Chan nuoi

Chia sẻ bởi Ngyuen Huu Ri | Ngày 18/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: chan nuoi thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO:
DI TRUYỀN HỌC
NHÓM II - LỚP 07CSM
DANH SÁCH NHÓM:
Trương Thị Hiền Lương
Phan Thị Như Ý
Lê Thị Ái Phước
Dương Hồng Thủy
Lê Thị Thu Trang
Mai Thị Tố Nga
Phan Bá Hiển
Trương Văn Thắng
BỐ CỤC BÁO CÁO:
Mở đầu
Nội dung.
1. Xác định giới tính do kiểu gen.
2. Xác định giới tính do môi trường.
3. Ứng dụng.
C. Kết luận.
CƠ CHẾ QUY ĐỊNH GIỚI TÍNH Ở SINH VẬT
Do sự phân ly các cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh gọi là cơ chế xác định giới tính
Cơ chế tự nhiên trong đó 1 cá thể của loài phân tính thành con đực hoặc cái hay lưỡng tính được gọi là sự xác định giới tính

XÁC ĐỊNH GiỚI TÍNH DO KiỂU GEN
(Genotypic sex determination = GSH)



Các thể đực dị giao tử
Giới tính do sự cân bằng di truyền
Đơn bội – lưỡng bội
Các thể cái dị giao tử
1/ Cá thể đực dị giao tử.
(kiểu XX-XY và XX-XO)
a/ Hệ thống xác định giới tính XX-XY gặp ở nhiều loài gồm người, các động vật có vú khác.
_Ở các sinh vật này, các NST thường giống nhau ở các cá thể đực và cái nhưng con đực có cặp NST giới tính XY giới tính dị giao tử, còn con cái có cặp NST giới tính XX giới tính đồng giao tử.

Bộ NST ở người
_NST Y có chứa gen xác định giới tính đực. Ngày nay người ta biết rõ rằng đó chính là nhân tố xác định tinh hoàn nằm trên vai ngắn NST Y, gọi là vùng xác định giới tính của Y, gen SRY (Theo Sinclair và cộng sự, 1990). Người mắc hội chứng Turner (45,X) đều là nữ. Người mắc bệnh hội chứng Klinefelter (47,XXY; 48.XXXY) đều là nam dù họ chứa nhiều hơn một NST X.
Bộ NST của người mắc bệnh Turner
Người mắc hội chứng Klinefelter (47,XXY; 48, XXXY) đều là nam dù họ chứa nhiều hơn 1 chiếc NST X.

Cơ chế gây hội chứng Klinefelter
Biểu hiện của hội chứng Klinefelter:
Các biểu hiện của hội chứng Klinefelter và hội chứng Turner
Do sự phân ly NST trong quá trình giảm phân, mỗi giao tử chỉ có một NST giới tính và một bộ đơn bội NST thường. Tất cả tế bào trứng chỉ chứa một NST X, còn trong tế bào tinh trùng chỉ có một nữa mang NST X và một nữa mang NST Y.
Ở giai đoạn phôi sớm, sự có mặt của NST Y làm cho tuyến sinh dục chưa biệt hóa phát triển nhanh chóng hơn để thành tinh hoàn.
Gen SRY nằm trên NST Y đã được phân lập chịu trách nhiệm chuyển cái thành đực ở giai đoạn phôi.
NGUYÊN NHÂN:
b/ Hệ thống xác định giới tính XX-XO: thường gặp ở cào cào, châu chấu và một số loại côn trùng.
_Con cái chứa 2 NST XX
_Con đực chứa 1 NST X gọi là XO.
(a) Các nhiễm sắc thể X và Y ở động vật có vú, đại diện là người. (b) Cơ chế xác định giới tính ở người. (c) Nhiễm sắc thể Y của người với gene SRY nằm kề vùng giả nhiễm sắc thể thường ở đầu mút của vai ngắn.
a
c
b

