Chất độc da cam & Dioxin
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 23/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: Chất độc da cam & Dioxin thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chất độc
màu da cam
và Dioxin
1. Chất độc màu da cam là gì?
Chất độc màu da cam là tên gọi thông dụng của một loại thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá (hay còn gọi là hóa chất khai hoang) được dùng trong quân đội với mục đích phá hủy lớp thảm thực vật trong vùng khí hậu nhiệt đới như Đông Nam Á nhằm hạn chế diện tích ẩn nấp của kẻ thù.
Tên gọi “da cam” xuất phát do màu da cam đánh dấu các thùng chứa chất độc (Agent Orange ) mà QĐ Mỹ đã dùng ở Việt Nam.
Tương tự, ngoài chất độc màu da cam được biết đến nhiều nhất, còn có các loại thuốc diệt cỏ khác như “chất màu tím” (Agent Purple) ,“chất màu trắng”(Agent White), “chất màu hồng” (Agent Pink)., “chất màu xanh”(Agent Blue) và “chất màu lục” đã được sử dụng với cùng mục đích.
Thành phần hóa học
65% các thuốc diệt cỏ có chứa 2,4,5-T (trichlorophenoxyacetic acid) với hàm lượng khác nhau TCDD. Trong đó, chất độc màu da cam là hỗn hợp tỉ lệ 50:50 của các hợp chất hóa học 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid) và 2,4,5-T Chất độc màu da cam được tổng hợp vào khoảng những năm 1940, song đến những năm đầu 1960 nó được áp dụng trong quân đội bằng các cuộc thử nghiệm đáng sợ.
Cấu tạo 3D của Nhóm Dioxin
2. Dioxin là gì?
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường. Trong đó, thành phần độc nhất là TCDD (2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin). Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây truyền tẩy trắng trong sản xuất giấy.
Công thức hóa học của Nhóm Dioxin
Quá trình sử dụng chất độc
Dioxin và furan là các hóa chất độc nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Trong bản báo cáo draft của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn.
Ngoài chiến tranh ở Việt Nam, dioxin trong chất độc màu da cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Italia), Vịnh Thời gian (Missouri, USA), và kênh đào Tình Yêu (Niagara, USA), ...
Vỏ bọc của “chiến tranh diệt cỏ”
Ban đầu quân đội Mỹ dự kiến chỉ trang bị và huấn luyện cho lực lượng không quân Việt Nam cộng hòa (VNAF) tiến hành “chiến tranh diệt cỏ” (tạm dịch từ herbicidal warfare) với mục tiêu:
1. Phát quang vùng rừng biên giới Lào - Campuchia - Bắc Việt Nam để loại bỏ “vỏ bọc” bảo vệ quân MTDTGP.
2. Phát quang một phần vùng đồng bằng Mekong (vùng D) được coi là khu vực mà quân du kích MTDTGP có nhiều căn cứ.
3. Phát quang các vùng trồng sắn được coi là nguồn lương thực của du kích.
4. Phát quang các vùng rừng đước được coi là nơi du kích ẩn náu.
Bằng chứng thuyết phục nhất là các công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của các nhà khoa học Mỹ và quốc tế, đặc biệt là lệnh cấm sử dụng chất khai quang có chất 2, 4, 5-T của chính giới chức Mỹ - nơi khởi nguồn phát minh, sản xuất và tổ chức sử dụng loại hóa chất độc ác này trong chiến tranh Việt Nam.
Việc xác định chất khai quang có di hại đến con người và môi trường ở miền Nam Việt Nam là không thể chối cãi.
3.Tác hại của dioxin đối với cơ thể người và động vật
2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư).
Tháng 1/ 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã ghi dioxin vào nhóm “các chất gây ung thư cho người”.
Không có liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư.
Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư
Philippin đưa chất diệt cỏ da cam đi tiêu hủy
Cơ chế tác hại của chất da cam
Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn.
Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,… Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào.
Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA.
Nan nhân của chất da cam
Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục nam, nữ, sinh con quái thái hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ) ..v.v
Đánh giá mức độc hại
Theo WHO 2002: mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10pg đương lượng độc (TEQ)/ ngày).
Nhưng trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức (Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép
Xoa dịu “Nỗi đau da cam”
VN đã lấy ngày 10/8 làm ngày lên tiếng ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
10/8/2011 đã có nhều hoạt động về Xã hội; NST góp thêm tiếng nói đòi lại công lý cho người bị ảnh hưởng bởi CĐDC.
