CHÂN DUNG CÁC TÁC GIẢ VHVN_N VĂN 8

Chia sẻ bởi Trần Minh Châu | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: CHÂN DUNG CÁC TÁC GIẢ VHVN_N VĂN 8 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Thanh Tịnh
1.Thân thế & sự nghiệp
Thanh Tịnh sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại làng Dương Nỗ, ngoại ô Huế. mÊt n¨m -1988 tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh). Các bút danh khác của ông: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau1945). Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957) và là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tác phẩm của Thanh Tịnh :
]Trước 1945
Hận chiến trường (thơ, 1936)
Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
Chị và em (truyện ngắn, 1942)
Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)
Xuân và Sinh (truyện ngắn, 1944)
Sau 1945
Sức mồ hôi (thơ và ca dao, 1954)
Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973)
Thơ ca (thơ, 1980)
Thanh Tịnh đời và văn (1996).
[
Nguyên hồng
1. .Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh  ở Nam Định. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.
1. Các tác phẩm chọn lọc
Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938 )
Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941);
Những ngày thơ ấu (hồi ký, 1940);
Trời xanh (thơ, 1960)
Sóng gầm (tiểu thuyết, 196l);
Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1963);
Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, 1963);
Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 197l);
Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, 1972),
Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, 1976);
Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978);
Thù nhà nợ nước. (tập I, trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế , 1981);
Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, tập II, 1993 );
Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập Tập I: 1983, Tập II: 1984, Tập III: 1985).

Ngô tất tố
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh  là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Tác phẩm
Tắt đèn (tiểu thuyết, báo Việt nữ, 1937), (Mai Lĩnh xuất bản, 1939)
Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, báo Thời vụ, 1939-1944), (Mai Lĩnh xuất bản, 1952)
Tập án cái đình (Phóng sự,1939)
Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940-1941), (Mai Lĩnh xuất bản, 1941)
Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, báo Đông Pháp, 1942)
Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (kịch bản chèo, 1951).
Đóng góp (kịch, 1951)
Kinh dịch (chú giải, 1953)
Ngô Tất Tố và tác phẩm (tuyển tập, 2 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1971, 1976)
Ngô Tất Tố - Toàn tập (5 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1996)
Ngô Tất Tố - Toàn tập, bộ mới (dự kiến 30 tập, Nhà xuất bản Hội nhà văn - Công ty văn hóa Phương Nam, 2005)


Phan bội châu
Phan Bội Châu (1867 – 1940), tên thật là Phan Văn San , tự là Hải Thu, bút hiệu là Sào Nam. Quª: làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. ..Ông là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.

                                                                  
- T¸c phÈm chÝnh 
.Việt Nam vong quốc sử
Việt Nam Quốc sử khảo (1909)
Ngục Trung Thư (1913)
Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (19??)
Việt Nam vong quốc sử (1905)
Hải ngoại huyết thư (1906)
.Phan Bội Châu Toàn Tập (19??)
.Trùng Quang Tâm Sử (19??)
Phan châu trinh
Phan Châu Trinh còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mã , tự là Tử Cán. người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
Cac t¸c phÈm chÝnh
-Hợp quần doanh sinh thuyết quốc âm tự (1907)
-Tây Hồ thi tập (tập hợp thơ làm trong nhiều năm)
-Trung Kỳ dân biến tụng oan thủy mạt ký (1911)
-Santé thi tập (gồm hơn 200 bài thơ, soạn trong tù tại Pháp, 1915)
-Giai nhân kỳ ngộ diễn ca (hồm hơn 7.000 câu thơ lục bát, soạn 1912-1913)
-Tỉnh quốc hồn ca I, II (phần I, làm khi ở Việt Nam (1907),
Thế lữ
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

. Thế Lữ đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000
Tế hanh
Tế Hanh tên thật là Trần Phố (Trần Tế Hanh), quê ở , xã Bình Dương huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông là Trần Tất Tố. [1] Thuở nhỏ học trường làng, trường huyện sau ra học tại trường Quốc học Huế. Ông sáng tác thơ từ sớm và đã đứng trong phong trào Thơ mới. Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà nẵng, là Ủy viên giáo dục trong Uỷ ban lâm thời thành phố Đà nẵng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Năm 1947, ông làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung bộ, năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách liên đoàn văn hoá kháng chiến Nam Trung bộ ủy viên thường vụ chi hội Văn nghệ Liên khu V. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Ủy viên thường vụ Hội khoá I, II, ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào 16/07/2009
Lý công uẩn
Lý Thái Tổ tên húy là Lý Công Uẩn ( 974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố,[1] các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và thành này được đổi tên thành Thăng Long
Trần quốc tuấn
Trần Hưng Đạo là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột [3], và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông [4]. Nguyên quán ông ở xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình).
Ông là người có “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, và nhờ “được những người tài giỏi đến giảng dạy” mà ông sớm trở thành người “đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ” [5].
Nguyễn trãi
Nguyễn Trãi (1380–19/9/1442), hiệu là Ức Trai , quê ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán.
Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.
Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam.
Nguyễn thiếp
Nguyễn Thiếp (chữ Hán: 阮浹;[1] 25 tháng 8 năm Quý Mão 1723-1804), tên hiệu phổ biến là La Sơn phu tử, húy là Minh, tự là Quang Thiếp, là một danh sĩ đời Hậu Lê và Tây Sơn. Ông quê làng Mật Thôn, xã Nguyệt Úc hay Nguyệt Áo (tục gọi là Nguyệt Ao), tổng Lai Thạch, huyện La Sơn. Tổng La Thạch sau này lại thuộc về huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)