Châu âu

Chia sẻ bởi Ngô Uyên | Ngày 27/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: châu âu thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÝ CHÂU ÂU
B�I TH?C H�NH
Tổ 2
KHÁI QUÁT VỀ CHÂU ÂU
Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn. Theo quy ước, nó được coi là một lục địa, trong trường hợp này chỉ là một sự phân biệt thuần về văn hoá hơn là địa lý. Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen, tuy nhiên về phía đông thì hiện không rõ ràng. Tuy nhiên có thể coi dãy núi Ural được coi là vùng đất với địa lý và kiến tạo rõ rệt đánh dấu ranh giới giữa châu Á và châu Âu
Khi được coi là một lục địa thì châu Âu thuộc loại nhỏ thứ hai trên thế giới về diện tích, vào khoảng 10.600.000 km², và chỉ lớn hơn Úc. Xét về dân số thì nó là lục địa xếp thứ ba sau châu Á và châu Phi. Dân số của châu Âu vào năm 2003 ước tính vào khoảng 799.466.000: chiếm vào khoảng một phần tám dân số thế giới.
Vị trí châu âu
Hình ảnh chụp từ vệ tinh
Các vùng châu Âu theo cách chia của Liên Hiệp Quốc :
   Bắc Âu
   Tây Âu
   Đông Âu
   Nam Âu
Nam âu

Nam Âu là một khu vực địa lý thuộc châu Âu. Khái niệm này có thể thay đổi tùy cách nhìn nhận theo lĩnh vực khí hậu (khí hậu Địa Trung Hải), địa lý hay ngôn ngữ - văn hóa.
Nam Âu bao gồm những nước châu Âu bao quanh biển Địa Trung Hải, kể cả Bồ Đào Nha, nước chỉ có bờ biển Đại Tây Dương.
Nam Âu còn được chia nhỏ theo văn hóa:
Nam Tây Âu, theo truyền thống Thiên Chúa Giáo và ngôn ngữ Rôman, tương ứng phần phía Nam của Tây Âu.
Nam Đông Âu, phần phía Nam của Đông Âu, nằm ở điểm giao của các hệ Hy Lạp, Slav, La tinh và các tôn giáo Tin Lành (chính thống), Thiên Chúa Giáo và Đạo Hồi.
ĐÔNG ÂU

Đông Âu hoặc Khối Đông Âu là một khái niệm chính trị xã hội chủ yếu bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh lạnh -là yếu tố chính tạo ra biên giới của nó. Biên giới của nó được củng cố hữu hiệu trong các giai đoạn cuối của Đệ nhị Thế chiến (sau Hội nghị Yalta) và bao trùm tất cả các quốc gia nằm dưới quyền ảnh hưởng và kiểm soát của Liên Xô, liên kết bởi các liên minh -liên minh quân sự (Khối Warszawa) và liên minh kinh tế (khối SEV hay còn gọi là Hội đồng Tương trợ Kinh tế). Vì các quốc gia này theo chế độ cộng sản và nằm ở phía Đông của châu Âu, với ranh giới là dãy Ural và Caucasus nên chúng được được sắp xếp một cách tự nhiên thành các quốc gia Đông Âu.
Tuy nhiên định nghĩa này đã dần lỗi thời sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1988 - 1991, khi mà Đông Đức đã nhập vào trong Tây Đức qua cuộc thống nhất nước Đức, và trở thành một phần của Tây Âu và Khối Đông Âu đã bị tan vỡ và cùng theo với sự tan vỡ này, các liên minh trên tuyên bố tự giải thể.
Theo cách sử dụng và nhận thức thông thường, Đông Âu trước đây (và bây giờ theo quy mô hẹp hơn) khác với Tây Âu vì những dị biệt về văn hoá, chính trị, và kinh tế và biên giới của nó có chút liên quan tới yếu tố địa lý. Dãy núi Ural là biên giới địa lý rõ ràng của Đông Âu, vậy Đông Âu là phía Đông dãy Ural. Tuy nhiên đối với Tây phương, biên giới tôn giáo và văn hóa giữa Đông và Tây Âu có sự nằm chồng lên nhau đáng kể và quan trọng nhất là sự thay đổi bất thường trong lịch sử khiến việc hiểu về nó một cách chính xác gặp phải đôi chút khó khăn .
