Châu Âu phong kiến

Chia sẻ bởi Phạm Đinh Kha | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Châu Âu phong kiến thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHÂU ÂU PHONG KIẾN
Bản đồ các bộ tộc người Germanvào khoảng 100 năm sau Công Nguyên



Vasco da Gama
Vasco da Gama, (sinh năm 1460 hoặc 1469 tại Sines, Bồ Đào Nha hoặc Vidigueira, Alentejo, Bồ Đào Nha, mất ngày 24 tháng 12 năm 1524 tại Kochi, Ấn Độ) là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, một trong những nhà hàng hải châu Âu thành công nhất của Kỷ nguyên khám phá (Age of Discovery) và là thuyền trưởng hạm đội đầu tiên đi thẳng từ châu Âu đến Ấn Độ.
Vasco da Gama đặt chân đến Calicut ngày 20 tháng 5 năm 1498
Hải trình chuyến du hành đầu tiên của Vasco da Gama (1497 - 1499)
NHỮNG CHUYẾN ĐI CỦA Vasco da Gama
Chuyến du hành đầu tiên
Ngày 8 tháng 7 năm 1497 hạm đội 4 tàu của Vasco da Gama rời cảng Lisbon[3]. 4 tàu bao gồm:Chiếc São Gabriel, do đích thân Vasco
da Gama làm thuyền trưởng, một chiếc carrack nặng 178 tấn, dài 27 mét , rộng8,5 mét, buồm rộng 372 mét vuông, 150 thủy thủ Chiếc
São Rafael, do Paulo da Gama anh trai của Vasco da Gama làm thuyền trưởng; kích thước tương tự chiếc São Gabriel. Chiếc caravel
Berrio, nhỏ hơn một chút so với hai chiếc đầu, do Nicolau Coelho làm thuyền trưởng. Một chiếc tàu dự trữ không rõ tên, do Gonçalo
Nunes làm thuyền trưởng, sau đó mất tích gần vịnh São Brás, dọc bờ biển phía Đông châu Phi.
Sau khi vòng qua mũi Hảo vọng , da Gama ghé một số vùng đất dọc bờ đông châu Phi
Ngày 20 tháng 5 năm 1498. đến Calicut Đôi khi họ phải đụng độ dữ dội với những nhà buôn người Ả rập để có thể thương lượng với
nhà cầm quyền địa phương. Cuối cùng thì da Gama cũng có thể kiếm được một lá thư nhượng quyền trao đổi hàng hóa, nhưng ngay sau
đó ông cùng hạm đội phải rời bến vì nhà cầm quyền cho rằng hàng hóa trên tàu của da Gama là đồ phạm pháp. Vasco da Gama giữ được
hàng hóa của mình nhưng phải để lại vài người Bồ Đào Nha với mục đích mở một điểm giao dịch.
Chuyến du hành thứ hai
Ngày 12 tháng 2 năm 1502, một lần nữa da Gama cùng hạm đội tàu chiến 20 chiếc khởi hành. Pedro Álvares
Cabral đã được phái đến Ấn Độ hai năm trước đó và phát hiện ra rằng những người Bồ được da Gama gửi lại đã
bị giết chết, bản thân Cabral cũng bị tấn công và ông ta phải bắn phá Calicut trước khi khởi hành tới Cochin, một
vuơng quốc nhỏ đã đón tiến Cabral rất nồng hậu.
Khi quay trở về vào tháng 9 năm 1503, da Gama được trao thêm quyền quản lý cả Vidigueira và Vila dos Frades.
Chuyến du hành thứ ba
Vasco da Gama được phái đến Ấn Độ lần thứ ba vào năm 1524 để giải quyết những khó khăn của người Bồ Đào Nha ở đây. Ban đầu
da Gama được chỉ định để thay thế Eduardo de Menezes trong vai trò người đại diện của thuộc địa Bồ Đào Nha trên đất Ấn Độ, nhưng
ông đã mắc bệnh sốt rét không lâu sau khi đến Goa và chết ở Cochin vào đêm Giáng sinh năm 1524.
