây còn có một số đồng bằng nhỏ hẹp, quan trọng hơn cả là dãy đồng bằng ven vịnh Ghinê và đồng bằng thuộc Libi, Ai Cập nơi sản xuất lúa gạo, một số cây công nghiệp và là nơi tập trung đông dân cư vào loại nhất Châu Phi.
Châu Phi
9/25/2015
2.2. Châu Phi cao (Miền đông nam)
Phía Ðông là các sơn nguyên Êtiôpi và Đông Phi cao trung bình khoảng 2000m, có đặc điểm là sườn đông tương đối dốc sườn phía tây thoải dần vào nội địa
Phía nam của hệ thống cao nguyên là dãy Drakenxbec là 1 hệ thống núi tương đối cao ( đỉnh cao nhất 3473m ) chạy song song với duyên hải đông nam Phi dốc ở phía đông, thoải ở phía tây.
Châu Phi
9/25/2015
Phía tây của dãy Drakenxbec là những cao nguyên xen kẽ với bồn địa: bồn địa Kalahari nằm lọt giữa Nam Phi, giữa bồn địa Công gô và bồn địa Kalahari là cao nguyên Luanđa và Katanga rộng lớn cao hơn 1000m.
Sát bờ biển tây nam phi còn có đất thấp Namip, tuy nhiên vùng này khô khan, tạo thành hoang mạc Namíp
Phía Đông Nam của vùng nay là những đồng bằng ven biển, đất đai màu mỡ (Đồng bằng Môdămbích và Xômali)
Châu Phi
9/25/2015
Hoang mạc Kalahari
Châu Phi
9/25/2015
Hoang mạc Namid
Châu Phi
9/25/2015
2.3. Đảo Mađagasca
Quần đảo rộng 590000km2, có dạng hình khối
Đại bộ phận là một cao nguyên cổ, cao trung bình 1000 – 1500m, phía Tây đảo là một đồng bằng phì nhiêu
Châu Phi
9/25/2015
3.Khí hậu
Phần lớn khí hậu Châu Phi rất khô nóng mang tính chất khí hậu nhiệt đới và xích đạo điển hình, nhiệt độ luôn trên 200C.
Do lãnh thổ rộng lớn, cân xứng qua đường xích đạo nên khí hậu Châu Phi có sự phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau:
Châu Phi
9/25/2015
Sự phân hóa khí hậu
© Microsoft Corporation. All Rights Reserved.
Microsoft ® Encarta ® Reference Library 2005. © 1993-2004 Microsoft Corporation. All rights reserved.
Châu Phi
9/25/2015
3.1. Đới xích đạo:
Từ 7 – 8 độ Bắc đến 5 độ Nam, nhiệt độ cao 25 – 26, mưa 1500mm/ năm, vùng ven vịnh GhiNê đạt 8000 – 10000mm/ năm - thuộc loại mưa lớn nhất trên trái Đất.
Phát triển rừng rậm xích đạo thướng xanh quanh năm, tập trung ở Đông Phi và Mađagasca
Châu Phi
9/25/2015
Vùng khí hậu ẩm ướt
Châu Phi
9/25/2015
3.2. Đới khí hậu nhiệt đới mưa theo mùa,
Nối tiếp đới xích đạo từ 170B đến 200N, nhiệt độ khoảng 20 – 250, mưa giảm nhiều so với xích đạo, mưa nhiều về mùa hạ, hanh khô về mùa đông, danh giới 2 miền Bắc Nam càng khô hạn (Hình thành ở đây diện tích xa van rộng lớn chiếm 1/3 diện tích Châu Phi)
Châu Phi
9/25/2015
3.3. Đới khí hậu sa mạc hanh khô
Thuộc vành đai khí áp chí tuyến, gồm vùng rộng lớn thuộc sa mạc Sahara, bồn địa Calahari và sa mạc Namip, nhiệt độ lên tới 50 – 600C, ban đêm 00C, mùa đông 100C, mưa thấp nhất trên Trái Đất, mưa thấp nhất trên Trái Đất đạt 3 - 10mm/ năm
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
3.4. Đới khí hậu cận nhiệt
Năm ven bờ biển cực Bắc và cực Nam Châu Phi, nhiệt độ dưới 200C, mưa 500mm – 700mm, mưa rơi vào mùa đông, mùa hạ khô
Rất thuận lợi cho phát trển kinh tế như nho, hướng dương, ôliu, cam chanh, cho chất lượng cao
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
4. Sông và hồ
Châu Phi có nhiều sông lớn:
Sông lớn nhất là sông Nin, phân thành hai nhánh: sông Nin Trắng và Nin Xanh, sông dài 6.695km với diện tích lưu vực rộng 2,8 triệu km2, bắt nguồn từ hồ Victoria và hồ Tana đổ ra Địa Trung Hải.