BẮC ÂU
Bắc Âu (phổ biến) là khu vực phía Bắc châu Âu gồm 5 quốc gia : Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch và Iceland.
Bản đồ khu vực Bắc Âu
Tây âu
Tây Âu là một khái niệm chính trị-xã hội xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để chỉ khu vực của châu Âu, nằm kề các nước thuộc khối Warszawa và Nam Tư về phía tây. Đây là hệ thống chính trị và kinh tế đối lập với Đông Âu, vốn là khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Thuật ngữ này được dùng khi đề cập đến yếu tố kinh tế, chính trị, lịch sử hơn là nói về sự phân cách đất đai cụ thể. Các quốc gia trung lập được xác định theo bản chất bộ máy chính trị.
Ranh giới văn hóa và tôn giáo giữa Tây Âu và Đông Âu xen phủ lẫn nhau, không đơn giản phân định một cách chính xác bởi những biến động lịch sử.
Các quốc gia Tây Âu
Tên gọi Tây Âu thường gắn liền với chế độ dân chủ tự do, chủ nghĩa tư bản và cũng đi đôi với khái niệm Liên minh Châu Âu. Phần lớn các quốc gia trong vùng này có cùng văn hóa phương tây, và nhiều ràng buộc, gắn bó chính trị, kinh tế và lịch sử với các nước Bắc Mĩ, Nam Mĩ và Châu Đại Dương (xem thêm thế giới phương Tây). Nói tổng quát, khu vực này gồm các nước Châu Âu có thu nhập đầu người cao, đó cũng là các nước thuộc Thế giới thứ nhất ở Châu Âu
Nói theo cách khác, Tây Âu là một khu vực của Châu Âu với định nghĩa cụ thể về địa lý là không chặt chẽ, tuy vậy yếu tố khác biệt với Đông Âu về chính trị và văn hóa là rõ ràng hơn. Định nghĩa của Liên hợp quốc xác định Tây Âu gồm chín quốc gia:
- Áo
 Bỉ
 Pháp
 Đức
 Liechtenstein
 Luxembourg
 Monaco
 Hà Lan
 Thụy Sỹ
ĐỊA LÝ VI PHẠM

Về mặt địa lý, châu Âu nằm trong một đại lục rộng hơn là lục địa Âu Á. Ranh giới của lục địa châu Âu với châu Á bắt đầu từ dãy Ural ở Nga phía đông, đến đông nam thì không thống nhất, có thể coi là sông Ural hoặc sông Emba. Từ đó ranh giới này kéo đến biển Caspia, sau đó đến sông Kuma và Manych hoặc dãy Caucasus, rồi kéo đến Biển Đen; eo biển Bosporus, biển Marmara, và eo biển Dardanelles chấm dứt ranh giới với châu Á. Biển Địa Trung Hải ở phía nam phân cách châu Âu với châu Phi. Ranh giới phía tây là Đại Tây Dương, tuy thế Iceland, nằm cách xa hẳn so với điểm gần nhất của châu Âu với châu Phi và châu Á, cũng nằm trong châu Âu. Hiện tại việc xác định trung tâm địa lý châu Âu vẫn còn trong vòng tranh luận.
Trên thực tế, biên giới của châu Âu thông thường được xác định dựa trên các yếu tố chính trị, kinh tế, và văn hóa. Do vậy mà kích thước cũng như số lượng các nước của châu Âu sẽ khác nhau tùy theo định nghĩa.
Hầu hết các nước trong châu Âu là thành viên của Hội đồng châu Âu, ngoại trừ Belarus, và Tòa Thánh (Thành Vatican).
Khái niệm lục địa châu Âu không thống nhất. Vì châu Âu không được bao bọc toàn bộ bởi biển cả nên nhiều người coi nó chỉ là bán đảo của lục địa Âu Á. Trong quá khứ, khái niệm lãnh thổ Kitô giáo được coi là quan trọng hơn cả đối với châu Âu.
