Chăn nuôi lợn

Chia sẻ bởi lê thị thu hiếu | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Chăn nuôi lợn thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN!
BÀI 2: LỢN NÁI HẬU BỊ
1. giới thiệu về lợn nái hậu bị
- Heo nái hậu bị là những heo cái được chọn làm giống kể từ sau cai sữa cho tới lúc phối giống làn đầu, thông thường heo có độ tuổi từ 2 đến 8 tháng tuổi). Đây là bước khởi đầu của nghề nuôi heo nái vì vậy nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đàn nái và hiệu quả kinh tế chăn nuôi sau này.

-Lợn nái hậu bị là lợn nái từ sau khi cai sữa được chọn giữ lại nuôi với mục đích làm giống.
-Thời gian nuôi hậu bị được tính từ khi giữ lại nuôi ( thường từ 60 ngày tuổi) cho đến khi phôi giống lần đầu tiên có kết quả( có chửa).
-Thời gian nuôi hậu bị dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng, sự thành thục về sinh dục và thể vóc của giống.
2. Kĩ thuật nuôi lợn nái hậu bị
-Đối với các giống lợn nội thời gian nuôi hậu bị thường
6 tháng (2-8 tháng tuổi), lợn ngoại thường 8 tháng tuổi
( 2-10 tháng tuổi).
- Chuẩn bị ô chuồng nuôi và máng ăn, vòi uống cho nái hậu bị.
- Nái hậu bị được nuôi nhốt theo ô ( nhưng không quá 20ô/ con). Bình quân 1m2/ con. Mỗi lô có đủ máng ăn, vòi uống cho 20 con (trường hợp sử dụng máng xi măng hoặc máng sành, chiều dài mỗi máng cho một con phải đạt tối thiểu 25 cm, rộng 30 cm, cao 20 cm).
- Nếu sử dụng máng ăn bán tự động, chiều dài mỗi máng ít nhất có 3 ngăn ô, mỗi ngăn dài 30 cm, thùng chứa có khối lượng tối thiểu là 50kg, tối đa là 80kg. Có vòi uống tự động, nước uống phải sạch, mát (lượng nước cung cấp 7 lít/ngày). Cần theo dõi hai chỉ tiêu về tăng trọng và độ dày mỡ lưng để phục vụ cho chọn giống.
Các mô hình trại nuôi lợn hậu bị
3. Chọn lọc lợn nái hậu bị
- Chọn lọc thông qua tổ tiên (chọn lọc theo hệ phả): là căn cứ vào ông bà, bố mẹ của cá thể đó để đánh giá và chọn lọc nó.
- Chọn lọc qua tổ tiên căn cứ vào 3 chỉ tiêu:
Chọn lọc thông qua tổ tiên:
+ ngoại hình thể chất: lý lịch rõ ràng, ngoại hình đẹp, tầm vóc lớn
+ sinh trưởng phát dục: phát dục và trưởng thành sớm, có tốc độ nhiều
+ sức sản xuất: thành tích sản xuất ổn định và tăng dần qua các thế hệ.
- Chọn lọc qua bản thân: là thông qua bản thân con vật mà chọn lọc để giữ lại giống. Đây là khâu quan trọng nhất vì bản thân con vật đang trực tiếp sản xuất.
Chọn lọc qua bản thân:
- Chọn lọc qua 2 chỉ tiêu:
+ Ngoại hình thể chất
+ Sinh trưởng phát dục
Ngoại hình thể chất
Lông và da: Lông thưa, bóng mượt. Da mỏng và có màu hồng.
Đầu và cổ: Đầu to vừa phải, trán rộng, mắt lanh. Cổ dài và chắc chắn.
Vai và ngực: Vai nở đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Đầu và vai liên kết tốt
Ngoại hình thể chất
Lưng sườn và bụng: Lưng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, bụng tròn, không xệ (heo ngoại). Lưng và bụng kết hợp chắc chắn
Mông và đùi sau: mông dài vừa phải, rộng. Đùi sau đầy đặn, ít nhăn. Mông và đùi sau kết hợp tốt. Khấu đuôi to, luôn ve vẩy
Ngoại hình thể chất
Bốn chân: Bốn chân chắc chắn. Khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân sau rộng vừa phải. Móng không toè. Đi đứng tự nhiên, không đi bàn
 Móng chân: Móng chân thẳng
Ngoại hình thể chất
 Vú và bộ phận sinh dục: Có 12 vú trở lên. Khoảng cách giữa hai hàng vú gần nhau
 Khoảng cách giữa các núm vú: Vú có khoảng cách đều, không có vú kẹ (vú đĩa). Các núm vú nổi rõ và cách đều nhau. Khoảng cách giữa 2 hàng vú đều, không quá xa hay quá gần
Ngoại hình thể chất
Âm hộ: Âm hộ không bị khuyết tật
Sinh trưởng phát dục
- Chọn những con có trọng lượng cai sữa lớn. Lợn nội lúc 2 tháng tuổi có trọng lượng 8 – 10kg, lợn lai: 12 – 14kg, lợn ngoại: 14 – 16kg.
- Sau đó tiến hành cân khối lượng qua các tuổi để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển. Những cá thể có khả năng tăng trọng kém, sinh trưởng phát dục chậm sẽ bị loại thải.
- Từ tháng thứ 6 trở đi kết hợp cân khối lượng và chiều đo dài thân để tiến hành chọn lọc hay loại thải
4. đặc điểm sinh lý của lợn nái hậu bị
- Lợn nái hậu bị đang ở giai đoạn sinh trưởng phát triển. Cùng với quá trình phát triển của cơ thể thì các bộ phận trong cơ quan sinh dục của lớn cái cũng phát triển về cả trọng lượng lẫn kích thước.
- Lợn nội thường xuất hiện động dục lần đầu tiên vào lúc 3 – 4 tháng tuổi, lợn ngoại lúc 6 – 8 tháng tuổi.
- Lợn nái hậu bị phát triển đến một giai đoạn nhất định thì thành thục về tính, khi lợn thành thục về tính thì có biểu hiện động dục.
- Chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày, có thể dao động từ 16 – 21 ngày. Đối với lợn cái hậu bị, ở chu kì đầu tiên số lượng tế bào trứng rụng ít và kích thước của nó nhỏ, triệu chứng động dục không rõ ràng.
- Khoảng 15 - 16 ngày sau xuất hiện động dục trở lại, ở chu kỳ này triệu chứng động dục của lợn biểu hiên rõ ràng hơn, số tế bào trứng rụng nhiều hơn và kích thước lớn hơn. Các chu kỳ sau thì ổn định và đi vào qui luật.
- Triệu chứng động dục: khi lợn nái động dục, có nhiều biểu hiên không yên tĩnh, lợn kêu la, bỏ ăn, phá chuồng, nhảy lên lưng con khác hoặc cho con khác nhảy lên lưng nó. Âm hộ sưng to, xung huyết màu đỏ sau đó chuyển sang màu đỏ tím, âm đạo chảy dịch nhầy trong suốt, đôi khi mép âm đạo xuất hện dịch nhầy đặc, đỏ tái, vùng thắt âm đạo mở hoàn toàn, tử cung co bóp mạnh, nếu sờ tay vào lưng, 2 bên hông thì lợn đứng yên, lưng cong, đuôi võng lên ở tư thế chờ giao phối lúc này gọi là lúc lợn mê ì. Lúc này tế bào trứng rụng
(thời điểm 24 - 36 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng động dục đầu tiên).
- Tốc độ sinh trưởng của các cơ quan bộ phận của lợn nái hậu bị tăng dần theo tuổi, hàm lượng nước giảm, vật chất khô tăng.