Sông Nile có giá trị to lớn về giao thông ở Châu Phi, vì hạ lưu chạy song song với kênh đào Suez thông ra Địa Trung Hải (Là tuyến đường chính trong việc chuyên trở nguyên liệu và hàng hóa từ Địa Trung Hải vào nội địa)
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
Cônggô (4.600km) có lượng nước điều hòa quanh năm, lưu vực 3,7 triệu km2, trữ lượng thủy năng lớn bậc nhất thế giới
Sông Nigiê (4.100km) lớn thứ 3 ở Châu Phi, tạo thành đồng bằng màu mỡ
Zămbezơ (2.600km) là sông có nhiều thác ghềnh, lưu vực 1,3 triệu km2. Sông đổ ra Ấn Độ Dương, các tàu có thể ngược dòng 450km.
Châu Phi
9/25/2015
Hồ Victoria
Châu Phi
9/25/2015
Tại Đông và Trung Phi có nhiều hồ lớn được thành tạo do phun trào núi lửa: Hồ Victoria (46.690km2) là hồ lớn thứ hai thế giới, hồ Chad (25.900km2). Ngoài ra, Châu Phi có các hồ Taganica, Niatsa, kivu…
Hồ của Châu Phi có ý nghĩa lớn về kinh tế: nông nghiệp, thủy lợi, thủy điện, du lịch và đóng góp to lớn cho việc điều hòa khí hậu môi trường.
Châu Phi
9/25/2015
Giao thông trên sông Nile
Châu Phi
9/25/2015
Giao thông trên hồ
Châu Phi
9/25/2015
Thác Victoria
Châu Phi
9/25/2015
5. Khoáng sản phong phú và giàu có
Châu Phi nổi tiếng với các mỏ vàng, kim cương, sắt, đồng, magan, urani, dầu mỏ, than đá, phốt phát…Điển hình:
Vàng phân bố rộng khắp Châu Phi nhưng lớn nhất tại Nam Phi
Trữ lượng kim cương tập trung nhiều nhất tại cộng hòa Nam Phi, Daia, Ăngôla…
Hầu như nước nào cũng có mỏ sắt…
Dầu và khí tự nhiên phân bố nhiều ở sa mạc Sahara…
Châu Phi
9/25/2015
6. Sinh vật
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
6. Sinh vật
Có hệ thực vật phong phú thuộc đới rừng xích đạo thường xanh phân bố ở Cônggô, vịnh GhiNê, phần đông đảo Mađagasca. Có hệ động thực vật phong phú, nhiều loài chim và động vật leo trèo
Đới Savan phân bố ở phía Bắc và Nam Phi, là vùng đồng cỏ với nhiều động vật quý hiếm: sư tử, ngựa vằn, hươu cao cổ, tê giác, báo, sơn dương…
Đới hoang mạc thuộc miền Bắc và Nam Phi…
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
Do việc khai thác bừa bãi nên rừng ở Châu Phi rất nghèo, hiện nay chỉ còn 15% S che phủ
Châu Phi
9/25/2015
Savan ở Châu Phi
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
Những bông hoa hiếm hoi ở miền cận hoang mạc
Châu Phi
9/25/2015
Sống cộng sinh của động vật ở Châu Phi
Châu Phi
9/25/2015
Hươu đùi vằn
Châu Phi
9/25/2015
Voi ở Châu Phi
Châu Phi
9/25/2015
Ngựa vằn Châu Phi
Châu Phi
9/25/2015
II. Dân cư và chế độ chính trị
1. Dân số và sự gia tăng dân số
Năm 2004 Châu phi có số dân 875 triệu người, chiếm 1/7 dân số thế giới
Tỷ lệ gia tăng dân số cao hơn nhiều lần so với sự gia tăng dân số của các châu lục khác: 2,02% năm 2004.