Trên thực tế, châu Âu ngày càng được dùng là cách gọi tắt để chỉ Liên minh châu Âu (LMCÂ) và các 25 thành viên hiện tại của nó. Một số nước châu Âu đang xin làm thành viên, số khác dự kiến cũng sẽ tiến hành thương lượng trong tương lai (xem Mở rộng Liên minh châu Âu).
Đặc điểm địa hình
Về mặt địa hình, châu Âu là một nhóm các bán đảo kết nối với nhau. Hai bán đảo lớn nhất là châu Âu "lục địa" và bán đảo Scandinavia ở phía bắc, cách nhau bởi Biển Baltic. Ba bán đảo nhỏ hơn là (Iberia, Ý và bán đảo Balkan) trải từ phía nam lục địa tới Địa Trung Hải, biển tách châu Âu với châu Phi. Về phía đông, châu Âu lục địa trải rộng trông như miệng phễu tới tận biên giới với châu Á là dãy Ural.
Bề mặt địa hình trong châu Âu khác nhau rất nhiều ngay trong một phạm vi tương đối nhỏ. Các khu vực phía nam địa hình chủ yếu là đồi núi, trong khi về phía bắc thì địa thế thấp dần từ các dãy Alps, Pyrene và Karpati, qua các vùng đồi, rồi đến các đồng bằng rộng, thấp phía bắc, và khá rộng phía đông. Vùng đất thấp rộng lớn này được gọi là Đồng bằng Lớn Âu Châu, và tâm của nó nằm tại Đồng bằng Bắc Đức. Một vùng đất cao hình vòng cung nằm ở biên giới biển phía tây bắc, bắt đầu từ quần đảo Anh phía tây và dọc theo trục cắt fjord có nhiều núi của Na Uy.
Mô tả này đã được giản lược hóa. Các tiểu vùng như Iberia và Ý có tính chất phức tạp riêng như chính châu Âu lục địa, nơi mà địa hình có nhiều cao nguyên, thung lũng sông và các lưu vực đã làm cho miêu tả địa hình chung phức tạp hơn. Iceland và quần đảo Anh là các trường hợp đặc biệt. Iceland là một vùng đất riêng ở vùng biển phía bắc được coi như nằm trong châu Âu, trong khi quần đảo Anh là vùng đất cao từng nối với lục địa cho đến khi địa hình đáy biển biến đổi đã tách chúng ra.
Do địa hình châu Âu có thể có một số tổng quát hóa nhất định nên cũng không ngạc nhiên lắm khi biết là trong lịch sử, vùng đất này là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc tách biệt trên các vùng đất tách biệt mà ít có pha trộn.
Hệ sinh thái
Thực vật
Có mặt bên cạnh những người làm nông nghiệp hàng nghìn năm nay, động vật cũng như thực vât của châu Âu bị các hoạt động của con người ảnh hưởng mạnh. Ngoại trừ Scandinavia và bắc Nga, thì chỉ còn vài vùng trong châu Âu hầu như còn nguyên tình trạng hoang dã, không kể các vườn động thực vật nhân tạo.
Thảm thực vật chủ yếu ở châu Âu là rừng. Điều kiện ở châu Âu rất thuận lợi cho rừng phát triển. Về phía bắc, Hải lưu Gulf Stream và Hải lưu Bắc Đại Tây Dương sưởi ấm lục địa này. Nam Âu thì có khí hậu ấm và ôn hòa. Vùng này thường có mưa rào mùa hè. Các dãy núi cũng ảnh hưởng tới các điều kiện phát triển sinh vật. Một số dãy (Alps, Pyrene) có hướng đông-tây nên tạo điều kiện cho gió mang một lượng nước rất lớn từ biển vào trong đất liền. Các dãy khác thì hướng nam-bắc (các dãy Scandinavia, Dinarides, Karpati, Apennin) và vì mưa chỉ đổ chủ yếu phía bên sườn núi hướng ra biển nên rừng rất phát triển về phía này, trong khi phía bên kia thì điều kiện kém thuận lợi hơn. Một số nơi trong châu Âu lục địa ít có thú nuôi trong một vài giai đoạn, và việc phá rừng cho sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái động và thực vật nguyên thủy.