Thường gặp ở chim, một số loài cá và một số loại côn trùng
Con cái có giới tính dị giao tử (ZW)
Con đực có giới tính đồng giao tử (ZZ)
Nguyên nhân: tương tự như ở hệ thống XX-XY nhưng đối với hệ thống này, ở chim, giới cái là ZW, sự có mặt của NST W cảm ứng sự phát triển buồng trứng từ tuyến sinh dục chưa biệt hóa.
2/ Cá thể cái dị giao tử: (kiểu ZZ-ZW)
Đơn bội – Lưỡng bội:
Kiểu xác định giới tính này không có NST giới tính, đặc trưng cho các côn trùng bộ Hymenoptera gồm các loài ong và kiến.
Sự xác định giới tính của loài liên quan đến bộ NST đơn bội hay lưỡng bội.
Các cá thể cái phát triển từ trứng được thụ tinh nên có bộ NST lưỡng bội. Các cá thể đực phát triển từ trứng không được thụ tinh nên có bộ NST đơn bội.
Ví dụ: Con ong đực phát triển trinh sinh từ trứng không thụ tinh và có bộ NST đơn bội. Số lượng cá thể của đàn và thức ăn cho ấu trùng sẽ xác định con cái trở thành ong thợ bất thụ hay ong chúa chuyên sinh sản. Tỷ lệ giới tính của đàn ong do ong chúa xác định. Ong thợ chỉ thụ tinh 1 lần trong cả đời. Phần lớn trứng được thụ tinh trở thành ong thợ, một số trứng không được thụ tinh trở thành ong đực.

Ngoài ra, cơ chế xác định giới tính này còn phụ thuộc vào 1 gen đa alen. Nếu gen này là dị hợp tử ong cái. Ong đực đơn bội không thể là dị hợp tử vì mỗi gen chỉ có 1 bản sao. Nội phối qua nhiều thế hệ sẽ cho mức đồng hợp tử cao và những dòng ong đực lưỡng bội thuần chủng cao ra đời.

Giới tính do sự cân bằng di truyền:
Ở ruồi giấm, NST Y rất quan trọng trong sự hữu thụ của ruồi đực nhưng nó không có vai trò trong xác định giới tính vì không có gen trên NST Y cần thiết để phát triển tinh trùng có khả năng thụ tinh
Các nhân tố xác định tính đực của ruồi giấm nằm trên tất cả các NST thường trong trạng thái đối trọng với các nhân tố xác định tính cái trên NST X.
Quy ước A: đại diện cho bộ NST đơn bội thường. Nếu bộ đơn bội của NST thường mang các nhân tố xác định tính đực có giá trị bằng 1 thì tương ứng mỗi NST X mang các nhân tố xác định tính cái có giá trị bằng 1 ½.
Ở con đực bình thường (AAXY) , tỉ lệ các nhân tố xác định tính đực: cái là 2:1 ½ sự cân bằng lệch về đực.
Ở ruồi cái bình thường (AAXX) có tỉ lệ là 2:3 cân bằng lệch về tính cái.
Một số trường hợp bất thường xác định giả thuyết cân bằng di truyền nêu trên :ruồi XXY là cái, còn XO là đực.
Tỷ lệ X/A và các kiểu hình giới tính của ruồi giấm D.melanogaster
Điểm khác biệt : những con ruồi không bình thường được gọi là lưỡng tính. Đó là kết quả của sự không phân ly NST ở các tế bào soma. Nếu kết quả đó làm thay đổi số lượng NST X trong tế bào thì tỉ lệ X:A sẽ thay đổi và ảnh hưởng đến giới tính của tế bào (giới tính được xác định riêng ở mỗi tế bào ở ruồi giấm). Nếu tế bào đó tiếp tục phân chia, nó sẽ sinh ra dòng tế bào, và phụ thuộc vào vị trí của các tế bào trong cơ thể mà chúng có thể biệt hóa tạo ra cấu trúc có giới tính ngược với giới tinh các thành phần khác của cơ thể. Nếu mất NST X ở lần phân chia đầu tiên của hợp tử có thể sinh ra những con ruồi có 1 nửa cơ thể là đực, 1 nửa là cái.
XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH DO MÔI TRƯỜNG
(Environmental sex determination = ESD)
Đại diện: Bonellia viridis – 1 loại ấu trùng giun biển
Các con cái trưởng thành bám vào các mỏm đá ở đại dương. Cơ thể con cái dài hơn 10 cm, con đực rất bé khoảng 1 – 3 mm sống kí sinh bên trong con cái.
Sự xác định giới tính xảy ra khi các ấu trùng được thụ tinh trong 1 giá thể và biến thái. Những ấu trùng được thụ tinh sống tự do, phát triển thành con cái, trong khi các ấu trùng chui vào trong con cái trưởng thành thì trở thành con đực.