Tỷ lệ gia tăng dân số đạt 1,8% ở Nam Phi, ngược lại Đông Phi, Trung Phi và Tây Phi tăng từ 2,5 – 3%.
Châu Phi
9/25/2015
Dân số tăng nhanh làm cho nền kinh tế châu Phi lạc hậu và chậm phát triển.
Cùng với chiến tranh, bệnh dịch và khí hậu khắc nghiệt đã làm cho chất lượng cuộc sống của dân cư ở đây rất thấp.
Châu Phi
9/25/2015
2. Chất lượng cuộc sống rất thấp
Châu Phi có 32/47 quốc gia nghèo nhất Thế Giới, trung bình lương thực trên đầu người luôn thấp
Có 37% dân số sống dưới mức nghèo khổ
50% dân số Châu Phi không có nước sạch dùng
Chỉ có 50% trẻ em dưới 14 tuổi biết chữ
Bác sĩ 1/1000 người dân, tử vong cao, tuổi thọ trung bình 49,7 tuổi (2004)
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất Thế giới (65% người mắc bệnh HIV của TG), mỗi ngày có 7.500 người nhiễm HIV.
Châu Phi đang đối đầu với cuộc chiến chống đói nghèo và bệnh tật, đặc biệt là HIV.
Châu Phi
9/25/2015
50% dân Châu Phi không được dùng nước sạch
Châu Phi
9/25/2015
Nghèo đói và thiếu lương thực
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
3. Phân bố dân cư và đô thị hóa
Dân cư Châu Phi có mật độ 79 người/ km2 (2004), nhưng phân bố không đồng đều.
Dân cư phân bố đông đúc tại các ốc đảo, các đồng bằng châu thổ, các vùng giàu khoáng sản, rất thưa thớt tại các hoang mạc và rừng nhiệt đới.
Trình độ đô thị hóa thấp, hiện nay đang tăng nhanh 10%/năm. Tuy nhiên dân cư thành thị đến nay chỉ đạt 37%, còn lại 63% sống ở nông thôn. Các thành phố lớn là Lagos, Cairo, Luanda, Cansablanca..
Châu Phi
9/25/2015
Thành phố Lagos của Nigiêria
Châu Phi
9/25/2015
4. Thành phần dân cư và ngôn ngữ
Người Châu Phi phần lớn thuộc chủng tộc Nêgrôit (chiếm 2/3 dân số) và ơrôpêôit.
Người Châu Phi có khoảng 3000 ngôn ngữ khác nhau nhưng chia thành 4 nhóm chính:
Hệ ngôn ngữ Phi-Á: Phân bố Bắc Phi, Đông Phi,
Hệ ngôn ngữ Nil-Sahara Các tiếng Nil-Sahara sử dụng ở khu vực Nil và Sahara
Hệ ngôn ngữ Niger-Congo bao phủ phần lớn châu Phi hạ Sahara là hệ ngôn ngữ lớn nhất thế giới có nhiều thứ tiếng khác nhau.
Hệ ngôn ngữ Khoisan phân bố ở Nam Phi.
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
5. Tôn giáo
Người Châu Phi theo nhiều tôn giáo, với Kitô giáo và Hồi giáo là phổ biến nhất.
Khoảng 40% dân số châu Phi là người theo Kitô giáo và 40% theo Hồi giáo. Khoảng 20% còn lại chủ yếu theo các tôn giáo châu Phi bản địa.
Một lượng nhỏ người Phi cũng theo các tín ngưỡng của Do Thái giáo, chẳng hạn như các bộ lạc Beta Israel và Lemba.
Châu Phi
9/25/2015
6. Chính trị - xã hội
Từ những năm 1960 các nước Châu Phi dành được độc lập
Phần lớn các nước Châu Phi thiệt lập chế độ cộng hòa.
Chế độ quân chủ lập hiến chỉ thấy ở hai nước Marốc, Lêxôthô.
Từ sau khi dành độc lập, các nước luôn có các cuộc xung đột về tôn giáo, sắc tộc…Đây là điểm khác biệt của châu Phi với các nước Mĩ latinh
Châu Phi
9/25/2015
III. Kinh tế Châu Phi
Đặc điểm kinh tế chung
Kinh tế Châu Phi hiện nay kém phát triển nhất thế giới
Báo cáo về phát triển con người năm 2003 của LHQ cho 175 nước trên TG thì vị trí từ 151 (Gambia) đến 175 (Sieerra Leone) thuộc về Châu Phi.