Khoảng 80 đến 90 phần trăm châu Âu đã từng được bao phủ bởi rừng. Rừng trải từ Địa Trung Hải đến tận Biển Bắc Cực. Mặc dù hơn nửa số rừng nguyên sơ của châu Âu biến mất qua hàng thế kỷ thực dân hóa, châu Âu vẫn còn một phần tư số rừng của thế giới - rừng vân sam (spruce) của Scandinavia, rừng thông bạt ngàn ở Nga, rừng nhiệt đới ẩm (rainforest) của Caucasus và rừng sồi bần (cork oak) trong vùng Địa Trung Hải. Trong thời gian gần đây, việc phá rừng đã bị hạn chế rất nhiều và việc tái trồng rừng ngày càng nhiều. Tuy thế, trong hầu hết các trường hợp người ta thích trồng cây họ thông hơn là loại các cây rụng lá sớm nguyên thủy vì thông mọc nhanh hơn.
Các trang trại và đồn điền chăn nuôi thiên về một loài trên một diện tích rộng lớn đã không tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật khác nhau trong rừng châu Âu sinh trưởng. Lượng rừng nguyên sinh ở Tây Âu chỉ còn chừng hai đến ba phần trăm tổng số rừng (nếu tính cả Nga thì sẽ là năm đến mười phần trăm). Nước có tỉ lệ rừng bao phủ thấp nhất là Ireland (tám phần trăm), trong khi nước có nhiều rừng bao phủ nhất là Phần Lan (72 %).

Trong châu Âu "lục địa", rừng cây rụng lá sớm (deciduous) chiếm ưu thế. Các loài quan trọng nhất là sồi beech, bulô (birch) và sồi. Về phía bắc, nơi rừng taiga sinh sôi, loài cây phổ biến nhất là bulô. Trong vùng Địa Trung Hải, người ta trồng nhiều cây olive là loại đặc biệt thích hợp với khí hậu khô cằn ở đây. Một loài phổ biến tại Nam Âu là cây bách. Rừng thông chiếm ưu thế ở các vùng cao hay khi lên phía bắc trong Nga và Scandinavia, và nhường lối cho tundra khi đến gần Bắc Cực. Vùng Địa Trung Hải với khí hậu bán khô cằn thì có nhiều rừng rậm. Một dải lưỡi hẹp đông-tây của thảo nguyên Âu Á, trải dài về phía đông tại Ukraina và về phía nam tại Nga và kết thúc ở Hungary và đi qua rừng taiga ở phía bắc.
Việc đóng băng trong thời kỳ Băng hà gần đây nhất và sự hiện diện của con người đã ảnh hưởng tới sự phân bố của hệ động vật châu Âu. Về động vật thì trong nhiều khu vực của châu Âu, đa phần các loài động vật lớn và các loài thú ăn thịt hàng đầu đã bị săn tới tuyệt chủng. Loài voi mamut có lông và bò rừng châu Âu (aurochs) đã tuyệt chủng trước cuối thời kỳ Đá Mới. Ngày nay chó sói (ăn thịt) và gấu (ăn tạp) đang bị đe dọa tuyệt chủng. Có thời những loài này có mặt trên khắp châu Âu. Tuy nhiên, việc phá rừng đã khiến các loài này mất dần. Vào thời Trung Cổ thì môi trường sống của các loài gấu chỉ còn trong các vùng đồi núi khó đến với rừng rậm bao phủ. Ngày nay, gấu nâu sống chủ yếu trong bán đảo Balkans, ở Bắc Âu và Nga; một số nhỏ cũng còn ở một số nước châu Âu (Áo, Pyrene, v.v.), tuy thế tại những nơi này số lượng gấu nâu bị phân tán và cho ra rìa vì môi trường sống của chúng bị phá hoại. Ở cực bắc châu Âu, có thể thấy gấu bắc cực. Chó sói là loài phổ biến thứ hai ở châu Âu sau gấu nâu cũng được tìm thấy chủ yếu tại Đông Âu và vùng Balkans.
