Chất khoáng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Trúc Linh | Ngày 23/10/2018 | 76

Chia sẻ tài liệu: Chất khoáng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Sinh hoá TDTT_ V.V.Mensicop,NL Volcop_NXB TDTT 1997
2. Giáo trình sinh hoá TDTT trường ĐHSP TDTT Hà Tây_NXB TDTT 2005
3. Sinh hoá học TDTT_ trường ĐHSPTPHCM-NXB TDTT 2003
4. Sinh hoá thể thao_N.N.Iakoplep_NXB TDTT 1981
5. Hoá sinh học ( tập 1 và tập 2)_trường ĐH Y Khoa Hà Nội, bộ môn Hoá Sinh-NXB Y Học
6. Giáo trình sinh hoá cơ bản_trường ĐHKHTN TPHCM_ 2004
Bài 2 : Chất khoáng
1. Các nguyên tố cấu tạo
Các nguyên tố hoá học chiếm đến 99% trong thành phần hoá học của cơ thể :
C, H, O, N, S, P, Cl, Ca, Mg, K, Na.
Các nguyên tố chiếm một lượng rất ít nhưng có tầm quan trọng sinh học rất lớn:
F, Br, I, As, Si, Mn, Al, Fe, Cu, Zn. . .
a. Những nguyên tố cấu tạo chính
Là những nguyên tố gắn với thành phần cấu tạo của mọi tế bào và mọi phần tử của tế bào sống
=> là nền tảng cơ bản của vật chất sống.
C, H, O, N, S, P
b. Những nguyên tố cấu tạo chủ yếu
Là những nguyên tố chỉ khu trú đặc biệt trong một số mô và đóng vai trò là nguyên tố cấu tạo chủ yếu đối với mô đó
=> có vai trò tạo hình
Ca, Mg, P cấu tạo xương
Sữa - sản phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao, dễ hấp thu
Chứa Magie
Chứa Photpho
b. Những nguyên tố cấu tạo chủ yếu
Cl, Na, K tan trong dịch tế bào, giữ vững áp suất thẩm thấu, đảm bảo hình dạng mô mềm.
F là nguyên tố cấu tạo quan trọng trong men răng

Flouride là hợp chất khoáng giúp men răng thêm bền chắc, giảm sinh acid của các vi khuẩn trên mảng bám răng, phòng ngừa sâu răng và làm răng trắng bóng.
Các loại nước uống có chứa cola phá hủy men răng cao gấp 10 lần so với các loại nước trái cây ép chỉ trong vòng 3 phút đầu tiên sau khi uống.
c. Những nguyên tố cấu tạo vi lượng
Là những nguyên tố có hàm lượng < 0,015% thân trọng
Fe tham gia cấu tạo hemoglobin, sắc tố hô hấp của động vật
Hemoglobin
c. Những nguyên tố cấu tạo vi lượng
Cu có trong enzym oxi hoá khử
Zn có trong enzym khử H2O từ H2CO3
Mn có trong enzym thuỷ phân arginin và enzym thuỷ phân peptit.
I có vai trò sinh lí quan trọng trong chức năng tuyến giáp.


Iốt có trong 100 g thực phẩm
Muối iốt: 555 mcg.
Rau dền: 50 mcg.
Nước mắm: 950 mcg.
Rau cải xoong: 45 mcg.
Cá thu: 45 mcg.
Nấm mỡ: 18 mcg.
Cá trích: 52 mcg.
Khoai tây: 4,5 mcg.
Bầu dục: 36,7 mcg.
Súp lơ: 12 mcg.
2. Các dạng hợp chất vô cơ(ch?t khoáng)
Hợp chất vô cơ chiếm khoảng 10% thân trọng, nằm trong thành phần tế bào và mô dưới nhiều dạng
Dạng rắn, kết tinh, không ion hoá


Xương và bó cơ đùi của một vận động viên bơi lội.
Dạng hoà tan trong dịch hoặc môi trường tế bào
Các dịch khác nhau của cơ thể chứa các muối vô cơ dạng hoà tan có thành phần :
Anion : Cl-, HCO3-, H2PO4-, HPO42-, SO42-
Cation : Na+(huyết tương), K+(mô), Ca 2+, Mg2+
Dạng ion hoá tham gia vào các quá trình sinh lí
Các bó cơ ở ngực và cánh tay của một thanh niên.
Dạng kết hợp với các hợp chất hữu cơ
2. Vai trò của ch?t khoáng trong cơ thể
Là thành phần cấu tạo của tế bào, mô
Tham gia vào các quá trình chuyển hoá của cơ thể

Duy trì áp suất thẩm thấu (nhờ có mặt muối vô cơ trong các dịch sinh vật)

Duy trì pH cần thiết cho cơ thể sống( muối vô cơ tạo với nước các hệ đệm của mô và dịch sinh vật, ví dụ như NaHCO3 )

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Trúc Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)