NST Phạm Huy Hoạt 10/8/2011
màu da cam
và Dioxin
1. Chất độc màu da cam là gì?
Chất độc màu da cam là tên gọi thông dụng của một loại thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá (hay còn gọi là hóa chất khai hoang) được dùng trong quân đội với mục đích phá hủy lớp thảm thực vật trong vùng khí hậu nhiệt đới như Đông Nam Á nhằm hạn chế diện tích ẩn nấp của kẻ thù.
Tên gọi “da cam” xuất phát do màu da cam đánh dấu các thùng chứa chất độc (Agent Orange ) mà QĐ Mỹ đã dùng ở Việt Nam.
Tương tự, ngoài chất độc màu da cam được biết đến nhiều nhất, còn có các loại thuốc diệt cỏ khác như “chất màu tím” (Agent Purple) ,“chất màu trắng”(Agent White), “chất màu hồng” (Agent Pink)., “chất màu xanh”(Agent Blue) và “chất màu lục” đã được sử dụng với cùng mục đích.
Thành phần hóa học
65% các thuốc diệt cỏ có chứa 2,4,5-T (trichlorophenoxyacetic acid) với hàm lượng khác nhau TCDD. Trong đó, chất độc màu da cam là hỗn hợp tỉ lệ 50:50 của các hợp chất hóa học 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid) và 2,4,5-T Chất độc màu da cam được tổng hợp vào khoảng những năm 1940, song đến những năm đầu 1960 nó được áp dụng trong quân đội bằng các cuộc thử nghiệm đáng sợ.
Cấu tạo 3D của Nhóm Dioxin
2. Dioxin là gì?
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường. Trong đó, thành phần độc nhất là TCDD (2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin). Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây truyền tẩy trắng trong sản xuất giấy.
Công thức hóa học của Nhóm Dioxin
Quá trình sử dụng chất độc
Dioxin và furan là các hóa chất độc nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Trong bản báo cáo draft của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn.
Ngoài chiến tranh ở Việt Nam, dioxin trong chất độc màu da cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Italia), Vịnh Thời gian (Missouri, USA), và kênh đào Tình Yêu (Niagara, USA), ...
Vỏ bọc của “chiến tranh diệt cỏ”
Ban đầu quân đội Mỹ dự kiến chỉ trang bị và huấn luyện cho lực lượng không quân Việt Nam cộng hòa (VNAF) tiến hành “chiến tranh diệt cỏ” (tạm dịch từ herbicidal warfare) với mục tiêu:
1. Phát quang vùng rừng biên giới Lào - Campuchia - Bắc Việt Nam để loại bỏ “vỏ bọc” bảo vệ quân MTDTGP.
2. Phát quang một phần vùng đồng bằng Mekong (vùng D) được coi là khu vực mà quân du kích MTDTGP có nhiều căn cứ.
3. Phát quang các vùng trồng sắn được coi là nguồn lương thực của du kích.
4. Phát quang các vùng rừng đước được coi là nơi du kích ẩn náu.
Bằng chứng thuyết phục nhất là các công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của các nhà khoa học Mỹ và quốc tế, đặc biệt là lệnh cấm sử dụng chất khai quang có chất 2, 4, 5-T của chính giới chức Mỹ - nơi khởi nguồn phát minh, sản xuất và tổ chức sử dụng loại hóa chất độc ác này trong chiến tranh Việt Nam.
Việc xác định chất khai quang có di hại đến con người và môi trường ở miền Nam Việt Nam là không thể chối cãi.
3.Tác hại của dioxin đối với cơ thể người và động vật
2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư).
Tháng 1/ 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã ghi dioxin vào nhóm “các chất gây ung thư cho người”.
Không có liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư.
Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư
Philippin đưa chất diệt cỏ da cam đi tiêu hủy
Cơ chế tác hại của chất da cam
Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn.
Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,… Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào.
Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA.
Nan nhân của chất da cam
Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục nam, nữ, sinh con quái thái hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ) ..v.v
Đánh giá mức độc hại
Theo WHO 2002: mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10pg đương lượng độc (TEQ)/ ngày).
Nhưng trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức (Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép
Xoa dịu “Nỗi đau da cam”
VN đã lấy ngày 10/8 làm ngày lên tiếng ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
10/8/2011 đã có nhều hoạt động về Xã hội; NST góp thêm tiếng nói đòi lại công lý cho người bị ảnh hưởng bởi CĐDC.
NST Phạm Huy Hoạt 10/8/2011
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)