Các loài ăn thịt quan trọng ở châu Âu là mèo rừng Âu Á (Eurasian lynx), mèo hoang châu Âu, cáo (đặc biệt là cáo đỏ), chó rừng (jackal) và các loài chồn marten, nhím Âu, các loại rắn (rắn viper, rắn cỏ...), các loài chim (cú, diều hâu và các loài chim săn mồi).
Các loài ăn cỏ quan trọng ở châu Âu là ốc sên, các loài lưỡng cư, cá, các loại chim, các loại động vật có vú, như các loài gặm nhấm, hươu, hoẵng (roe deer), lợn rừng, cũng như con marmot, dê rừng vùng Alps (steinbock), sơn dương (chamois) là những loài sống trong núi.
Động vật biển cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ động thực vật châu Âu. Thực vật biển chủ yếu là tảo đơn bào trôi nổi (phytoplankton). Các loài động vật quan trọng sống trong môi trường biển châu Âu là giáp xác trôi nổi (zooplankton), động vật thân mềm (molluscs), động vật da gai (echinoderms), các loài tôm, mực ống và bạch tuộc, các loại cá, cá heo, và cá mập.
Một số loài sống trong hang như proteus và dơi.
CON NGƯỜI



Đa số người châu Âu định cư ở đây trước hoặc trong thời kỳ Băng hà cuối cùng cách đây kh. 10.000 năm. Người Neanderthal và người hiện đại sống chung với nhau ít vào một giai đoạn nào đó của thời kỳ này. Việc xây dựng các con đường La Mã đã pha trộn các giống người châu Âu bản địa
Khi sang thế kỷ 20, số dân châu Âu là hơn 600 triệu người, nhưng hiện nay số dân đang vào giai đoạn giảm dần vì các nhân tố xã hội khác nhau.
CÁC VÙNG NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ TRONG CHÂU ÂU
Sự phân chia thành các vùng văn hóa và ngôn ngữ trong châu Âu ít mang tính chủ quan hơn là phân chia về mặt địa lý vì nó thể hiện mối liên hệ về văn hóa của con người ở đây. Có thể chia ra làm ba nhóm chính là:
Châu Âu gốc German
Châu Âu gốc German là nơi sử dụng các ngôn ngữ German. Khu vực này gần như tương ứng với tây-bắc châu Âu và một số phần của Trung Âu. Tôn giáo chính trong khu vực này là đạo Tin Lành, mặc dù cũng có một số nước trong đó đa phần dân chúng theo đạo Thiên chúa (đặc biệt là Áo). Khu vực này bao gồm các nước: Vương quốc Anh, Iceland, Đức, Áo, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Luxemburg, Liechtenstein, quần đảo Faroe, vùng Thụy Sỹ nói tiếng Đức, vùng Vlaanderen thuộc Bỉ, vùng nói tiếng Thụy Điển thuộc Phần Lan, khu tự trị của Phần Lan, và vùng Nam Tyrol thuộc Ý.
Châu Âu gốc Latinh
Châu Âu gốc Latinh là nơi nói các thứ tiếng Rôman. Khu vực này gần như tương ứng với tây-nam châu Âu, ngoại trừ Romania và Moldova nằm ở Đông Âu. Đa phần khu vực này theo Công giáo, ngoài trừ Romania và Moldova. Khu vực này bao gồm các nước: Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Romania, Moldova, vùng Bỉ nói tiếng Pháp và vùng Thụy Sỹ nói tiếng Pháp, cũng như vùng Thụy Sỹ nói tiếng Ý và tiếng Romansh

Châu Âu gốc Slav
Châu Âu gốc Slav là nơi nói các thứ tiếng Slav. Khu vực này gần như tương ứng với Trung và Đông Âu. Tôn giáo chính là Cơ Đốc Chính thống giáo và Công giáo, và cả Hồi giáo. Khu vực này gồm các nước: Ukraina, Ba Lan, Nga, Belarus, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Bosna và Hercegovina, Croatia, Serbia và Montenegro, Cộng hòa Macedonia của Nam Tư cũ, Bulgaria.