Ngoài sự can thiệp tư bản nước ngoài, tình trạng tham nhũng và chuyên quyền là nguyên nhân chính của sự nghèo đói ở đây.
Châu Phi
9/25/2015
Ngày nay sự viện trợ của các nước chủ yếu tập trung vào trồng cây công nghiệp ở Châu Phi (bông, ca cao, mía, chuối, cô ca).
Nền kinh tế thiên về nông nghiệp lạc hậu: 80% dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp.
Châu Phi chịu sự chảy vốn liên tục vì các nguồn thu về đều bị tư bản chi phối.
Các nước Châu Phi đã áp dụng những chính sách mới để phát triển kinh tế nhưng nhìn chung không hiệu quả.
Châu Phi
9/25/2015
Nền kinh tế của Châu Phi chia thành hai khu vực: Khu vực sản xuất truyền thống và khu vực sản xuất hiện đại: Khu vực truyền thống sản xuất thô sơ, đơn giản; Khu vực tư bản được đầu tư, có tính chất chuyên môn hóa.
Nước giàu nhất hiện nay là CH Nam Phi, nhờ nguồn vàng và kim cương lớn bậc nhất Thế Giới.
Châu Phi
9/25/2015
2. Nông nghiệp
Nền nông nghiệp lạc hậu, chuyên môn hóa phiến diện, nhiều nước thiếu lương thực trầm trọng.
Nên nông nghiệp lạc hậu (toàn châu lục có 6 – 8 vạn máy kéo, thiếu phân bón và phương tiện sản xuất, chủ yếu dùng sức kéo gia súc)
Phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên (hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh)
Diện tích đất sử dụng được ít (20% S châu lục)
Châu Phi
9/25/2015
NÔNG NGHIỆP LẠC HẬU
Châu Phi
9/25/2015
Nền nông nghiệp được hiện đại hoá
Châu Phi
9/25/2015
PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT NGHÈO NÀN
Châu Phi
9/25/2015
Cơ cấu sản xuất mất cân đối nghiêm trọng: Ngành trồng trọt phát triển hơn nhiều ngành chăn nuôi
Ngành trồng trọt lại chuyên môn hóa sâu sắc các cây công nghiệp có giá trị kinh tế như: ca cao (60% sản lượng TG), cà phê (20% TG), dầu cọ (70% TG). Ngoài ra có cao su, lạc, bông, cây ăn quả nhiệt đới…
Cây lương thực không được quan tâm phát triển: lúa mì (3% TG), lúa gạo (2 -3 %). Hàng năm Châu Phi có 20 – 30 triệu người đói ăn.
Châu Phi
9/25/2015
Ca cao ở Gana
Châu Phi
9/25/2015
Cánh đồng chè ở Kenya
Châu Phi
9/25/2015
Cây cao su ở Châu Phi
Châu Phi
9/25/2015
Trồng lương thực
Châu Phi
9/25/2015
Thu hoạch thóc ở Châu Phi
Châu Phi
9/25/2015
Ngành khai thác và rừng hạn chế, việc khai thác rừng tự phát đã làm diện tích rừng bị thu hẹp nghiêm trọng.
Ngành chăn nuôi theo hình thức du mục, bán du mục hoặc thả bãi, năng suất thấp do thiếu thức ăn, nước uống, dịch bệnh.
Chăn nuôi các loại gia súc lớn chiếm ưu thế như: Trâu, bò, dê, cừu, lợn…
Châu Phi
9/25/2015
Chăn nuôi du mục
Châu Phi
9/25/2015
Gỗ bị khai thác bừa bãi ở Châu Phi
Châu Phi
9/25/2015
3. Ngành công nghiệp
Công nghiệp chiếm 28% trong cơ cấu ngành kinh tế của Châu Phi
Trình độ sản xuất công nghiệp thấp, mất cân đối.
3.1. Do chính sách bóc lột nên ngành công nghiệp khai khoáng giữ vai trò quan trọng ở Châu Phi, tuy nhiên bị tư bản nước ngoài lũng đoạn.