Đầu tiên, da Gama được chôn ở nhà thờ St. Francis thuộc Kochi, sau đó hài cốt của ông được chuyển về Bồ Đào Nha và cải táng trong
một ngôi mộ lớn ở Vidigueira.
NHỮNG CHUYẾN THÁM HIỂM CỦA CRISTOPO COLOMBO
Cristoforo Colombo
( khoảng 1451 – 20
tháng 5, 1506) là một
nhà hàng hải và một đô đốc của Hoàng đế Castile, những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu
Cristoforo Colombo
Từ lâu Châu Âu đã có những con đường giao thương an toàn tới Trung Quốc và Ấn Độ— nơi cung cấp các mặt hàng giá trị như tơ lụa và gia vị — từ thời Đế chế Mông Cổ nắm quyền bá chủ (Pax Mongolica, hay "Hòa bình Mông Cổ"). Với sự sụp đổ của Constantinople vào tay những người Hồi giáo năm 1453, con đường bộ dẫn tới Châu Á không còn an toàn nữa. Các thủy tủ Bồ Đào Nha phải đi về phía nam vòng quanh Châu Phi để tới Châu Á. Colombo có một ý tưởng khác. Tới những năm 1480, ông đã phát triển một kế hoạch đi tới Ấn Độ (Indies) (sau này dùng để chỉ tất cả vùng phía nam và phía đông Châu Á) bằng cách đi thẳng về phía tây xuyên qua "Đại Dương" (Đại Tây Dương).
Thỉnh thoảng có ý kiến cho rằng Colombo đã gặp nhiều khó khăn khi vận động tài trợ cho kế hoạch của mình bởi vì những người Châu Âu tin rằng Trái đất là phẳng. Trên thực tế, có ít người ở thời đại ấy tin vào chuyến đi của Colombo (và rõ ràng không có thủy thủ hay nhà hàng hải nào) tin vào điều đó. Đa số mọi người đều đồng ý rằng Trái đất là một hình cầu.
Colambo tính chu vi Trái đất tối đa là 25.255 kilômét, và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản là 3,000 dặm Ý (3.700 km) . Những tính toán của Colombo về chu vi trái đất và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản không chính xác
Vấn đề Colombo phải đương đầu là các chuyên gia không chấp nhận những ước tính khoảng cách tới Ấn Độ của ông. Chu vi thực của Trái đất khoảng 40.000 kilô mét và khoảng cách từ Đảo Canary tới Nhật Bản là khoảng 19.600 kilô mét. Không con tàu ở thế kỷ 15 có thể mang đủ lương thực để đi từ Đảo Canary tới Nhật Bản
. Colombo đến khi chết vẫn cho rằng mình đã mở ra một con đường hàng hải trực tiếp tới Châu Á,
chiếc Santa Maria
Chuyến đi thứ nhất
Colombo tuyên bố chủ quyền Thế giới mới trong một bản in đá nhiều màu
Chiều ngày 3 tháng 8, 1492, Colombo xuất phát từ Palos de la Frontera với ba chiếc tàu, Santa Maria , Niña và Pinta Ban đầu Colombo đi tới Quần đảo Canary, thuộc sở hữu của Castile, nơi ông chất thêm lương thực dự trữ và sửa chữa tàu, ngày 6 tháng 9, ông bắt đầu cuộc vượt biển kéo dài năm tuần.
Đất liền được một thủy thủ tên Rodrigo de Triana trên chiếc Pinta nhìn thấy lúc 2 giờ sáng ngày 12 tháng 10.[2] Colombo đặt tên cho hòn đảo đó là (ngày nay là Bahamas) San Salvador . Sau đó , ông tiếp tục thám hiểm những vùng phía bắc và đông bắc
Ngày 15 tháng 1, 1493, ông quay trở về . Ông trưng bày nhiều người dân bản xứ và số vàng đã tìm thấy trước triều đình, cũng như cả loại cây quý chưa được biết thời ấy là thuốc lá, quả dứa, gà tây và món đồ rất được các thủy thủ ưa thích, cái võng. Ông không mang về bất kỳ thứ gia vị Đông Ấn quý giá nào như hạt tiêu đen, gừng hay đinh hương. , Ông được coi là một anh hùng tại Tây Ban Nha
Trong chuyến đi đầu tiên của mình, Colombo đã thám hiểm San Salvador tại Bahamas ( ông tin là Nhật Bản), Cuba ( ông cho là Trung Quốc) và Haiti (nơi ông đã tìm thấy vàng
Chuyến đi thứ hai
Đô đốc Colombo rời Cádiz, Tây Ban Nha, để tìm các lãnh thổ mới ngày 24 tháng 9, 1493, với 17 chiếc tàu chở lương thực dữ trữ và khoảng 1,200 người để thực dân hóa một cách hòa bình vùng đất ấy. Ngày 13 tháng 10, những chiếc tàu rời Quần đảo Canary như trước kia, và đi theo hướng chếch hơn về phía nam.
