Chàng SV và dưa hấu
Chia sẻ bởi Phan Ut |
Ngày 23/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: chàng SV và dưa hấu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chàng sinh viên và dưa hấu hình... kim tự tháp [12/02/2006 - Sinh học Việt Nam]
Đinh Trần Nguyễn là con trai kỹ sư nông nghiệp Đinh Công Mười và tiến sĩ Trần Thị Ba. Anh là sinh viên năm 2 khoa trồng trọt Trường ĐH Cần Thơ. Tết Bính Tuất, Nguyễn đã cho ra đời loại dưa hấu hình vuông và hình kim tự tháp, tạo đột phá trong ngành trồng dưa hấu chưng tết và xuất khẩu.
Đây là một loại trái cây mới được sản xuất tại Nhật Bản, giá bán đến 80 USD/quả; còn ở VN loại dưa hấu mới này của Nguyễn có giá 500.000 đồng/cặp.
Đinh Trần Nguyễn bên
luống dưa hấu vuông
Ý tưởng về quả dưa hấu hình vuông
Năm 2004, chương trình tivi giới thiệu về trái dưa hấu vuông tại Nhật. Nghe nhiều người bàn luận, tôi đã lưu ý đến đề tài này. Sau đó, lang thang trên mạng của Trường ĐH Cần Thơ, tôi bất ngờ gặp diễn đàn “Trái dưa hấu vuông” vào ngày 13-12-2004! Người khơi mào cho diễn đàn này là thầy hiệu phó Đỗ Văn Xê, với nhiều thầy cô trong và ngoài nước tham gia. Có người bảo đó là sản phẩm của công nghệ chuyển gen.
Thầy Dương Minh (khoa Nông nghiệp và công nghệ sinh học) lại quả quyết: người Nhật đã ép khuôn! Có người bảo nếu quả thật có trái dưa hấu vuông, dù đắt đến mấy cũng mua về nhà để chưng tết.
May mắn thay, sau tết, khoảng tháng 3-2005, Trường ĐH Cần Thơ thông báo có kinh phí hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Dường như may mắn sắp đến, tôi mạnh dạn đăng ký đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tạo trái dưa hấu vuông và hình kim tự tháp (quả núi) phục vụ chưng tết”.
Ở VN, chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố về việc sản xuất ra quả dưa hấu vuông, cũng chưa nghe nói nghệ nhân nào tạo được nó. Chỉ có người chạm khắc trên quả dưa để chưng trong ba ngày tết.
Từ đó, tôi bắt đầu lên mạng Internet để truy cập tất cả những gì liên quan đến trái dưa hấu vuông trên toàn thế giới. Nhưng chỉ tìm thấy vài hình ảnh trái dưa hấu vuông và giá bán 80 USD/quả tại Nhật. Tuyệt đối không có thông tin kỹ thuật nào về nó.
Tôi đem chuyện này nói với ba mẹ và được cổ vũ rất nhiệt tình. Và tôi đã mạnh dạn bắt tay thử nghiệm trong vụ dưa hấu tết 2005. Rất tiếc, chuyện này đã không thành công. Mấy triệu đồng bố mẹ dành cho để làm thí nghiệm cũng... đi đứt! Trong 30 quả khởi điểm, chỉ có thể thu hoạch được bốn và kích thước nhỏ xíu, dưới 14cm mỗi cạnh.
Chưa biết có được duyệt hay không nhưng tôi vẫn tiếp tục thử nghiệm với nhiều cách khác nhau, với quyết tâm cao. Đến tháng 7-2005, nhà trường công bố tôi được trợ cấp 5 triệu đồng dành cho nghiên cứu. Tôi lao đi mua
vật liệu tạo khuôn, tìm nông dân để hợp tác, theo dõi hằng ngày sự phát triển của quả dưa để đưa nó vào khuôn cho thích hợp...
Kết quả
Tết Bính Tuất, tôi sản xuất được 14 trái trong số 50 trái khởi đầu. Vấn đề kỹ thuật không hề đơn giản do hiệu ứng phụ phát sinh lúc quả dưa hấu bị đưa vào... “xà lim”!
Điều này lý giải vì sao quả dưa sản xuất tại Nhật Bản giá bán đến 80 USD. Tôi mang ra chợ Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ bán vào những ngày giáp tết. Một cặp dưa bán được với giá 500.000 đồng mà vẫn có người mua. Cặp cuối cùng, có người sẵn sàng trả đến 650.000 đồng, nhưng tôi không dám bán vì sợ... tuyệt giống!
Theo hợp đồng nghiên cứu với Trường ĐH Cần Thơ, đến tháng 7-2006 tôi sẽ chuyển giao toàn bộ qui trình sản xuất. Hi vọng đến lúc đó tôi sẽ cải tiến được qui trình để cho năng suất cao hơn và có thể phổ biến đại trà được.
