Chân dung nhà giáo trong thơ Việt Nam hiện đại
Chia sẻ bởi Phan Thị Oanh |
Ngày 21/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Chân dung nhà giáo trong thơ Việt Nam hiện đại thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Nam
C
ó lẽ không một ngành nào có liên quan đến toàn xã hội như ngành giáo dục, bởi từ lúc trẻ cho đến lúc già, người ít, người nhiều ai cũng phải qua các trường học. Nếu như aị đó có số phận "hẩm hiu" không được tới trường thì thế nào cũng có con em họ được cắp sách tới lớp. Cho nên thời nào cũng thế, người thầy giáo có một vị trí xã hội quan trọng và một vị trí tình cảm đẹp đẽ trong lòng người. "Tôn sư trọng đạo", đó là đạo lý, là truyền thống của dân tộc ta.
Chân dung nhà giáo Việt Nam qua các thời đại có những sắc nét riêng. Thời phong kiến là hình ảnh ông Đồ Nho nâng niu sách thánh hiền, truyền dạy đạo đời nhân nghĩa cho mỗi môn sinh. Thời thuộc Pháp là ông giáo Tây học, dù dạy chữ Tây vẫn đau đáu nỗi lo giữ quốc hồn, quốc túy cho dân tộc. Sau Cách mạng Tháng Tám là ông giáo làng, tận tâm cho việc mở mang dân trí, rồi thầy giáo là chiến sĩ, nghệ sĩ, nhà khoa học... góp phần làm rạng danh đất nước.
Nếu phác họa chân dung nhà giáo qua mỗi thời đại, qua từng con người, sẽ có dáng vẻ khác nhau, nhưng nét chung đậm màu vẫn là: độ lượng nhân từ, cần mẫn vì đạo học, luôn tự vấn mình để vươn tới thanh cao. Trong "ngữ ảnh Thơ" Việt Nam hiện đại, đã phần nào làm sáng lên được những dáng vẻ tốt đẹp này.
"Tấm lòng như biển mênh mông "
Thơ viết về nhà giáo cũng như viết về người thân thường ít có sự vũ điệu ngôn từ như thơ viết về hoa lá trăng sao, mà lại rất thật và giản dị như chính cuộc đời và công việc của nhà giáo. Bài thơ "Thầy" của Thái Dương Liễu viết về cái tâm của nhà giáo là một minh chứng:
Một đời chẳng quản công lênh Tấm lòng như biển mông mênh: lòng thầy Thủy chung bao chuyến đò đầy Âm thầm gieo hạt trồng cây cho đời
Đó là tâm đức của cả một đời dạy học. Tâm đức đó được thể hiện thường trực qua từng buổi học, giờ học, khoảnh khắc dạy học. Nhà thơ Vũ Đình Minh trong bài thơ "Ý nghĩ ngày mưa" đã lưu lại cho chúng ta những khoảnh khắc thật ấn tượng. Và rồi Trước những khó nhọc của học trò, anh biết trách nhiệm của người thầy rất nặng nề:
Trống đánh bảy giờ vào lớp lúc đang mưa Tôi lên lớp áo em nào cũng ướt Mái tóc lấm dở từng trang vở học Tôi biết tôi không thể nói những lời thừa.
Đâu phải lúc nào cũng tựa cửa đợi học trò, mà có khi phải dắt trò đến lớp. Tác giả Thanh Thản trong bài "Mái trường đồng chiêm" đã cho chúng ta hiểu thêm về những tình huống khác, rất phổ biến ở vùng đồng chiêm:
Ngập nước bao quãng đường đi Thầy trò dắt nhau tới lớp Có em trượt chân ngã ướt Suốt giờ mắt kính rưng rưng
Ngày thi thấp thỏm lo âu, đêm bồn chồn nghe từng giọt mưa, tiếng gió, tác giả Trương Hữu Thiêm đã nói được một tâm trạng rất chung cho nhà giáo, khi đất nước còn khó khăn, lớp học còn chống chênh lạnh gió:
Khuya nằm nghe gió bấc rít ngoài hiên Thấp thỏm lo ngày mai lớp nhiều chỗ trống
Ai đó đã nói: "Tình thương có hai bàn tay, một bàn tay vỗ nỗi đau, một bàn tay xóa nguồn gốc nỗi đau đó". Tình thương của thầy cô giáo là như thế, thương là vỗ về che chở cho học sinh, thương còn là nhen nhóm lửa lòng, lửa đời, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hãy lắng nghe cô giáo Trần Thị Mỹ Hạnh nói về điều này trong bài thơ "Mặt trời":
Lớp học nhà hầm bàn ghế thiếu, Ngỡ ngàng chuột nhấm gót em thơ... Vẫn nhen cuộc sống từ lòng đất Vẫn tiếng gà vui gáy sáng trời
Và đặc biệt tình thương là nghiêm khắc, là ngăn trò trượt dốc. Ai đó đã có một lần coi thi mới hiểu được lòng nhà giáo phải phân tâm: dễ dãi hay nghiêm khắc? Cô giáo Vũ Kim Loan trong bài "Viết sau giờ coi thi" day dứt trước một học sinh không làm được bài phải quay cóp:
Đừng nhìn thế em ơi Tôi thành người khác mất Nếu chỉ toàn lắp ghép Đời em rồi ra sao?
"Cứ thế đến trường cứ thế chuốt hồn trong"
Trên cánh đồng giáo dục, nhà giáo đâu chỉ lao trí lao tâm mà có cả sự lao lực, có khác chăng nhà nông lấm láp vì bùn đất, người thợ lấm lem dầu mỡ, thì nhà giáo lấm láp vì bụi phấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thị Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)