Ngày 3 tháng 11 1493, Colombo nhìn thấy một hòn đảo gồ ghề và ông đặt tên cho nó là Dominica. Ông tiếp tục khám phá nhiều vùng đất mới . Đã xảy ra những cuộc đụng độ với dân bản xứ (đây là cuộc giao tranh nhỏ đầu tiên giữa người Châu Mỹ và người Châu Âu ) . Một vị thủ lĩnh của dân bản xứ , tên là Caonabo, trở thành chiến binh kháng chiến đầu tiên của người thổ dân Châu Mỹ.
Do không tìm được nhiều vàng để thanh toán chi phí cho chuyến đi , Colombo bắt thổ dân châu Mỹ bán làm nô lệ ( 560 nô lệ được chở về Tây Ban Nha; 200 người chết trên đường và nửa số còn lại bị ốm khi tới nơi.) .Riêng tại châu Mỹ . Colombo bắt thổ dân ởHaitiphải đóng thuế ( 14 tuổi trở lên )
Từ Haiti cuối cùng ông quay trở về Tây Ban Nha.
Chuyến đi thứ ba và sự bắt giữ
Ngày 30 tháng 5, 1498, Colombo cùng sáu chiếc tàu rời Sanlúcar, Tây Ban Nha,
Colombo đổ bộ xuống bờ biển phía nam đảo Trinidad ngày 31 tháng 7 Ông đã thám hiểm lục địa Nam Mỹ, Ông đã miêu tả những vùng đất mới như là những phần lãnh thổ thuộc một lục địa chưa từng được biết tới trước đó, nhưng thể hiện nó liền với Trung Quốc, vồng lên để tạo thành hình cầu của trái đất.
Một số người định cư trước kia và các thày dòng tuyên truyền nói xấu Colombo trong triều đình Tây Ban Nha, buộc tội ông quản lý kém. Năm 1500, nhà Vua và Nữ hoàng phái vị quan hành chính hoàng gia Francisco de Bobadilla tới Thế giới mới, ngay khi đặt chân tới nơi (ngày 23 tháng 8), ông bắt giữ Colombo cùng các anh em và gửi họ về Tây Ban Nha . Colombo đã viết một bức thư dài bào chữa cho mình gửi tới triều đình. Triều đình đã nhận bức thư của ông và trả tự do cho Colombo cùng các anh em
Dù giành lại tự do, ông đã mất uy tín và mọi chức vụ từng có, gồm cả chức toàn quyền. Một sự lăng nhục khác, người Bồ Đào Nha đã giành thắng lợi trong cuộc đua tới Ấn Độ: Vasco da Gama đã quay trở về vào tháng 9 năm 1499 sau một chuyến đi tới Ấn Độ, đi về hướng đông vòng quanh Châu Phi
Chuyến đi thứ tư
Cùng đi với anh/em trai Bartolomeo và cậu con trai 13 tuổi Fernando, ông rời Cádiz, Tây Ban Nha ngày 11 tháng 5, 1502.