- Do đó phải có chế độ nuôi dưỡng tốt đáp ứng nhu cầu sinh trưởng.

- Mặt khác phải đảm bảo lợn không quá béo hoặc quá gầy, vì quá béo sẽ dẫn đến lợn nân sổi, còn quá gầy sẽ dẫn đến lợn không có động dục, không đảm bảo trọng lượng phối giống.
5. Nuôi dưỡng lợn nái hậu bị
- Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.
Tuổi thành thục: là tuổi mà heo có đầy đủ biểu hiện về động dục, nếu được phối giống thì sẽ thụ thai và đẻ con. Heo thành thục về tính có biểu hiện:
- Giai đoạn 1: Heo thay đổi tính tình, kém ăn hoặc bỏ ăn, kêu rít, phá chuồng, âm hộ sưng mọng đỏ tươi, sờ vào lưng chưa chịu đứng im. Heo nái rạ khi động dục âm hộ có thể không sưng, chỉ có ửng hồng và cũng có nước nhờn trong.
6. phối giống
– Giai đoạn 2: Heo mê ì, lấy tay ấn lên lưng, hông heo đứng yên, âm hộ giảm sưng có nếp nhăn, màu sẫm hay màu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục, giai đoạn này phối giống đạt kết quả tốt.
– Giai đoạn 3: Các triệu chứng trên giảm dần. Heo hết chịu đực, đuôi cụp không cho đực phối và ăn uống trở lại bình thường.
Kỹ thuật phối
– Phối vào buổi sáng sớm, lúc mát mẻ, yên tĩnh, thao tác đúng kỹ thuật (nếu gieo tinh nhân tạo)
– Phối 2 lần để nâng tỷ lệ thụ thai.
– Sau khi phối xong phải ghi chép đầy đủ.
XIN CHÂN THÀNH
CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê thị thu hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)