Một số trường hơp khác như trứng cá sấu Châu Mỹ (Alligator) được đưa vào nhiệt độ cao nở ra hầu hết con đực, còn nếu ở nhiệt độ thấp thì cho ra hầu hết con cái. Đối với rùa thì ngược lại.
Ngoài ra giới tính của 1 số loài cá chịu ảnh hưởng của ưu thế sống thành đàn, còn 1 số loài thực vật lại cho giới tính khác nhau tùy thuộc vào độ dài ngày hoặc các nhân tố khác ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của chúng.
Trứng Rùa ở nhiệt độ dưới 280 C sẽ nỡ thành con đực, trên 320 C nỡ thành con cái.
do hormom, nhiệt độ, ánh sáng
Những con cá biển đầu xanh nhỏ tuổi sống trong các rặng san hô có thể thay đổi giới tính tuỳ theo bầy đàn mà chúng chung sống.
"Rõ ràng ảnh hưởng xã hội quan trọng với cá biển
đầu xanh khi chúng quyết định trở thành đực hay cái
từ khi còn nhỏ", Philip Munday, tại Trung tâm nghiên
cứu rặng san hô tại Đại học James Cook ở Australia,
cho biết.

Loài cá đã phát triển một cấu trúc giới tính linh hoạt để gia tăng cơ hội sinh sản của chúng. Ban đầu chúng chỉ là những ấu trùng không có giới tính xác định, khi phát triển chúng sẽ trở thành con đực hay con cái.

Những con non sẽ dễ chuyển thành cái hơn khi chỉ có một ít con khác trong khu vực bởi chúng sẽ có cơ hội giao phối nhiều hơn. Còn nếu có nhiều con cá cái trong cộng đồng, chúng sẽ chuyển sang thành đực.
"Điều này cho thấy giới tính không hề được xác định trước như ở động vật có vú và chim", Munday giải thích.

Ngoài ra, một số con cá có thể chuyển đổi giới tính cho dù đã lớn, phụ thuộc vào môi trường sinh sản.
"Khi cá chuyển từ con cái trưởng thành sang con đực trưởng thành, cuộc thay đổi rất khốc liệt. Chúng sẽ trông hoàn toàn khác, bộ phận sinh dục thay đổi, hành vi thay đổi và toàn bộ cuộc sống cũng đổi khác", Munday nói.
M.T. (theo AFP)
Các kiểu xác định giới tính khác nhau do môi trường (ESD)


Loài Cơ chế Các giới tính
Rùa (Turtles) Nhiệt độ Ấm: cái Lạnh: đực
Cá sấu (Alligators) Nhiệt độ Lạnh: cái Ấm: đực
Meloidogyne incognita Mật độ quần thể Phân tán: cái Tập trung: đực

Bonellia viridis Sự có mặt con cái Có: đực Không: cái
Tóm lại, ở các loài sinh sản hữu tính giao phối, nói chung tỷ lệ đực/cái trên quy mô quần thể-loài là xấp xỉ 1:1, và có thể giải thích bằng cơ chế phân ly của các nhiễm sắc thể giới tính về các giao tử trong quá trình giảm phân và sự kết hợp ngẫu nhiên của chúng trong thụ tinh.
Xác định giới tính ở Lợn bằng kỷ thuật PCR
Xác định nhanh giới tính ở phôi bò 7 ngày tuổi
Xác định lại giới tính đối với những người lưỡng tính
3/ Ứng dụng:
KẾT LUẬN
Tính đực cái được quy định bởi cặp NST giới tính.
Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài,
Người ta ứng dụng di truyền vào ĩnh vực sản xuất, chăn nuôi...
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngyuen Huu Ri
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)