Ngày 15 tháng 6, họ đổ bộ tại Carbet trên đảo Martinique . Ông tiếp tục thám hiểm vùng Trung Mỹ và lục địa châu Mỹ . Nhiều lần bị thổ dân tấn công hoặc gặp bão
Colombo và đoàn người của mình mắc kẹt lại Jamaica trong một năm . Sau nhiều ngày tuyệt vọng , Colombo trở về Tây Ban Nha ngày 7 . 11. 1504
Ferdinand Magellan
và chuyến thám hiểm cuối cùmg

Ferdinand Magellan
Ferdinand Magellan (Mùa xuân 1480 – 27 tháng 4, 1521) là một nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha, đã đi tàu cho cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Ông là người đầu tiên lái tàu từ châu Âu đến châu Á, người châu Âu đầu tiên đến Thái Bình Dương và là người đầu tiên dẫn đầu một cuộc thám hiểm với mục tiêu đi vòng quanh Trái Đất, phục vụ cho Tây Ban Nha.
Trong các năm 1505-1512 ông tham gia các chuyến hải hành của Bồ Đào Nha đến Ấn Độ Dương, 2 lần đến Malacca (nay là Malaysia) trong các năm 1509 và 1511
Ông phát hiện ra eo biển Magellan. Ông bị giết chết ở Philippines năm 1521 trong các năm 1509 và 1511


Hải trình vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan
chuyến thám hiểm cuối cùmg

Thiết lập dự án bơi bằng con đường phía Tây đến quần đảo Moluccas (quần đảo Malaysia ở Indonesia), nhưng ông bị loại bởi vua Bồ Đào Nha, do chuyến hải hành của Vasco da Gama, một con đường phía đông gần hơn đã được lập nên. Trong năm 1517 dự án này đã được nhận bởi vua Tây Ban Nha,.Ngoài ra theo chỉ đạo của vua Charles V của Thánh chế La Mã: "Theo tôi biết thì trên quần đảo Moluccas có nhiều gia vị, do đó tôi phái ngài đi chính là để tìm kiếm chúng, và nguyện vọng của tôi là ngài hãy đi thẳng đến quần đảo đó".
Đoàn tàu của Magellan gồm những tàu sau:
"Trinidad" (tải trọng 110 tấn, 55 người) dưới sự điều khiển của Magellan;
"San Antonio" (120 tấn, 60 người) dưới sự điều khiển của Juan de Cartegena;
"Concepción" (90 tấn, 45 người) dưới sự điều khiển của Gomez;
"Victoria" (85 tấn, 42 người) dưới sự điều khiển của Gaspar de Quesada; và
"Santiago" (75 tấn, 32 người) dưới sự điều khiển của Luis de Mendoza
Ngày 20/9/1519, ông chỉ huy đoàn tàu gồm 5 chiếc và 265 thủy thủ thực hiện cuộc hành trình vòng quanh thế giới. Sau khi đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ, men theo bờ biển phía Đông, ông đã tìm ra một eo biển, ở giữa mũi cực Nam của đại lục này với đảo Đất Lửa, về sau eo biển này mang tên ông, eo Magienlan.
Tiếp theo, đoàn thám hiểm đi vào một đại dương trong cảnh bể lặng sóng yên. Magienlan đặt tên là Thái Bình Dương. Thái Bình Dương rộng lớn hơn Đại Tây Dương nhiều. Đoàn thám hiểm lênh đênh giữa biển khơi hơn một năm trời, đói khát, bệnh tật đã làm họ kiệt quệ. Tháng 2.1521, đoàn thám hiểm đến Philipin. Magienlan tìm thấy ở đây có nhiều hồ tiêu, hương liệu, mặt hàng rất quý đối với châu Âu. Trong những cuộc đụng độ, cướp đoạt những sản phẩm này của dân bản xứ nhiều thủy thủ bị giết, bản thân Magienlan cũng bị chết ngày 6/3/1521. Đoàn thám hiểm chỉ còn một tàu vượt qua mũi Nam Phi trở về nước.
Ngày 15/4/1522, đoàn thám hiểm về đến Tây Ban Nha chỉ còn lại 13 thủy thủ, nhưng trên tàu đầy ắp hương liệu.
Magienlan cùng các thủy thủ đã thực hiện một cuộc hành trình - một chuyến đi vòng quanh thế giới lần đầu tiên. Cuộc thám hiểm đã khẳng định là Trái Đất hình tròn.