* Kim cương chiếm 90% TG tập trung ở Nam Phi, Namibia, Gana, Ghinê…
Châu Phi
9/25/2015
Châu Phi
9/25/2015
* Vàng được khai thác nhiều ở Nam Phi đạt 600 tấn/năm, ngoài ra vàng có ở Gana và Daia
* Ngoài ra Châu Phi khai thác kim loại hiếm(Uraniom), kim loại đen (quặng sắt, côban, mangan), than đá (180 triệu tấn/năm), dầu mỏ (200 triệu tấn)
3.2. Công nghiệp luyện kim đen và màu phát triển kém
* Thép đạt 16,5 triệu tấn, phát triển mạnh ở CH Nam Phi, Angiêria, Ai Cập.
* Ngành luyện kim màu có cơ sở nguyên liệu dồi dào nhưng đều bị tư bản nước ngoài kiểm soát
Châu Phi
9/25/2015
Nhà máy lọc dầu ở Nigiêria
Châu Phi
9/25/2015
* Công nghiệp chế tạo sản xuất các loại thiết bị khai thác mỏ, toa xe lửa, máy nông nghiệp…Phát triển mạnh ở Nam Phi, Ai Cập, các nước khác chủ yếu là các cơ sở lắp ráp, sửa chữa các máy móc
* Công nghiệp nặng kém phát triển.
* Công nghiệp chế biến phát triển nhờ vào nguồn nguyên liệu sẵn có nhằm mục đích xuất khẩu như: sản xuất dầu thực vật từ lạc, ô liu, dầu cọ...
Tuy nhiên các sản phẩm chất lượng chưa cao do công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh kém
Châu Phi
9/25/2015
Công nghiệp điện khá phát triển, đặc biệt là thuỷ điện.
Châu Phi
9/25/2015
Công nghiệp ôtô ở Nam Phi
Châu Phi
9/25/2015
4. Ngành dịch vụ
4.1. Mạng lưới giao thông kém phát triển, phân bố không đồng đều giữa các vùng
Đường sắt toàn châu lục có 8 vạn km nhưng phân bố không đều (Tập trung ở ĐTH và CH Nam Phi).
Đường ô tô những năm gần đây phát triển, xây dựng được các đường nối các nước với nhau và xuyên Xahara.
Hệ thống sông hồ ở Châu Phi tuy nhiều nhưng khai thác vận tải còn ít, tại Ghinê xích đạo và Gabông giao thông sông được coi là loại hình chủ yếu
Châu Phi
9/25/2015
Giao thông đường biển chưa phát triển, chỉ có Libêri là nước có hạm đội tàu lớn nhất do được Hoa Kì đăng kí kinh doanh. Các hải cảng lớn tập trung tại: Nam Phi, Cansablanca, Angiêria...
Giao thông vận tải hàng không phục vụ chuyên trở kim loại quý hiếm từ Châu Phi sang Tây Âu và Bắc Mĩ, các nước lập được công ty hàng không là Ai Cập, Xu đăng, Gana, Nam Phi.
Châu Phi
9/25/2015
4.2. Ngành ngoại thương
Trước chiến tranh TG thứ 2, các nước tư bản độc quyền trong thương mại ở Châu Phi.
Sau chiến tranh các nước tư bản thêm Hoa Kì, Đức, Ý, Nhật giữ vai trò quan trọng trong thương mại của Châu Phi.
Gần đây Châu Phi đã cải cách nền kinh tế nhưng ngành thương mại vẫn rất kém phát triển: Xuất khẩu đạt 3,1%, NK đạt 4,9% năm 2004
Châu Phi
9/25/2015
Các mặt hàng xuất khẩu: Khoáng sản, nông sản sơ chế
Các mặt hàng nhập khẩu phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, bị hạn chế.
Tuy dich vụ chiếm tới 58% cơ cấu GDP các ngành nhưng vẫn còn nhiều hạn chế
Châu Phi
9/25/2015
Các lãnh thổ đang tranh chấp
Azores (Bồ Đào Nha)
Quần đảo Canary (Tây Ban Nha/Maroc)
Ceuta và Melilla (Tây Ban Nha/Maroc)
Madeira (Bồ Đào Nha)
Mayotte (Pháp)
Réunion (Pháp)
Saint Helena (bao gồm cả đảo Ascension và Tristan da Cunha trực thuộcVương quốc Liên hiệp Anh và bắc Ireland)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Quốc Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)