Ngoài các phân loại trên
Các nước gốc Celt: Scotland, Wales, Bắc Ireland, Cornwall (nằm trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland); đảo Man (phụ thuộc Vương miện Anh); Ireland; Bretagne (nằm trong Pháp). Đây là các nước và vùng đã hoặc đang nói các thứ tiếng Celt, đồng thời có chung một văn hóa ở góc độ nào đó (xem Phong trào toàn Celt). Galicia (Tây Ban Nha) (nằm trong Tây Ban Nha) cũng được một số người coi là một vùng Celt, nơi mà ngôn ngữ gốc Celt của họ đã biến mất cách đây vài trăm năm.
Hy Lạp, nước duy nhất của "châu Âu gốc Hy Lạp" (cũng có thể tính cả cộng đồng Hy Lạp tại Kypros). Đây là nước có thể xếp vào các nước Latinh do liên hệ địa lý và văn hóa với khu vực Địa Trung Hải, hoặc xếp vào nhóm Chính thống giáo Slav của châu Âu vì đa phần người dân theo Chính thống giáo.
Ibero-Caucasus, một nhóm bao gồm các sắc dân thiểu số trong khắp vùng Caucasus (cả bắc và nam). Nhóm ngôn ngữ Ibero-Caucasus không thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nhóm này bao gồm các sắc dân người Gruzia, Abkhaz, Chechen, Balkar và một số các sắc dân nhỏ khác trong vùng Caucasus.
Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng một thứ tiếng không thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, và gần như một nước Hồi giáo, không giống như các nước trong châu Âu theo các nhánh khác nhau của đạo Cơ Đốc.
Hungary nói tiếng Magyar, một ngôn ngữ có liên hệ với tiếng Phần Lan và tiếng Estonia. Do vị trí địa lý của nó, Hungary được xếp vào các nước Trung và Đông Âu.
Phần Lan và Estonia mặc dù có ngôn ngữ liên hệ với tiếng Hungary (tuy không chặt), nhưng lại được xếp vào các nước Bắc Âu (liên hệ còn xa hơn nhiều).
KINH TẾ CHÂU ÂU
Kinh tế châu Âu là nền kinh tế của hơn 710 triệu người sống trong 48 quốc gia khác nhau ở châu Âu. Giống như các lục địa khác, tài sản của các quốc gia châu Âu không đều nhau, mặc dù theo GDP và điều kiện sống, số người nghèo nhất vẫn có mức sống cao hơn nhiều so với những người nghèo ở các lục địa khác. Sự khác nhau về tài sản của các quốc gia có thể nhìn thấy rõ nét giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. Trong khi các quốc gia Tây Âu có GDP và mức sống cao, nhiều nền kinh tế Đông Âu vẫn bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng của Liên Xô và Yugoslavia trước đây. Thuật ngữ châu Âu ở đây không chỉ các nước ở chỉ ở châu Âu mà còn tính cho một số nước mặc dù về mặt địa lý thuộc châu Á, hoặc một phần thuộc châu Á, nhưng tính chất địa chính trị và kinh tế, văn hóa thuộc châu Âu như Azerbaijan và Cyprus...
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức, có GDP danh nghĩa đứng thứ 3 toàn cầu, và đứng thứ 5 nếu tính theo sức mua tương đương; nền kinh tế đứng thứ 2 là Vương quốc Anh, xếp thứ 5 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và xếp thứ 6 theo sức mua tương đương. Liên minh châu Âu, giống như một quốc gia riêng rẽ, có nền kinh tế lớn nhất thế giới (theo xác định của IMF và WB - 2005) hoặc đứng thứ 2 trên thế giới (theo CIA World Factbook - 2006)-- xem Danh sách quốc gia theo GDP (PPP).
KINH TẾ CHÂU ÂU
(SỐ LIỆU NĂM 2002)
THỜI HOÀNG KIM CỦA KINH TẾ CHÂU ÂU
Với mức tăng trưởng GDP đạt 2,6% trong quý vừa qua, 25 quốc gia châu Âu đã vượt qua Mỹ và Nhật Bản về tốc độ phát triển kinh tế. Điều này khiến các chuyên gia lạc quan hơn cho các dự báo về tương lai.
Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu thì Lithuania, thành viên mới của châu lục, có tốc độ tăng GDP cao nhất, 8,6%. Kế đó là Thụy Điển 5%, Tây Ban Nha 3,6%. Nền kinh tế lớn nhất châu lục, Đức, đạt mức tăng khiêm tốn 0,9% nhưng lại là con số cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) với 12 thành viên đạt mức tăng trưởng 2,4%, so với con số 2% của quý đầu năm.
Trước kết quả này, cơ quan thống kê châu Âu dự báo tăng trưởng quý 3 sẽ đạt 0,7% thay vì 0,5% như dự báo trước đây.
So với mức tăng trưởng 2,2% của quý đầu năm, thông tin mới được Ủy ban châu Âu cập nhật này là một dấu hiệu tốt lành cho khu vực. Điều này còn có ý nghĩa hơn khi 3 tháng vừa qua, Mỹ và Nhật Bản chỉ đạt các mức tăng trưởng tương ứng 0,6% và 0,2%.
KINH TẾ CHÂU ÂU ĐANG SUY GIẢM
Kinh tế châu Âu suy giảm mạnh  
Kinh tế Đức bị ảnh hưởng mạnh vì suy thoái toàn cầu
Kinh tế Đức giảm 2,1% trong quý tư năm 2008 so với quý trước đó, và đây là tăng trưởng theo quý tồi tệ nhất tại Đức kể từ năm 1990.
Các nước khác trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone), gồm 16 nước, cũng chứng kiến kinh tế suy giảm.
Số liệu của EU cho biết nền kinh tế toàn khối eurozone sụt 1.5% trong quý tư, và 1.2% trong cả năm.
Các số liệu cho biết kinh tế Pháp sụt giảm 1,2% trong cùng quý.
Các công ty đã cắt đầu tư trong khi xuất khẩu giảm, làm gia tăng áp lực lên ngân hàng trung ương châu Âu là phải cắt giảm lãi suất.
Các công ty châu Âu bị thiệt hại nặng bao gồm Air-France KLM, hôm thứ Sáu cũng thông báo thua lỗ trong quý ba, và Michelin cho biết lợi nhuận cả năm giảm đi khi cuộc khủng hoảng trong ngành xe hơi toàn cầu gây tác động xấu tới công ty sản xuất bánh xe này.
Kinh tế u ám
Kinh tế suy giảm thể hiện tác động rõ nhất ở Đức. Đây là đợt sụt giảm mạnh nhất kể từ khi nước Đức thống nhất vào năm 1990.
Theo số liệu từ cục Thống kê liên bang, đợt sụt giảm 2,1% vào quý tư cũng là đợt sụt giảm trong ba quý liên tục tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu, và nó trầm trọng hơn mức 1,8% mà giới phân tích đã dự kiến.
Nếu tính theo năm thì kinh tế Đức giảm 1,6%.
Rất nhiều người tỏ ra bi quan về triển vọng trong năm 2009.
Juergen Michels, một kinh tế gia từ tập đoàn Citigroup, nói: “Điều này cho thấy mọi thứ suy giảm mạnh vào cuối năm ngoái. Có thể chúng tôi sẽ còn đi xuống vào quý một và quý hai năm nay”.
“Những số liệu này cho thấy chúng tôi đang trong tình hình rất nghiêm trọng - nghiêm trọng nhất kể từ thế chiến thứ hai”.
Trong khi đó, Carsten Brzeski từ tập đoàn ING nhận xét tình hình tại Đức “khó có thể tồi tệ hơn”.
Ông cho biết “sản xuất công nghiệp tại Đức đang hụt hơi, với các công ty chỉ làm cầm chừng. Nhu cầu từ nước ngoài đã giảm trong những tháng gần đây”.
Tháng trước, chính phủ Đức dự báo rằng nền kinh tế sẽ sụt giảm 2,25% trong năm nay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Uyên
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)