Phục Hưng
Hồi sinh tinh thần của thời kỳ Cổ đại
Phục Hưng là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kì Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Phong trào Phục Hưng thường được coi bắt đầu từ khoảng thế kỉ 14 tại Ý và thế kỉ 16 tại Bắc Âu. Nó cũng được coi là đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của châu Âu từ Thời kỳ Trung cổ sang Thời kỳ Cận đại, cũng như từ Thời kỳ phong kiến sang Thời kỳ tư bản.
Thời kỳ Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là sự hồi sinh của tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính là phong trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ nhiều yếu tố của tư tưởng thời kỳ Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn học, tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học,...).
Trong một nghĩa rộng người ta hiểu Phục Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ đại với các ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống của những tầng lớp thượng lưu và sự phát triển của con người đi đến tự do cá nhân ngược lại với chế độ đẳng cấp của thời kỳ Trung cổ.
Người đàn ông Vitruvius theo Leonardo da Vinci, một ví dụ tiêu biểu về sự pha trộn giữa nghệ thuật và khoa học vào thời Phục Hưng.
Nghệ thuật
Leonardo da Vinci, Người đàn bà và con chồn, Bảo tàng Czartoryski, Kraków, Ba Lan
Filippo Brunelleschi, Lorenzo Ghiberti và Donatello là những người mở đường cho hướng đi mới trong nghệ thuật có tiền thân là Nicola Pisano, Giotto di Bondone và những nghệ sĩ khác. Nói chung, ở Ý thời gian khoảng từ 1420 đến 1600 được gọi là thời kỳ Phục Hưng, trong châu Âu còn lại là thời gian từ 1500 đến 1600.
Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ đại là việc nghiên cứu thiên nhiên tích cực hơn, một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ thuật Phục Hưng Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại của các nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là các thí dụ điển hình trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các thí dụ đáng được mô phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự nhiên.
Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc ngưỡng mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp toàn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa và điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu không gian với tính chính xác của toán học.
Hội họa
Phần lớn các bức tranh của nghệ thuật Phục Hưng là các bức tranh thờ và bích họa có nội dung tôn giáo được vẽ cho nhà thờ, tranh với các đề tài trần tục hay thần thoại không mang tính tôn giáo (thí dụ như biểu tượng (tiếng Anh: allegory), huyền thoại anh hùng hay thần thánh, lịch sử Cổ đại) và chân dung cá nhân của những danh nhân đương thời. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những tranh vẽ phong cảnh và phong tục đầu tiên, diễn tả cuộc sống thời bấy giờ.
Chiều sâu của không gian được thiết kế hình học một cách chính xác bằng phương pháp phối cảnh. Thêm vào đó là phương pháp phối cảnh không gian và phối cảnh màu. Người nghệ sĩ diễn tả cơ thể khỏa thân của con người như nghệ thuật khỏa thân bằng các tỷ lệ lý tưởng. Cách cấu trúc tranh cân bằng hài hòa và đối xứng được hỗ trợ bằng những hình dáng tam giác, bán nguyệt hay hình tròn là phong cách cấu trúc thường được ưa chuộng.
Raffaello - Sistine Madonna
Leonardo da Vinci, Người đàn bà và con chồn, Bảo tàng Czartoryski, Kraków, Ba Lan
Điêu khắc

Tượng David của Michelangelo (1504)
Phần lớn các bức tranh của nghệ thuật Phục Hưng là các bức tranh thờ và bích họa có nội dung tôn giáo được vẽ cho nhà thờ, tranh với các đề tài trần tục hay thần thoại không mang tính tôn giáo (thí dụ như biểu tượng (tiếng Anh: allegory), huyền thoại anh hùng hay thần thánh, lịch sử Cổ đại) và chân dung cá nhân của những danh nhân đương thời. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những tranh vẽ phong cảnh và phong tục đầu tiên, diễn tả cuộc sống thời bấy giờ.