Tuổi Trẻ Online
Quay laïi muïc luïc
Đinh Trần Nguyễn là con trai kỹ sư nông nghiệp Đinh Công Mười và tiến sĩ Trần Thị Ba. Anh là sinh viên năm 2 khoa trồng trọt Trường ĐH Cần Thơ. Tết Bính Tuất, Nguyễn đã cho ra đời loại dưa hấu hình vuông và hình kim tự tháp, tạo đột phá trong ngành trồng dưa hấu chưng tết và xuất khẩu.
Đây là một loại trái cây mới được sản xuất tại Nhật Bản, giá bán đến 80 USD/quả; còn ở VN loại dưa hấu mới này của Nguyễn có giá 500.000 đồng/cặp.
Đinh Trần Nguyễn bên
luống dưa hấu vuông
Ý tưởng về quả dưa hấu hình vuông
Năm 2004, chương trình tivi giới thiệu về trái dưa hấu vuông tại Nhật. Nghe nhiều người bàn luận, tôi đã lưu ý đến đề tài này. Sau đó, lang thang trên mạng của Trường ĐH Cần Thơ, tôi bất ngờ gặp diễn đàn “Trái dưa hấu vuông” vào ngày 13-12-2004! Người khơi mào cho diễn đàn này là thầy hiệu phó Đỗ Văn Xê, với nhiều thầy cô trong và ngoài nước tham gia. Có người bảo đó là sản phẩm của công nghệ chuyển gen.
Thầy Dương Minh (khoa Nông nghiệp và công nghệ sinh học) lại quả quyết: người Nhật đã ép khuôn! Có người bảo nếu quả thật có trái dưa hấu vuông, dù đắt đến mấy cũng mua về nhà để chưng tết.
May mắn thay, sau tết, khoảng tháng 3-2005, Trường ĐH Cần Thơ thông báo có kinh phí hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Dường như may mắn sắp đến, tôi mạnh dạn đăng ký đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tạo trái dưa hấu vuông và hình kim tự tháp (quả núi) phục vụ chưng tết”.
Ở VN, chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố về việc sản xuất ra quả dưa hấu vuông, cũng chưa nghe nói nghệ nhân nào tạo được nó. Chỉ có người chạm khắc trên quả dưa để chưng trong ba ngày tết.
Từ đó, tôi bắt đầu lên mạng Internet để truy cập tất cả những gì liên quan đến trái dưa hấu vuông trên toàn thế giới. Nhưng chỉ tìm thấy vài hình ảnh trái dưa hấu vuông và giá bán 80 USD/quả tại Nhật. Tuyệt đối không có thông tin kỹ thuật nào về nó.
Tôi đem chuyện này nói với ba mẹ và được cổ vũ rất nhiệt tình. Và tôi đã mạnh dạn bắt tay thử nghiệm trong vụ dưa hấu tết 2005. Rất tiếc, chuyện này đã không thành công. Mấy triệu đồng bố mẹ dành cho để làm thí nghiệm cũng... đi đứt! Trong 30 quả khởi điểm, chỉ có thể thu hoạch được bốn và kích thước nhỏ xíu, dưới 14cm mỗi cạnh.
Chưa biết có được duyệt hay không nhưng tôi vẫn tiếp tục thử nghiệm với nhiều cách khác nhau, với quyết tâm cao. Đến tháng 7-2005, nhà trường công bố tôi được trợ cấp 5 triệu đồng dành cho nghiên cứu. Tôi lao đi mua
vật liệu tạo khuôn, tìm nông dân để hợp tác, theo dõi hằng ngày sự phát triển của quả dưa để đưa nó vào khuôn cho thích hợp...
Kết quả
Tết Bính Tuất, tôi sản xuất được 14 trái trong số 50 trái khởi đầu. Vấn đề kỹ thuật không hề đơn giản do hiệu ứng phụ phát sinh lúc quả dưa hấu bị đưa vào... “xà lim”!
Điều này lý giải vì sao quả dưa sản xuất tại Nhật Bản giá bán đến 80 USD. Tôi mang ra chợ Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ bán vào những ngày giáp tết. Một cặp dưa bán được với giá 500.000 đồng mà vẫn có người mua. Cặp cuối cùng, có người sẵn sàng trả đến 650.000 đồng, nhưng tôi không dám bán vì sợ... tuyệt giống!
Theo hợp đồng nghiên cứu với Trường ĐH Cần Thơ, đến tháng 7-2006 tôi sẽ chuyển giao toàn bộ qui trình sản xuất. Hi vọng đến lúc đó tôi sẽ cải tiến được qui trình để cho năng suất cao hơn và có thể phổ biến đại trà được.
Tuổi Trẻ Online
Quay laïi muïc luïc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Ut
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)