Chiều sâu của không gian được thiết kế hình học một cách chính xác bằng phương pháp phối cảnh. Thêm vào đó là phương pháp phối cảnh không gian và phối cảnh màu. Người nghệ sĩ diễn tả cơ thể khỏa thân của con người như nghệ thuật khỏa thân bằng các tỷ lệ lý tưởng. Cách cấu trúc tranh cân bằng hài hòa và đối xứng được hỗ trợ bằng những hình dáng tam giác, bán nguyệt hay hình tròn là phong cách cấu trúc thường được ưa chuộng.
Kiến trúc

Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc. Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm 1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên toàn nước Ý. Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vuông hay hình tròn. Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác,... đều trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng người La Mã Vitruvius được tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng.
Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt.
Bartolommeo Berrecci - Wawel, Kraków
Văn học
Tác phẩm La Divina Commedia
(1307 - 1321) của Dante Alighieri;
thư, luận thuyết và thơ của
Francesco Petrarca và Il
Decamerone (1353) khởi đầu cho
thời đại Phục Hưng của văn học
trong thế kỷ 14. Bá tước
Baldassare Castiglione miêu tả
trong Il Cortegiano (1528) típ lý tưởng
của con người thời Phục Hưng.
Cũng không nên quên rằng văn học
đã phát triển mạnh mẽ sau phát minh
in sách của Johannes Gutenberg
trong thời kỳ Phục Hưng.
Các nhà thơ và nhà văn nổi tiếng nhất của thời kỳ Phục Hưng bao gồm:
Dante Alighieri (1265–1321)
Francesco Petrarca (1304–1374)
Giovanni Boccaccio (1313–1375)
Angelo Poliziano (1454–1494)
Ludovico Ariosto (1474–1533)
Baldassare Castiglione (1478–1529)
Andrzej Krzycki (1482–1537)
Pietro Aretino (1492–1556)
Torquato Tasso (1544–1595)
François Rabelais (1494–1553)
Sebastian Brant (1457–1521)
Erasmus (khoảng 1466–1536)
Thomas Murner (1475–1537)
Philipp Melanchthon (1497–1560)
Sebastian Franck (1500–1543)
Andrzej Frycz Modrzewski (1503–1572)
Mikołaj Rej (1505–1569)
Łukasz Górnicki (1527–1603)
Jan Kochanowski (1530–1584)

Triết học
Triết học thời kỳ Phục Hưng từ
bỏ tư tưởng Triết học kinh viện
(tiếng Anh: Scholasticism) được
Kitô giáo hóa và đặc biệt là
hướng về chủ nghĩa duy tâm của
Platon. Tất cả các tác phẩm của
Platon đều được dịch ra tiếng La
tinh. Nhiều triết gia thời Phục
Hưng theo chủ nghĩa Platon mới
(tiếng Anh: Neoplatonism) được phổ
biến bởi Marsilio Ficino và Giovanni
Pico della Mirandola. Một phương
hướng triết học lớn của thời kỳ Phục
Hưng là chủ nghĩa Nhân văn (tiếng
Anh: Humanism).
Đại diện cho tư tưởng nhân văn,
ngoài những triết gia khác, là:
Coluccio Salutati (1331-1406)
Erasmus (1466–1536)
Niccolò Machiavelli (1469–1527)
Thomas Morus (1478–1535)
Âm nhạc
Đầu tiên, trường phái âm
nhạc Hà Lan chiếm lĩnh ưu
thế trong âm nhạc Phục
Hưng, bắt đầu từ giữa thế
kỷ 16 nhiều thúc đẩy cơ bản
đến từ Ý, đặc biệt là các
trường phái soạn nhạc như
Florentine Camerata,
trường phái soạn nhạc
Roma và trường phái soạn
nhạc Venezia.
Một số nhà soạn nhạc thời kỳ Phục
Hưng:
Guillaume Dufay (1400–1474)
Johannes Ockeghem (1425–1497)
Josquin Desprez (1440–1505)
Heinrich Isaac (1450–1517)
Jacob Obrecht (1450–1505)
Paul Hofhaimer (1459–1537)
Mateu Fletxa el Vell (1481-1553)
Ludwig Senfl (1486–1543)
Thomas Tallis (1505–1585)
Hans Neusiedler (1508–1563)
Giovanni da Palestrina (khoảng 1525–1594)
Orlando di Lasso (1532–1594
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đinh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)