CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CHO HỌC SINH

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Chung | Ngày 27/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CHO HỌC SINH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

chăm sóc sưc khoẻ
răng miệng Học sinh tại trường học
TS Đào Thị Dung
Bệnh viện Việt Nam Cu Ba Hà Nội
chương trình nha học đường

đặt vấn đề
Bệnh răng miệng là bệnh rất phổ biến
Để điều trị và phục hồi chức năng ăn nhai thẩm mỹ rất tốn kém cho cá nhân và xã hội cả về kinh phí và thời gian.
Trước đây các nước chỉ tập trung vào điều trị và phục hồi răng mất nên chi phí rất lớn.
Bệnh răng miệng có thể phòng được, không phức tạp, không đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao, chi phí thấp.
Phòng bệnh RM từ lứa tuổi HS là chiến lựơc khả thi nhất, được quan tâm và triển khai ở hầu hết các nước trên thế giới.


ở Việt Nam CT NHĐ được triển khai từ những năm 80. Nhưng Hiệu quả của CTNHĐ chưa cao năm 2001 vẫn còn trên 90% dân số mắc bệnh RM
Do tỷ lệ bệnh răng miệng cao nên khó đáp ứng được nhu cầu điều trị của cộng đồng vì đòi hỏi có đủ màng lưới phòng khám răng với trang thiết bị đắt tiền và đội ngũ bác sỹ răng đông đảo. Ngoài ra còn tốn cả về kinh phí cá nhân và thời gian của bệnh nhân và thầy thuốc
Vì vậy phòng bệnh RM là nhiệm vụ trọng tâm của ngành RHM mà phòng bệnh răng miệng tại trường học rất cần thiết và dễ thực hiện
Công tác nha học đường
Nha học đường là những hoạt động về chăm sóc và phòng bệnh răng miệng cho học sinh tại trường học nhằm từng bước tăng cường sức khoẻ răng miệng, hạ thấp tỷ lệ bệnh răng miệng cho học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung.



Thông tư liên Bộ
Y tế - Giáo dục và Đào tạo

Ngành Y tế chịu trách nhiệm chủ trì về công tác đào tạo và chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật.
Ngành Giáo dục chịu trách nhiệm chủ trì về tổ chức thực hiện.

3 nhiệm vụ chính
Giáo dục nha khoa là nhiệm vụ hàng đầu.
Phòng bệnh bằng fluor:
- Y tế chịu trách nhiệm xác định những địa phương cần cho học sinh súc miệng. - Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức điều khiển cho học sinh súc miệng.
Kiểm tra định kỳ tình hình răng miệng của học sinh, có kế hoạch điều trị sớm bệnh răng miệng.
Sự cần thiết phải
triển khai công tác
nha học đường
Sự cần thiết phải triển khai công tác nha học đường
Tuổi học sinh là tuổi phát sinh ra bệnh nên phải phòng ngay.
Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cao: Trẻ em 6 tuổi: Sâu răng sữa 84.9%, Viêm lợi 50.5%.
Mức độ nặng: 6 tuổi trung bình mỗi em sâu 5,4 răng sữa.
Tỷ lệ bệnh sâu răng vĩnh viễn và số răng sâu trung bình gia tăng theo tuổi
Kinh tế khi phải điều trị
- Nếu phòng bệnh cho cộng đồng tốn 1.200đ/R
- Điều trị tốn từ 50 000đ đến 5.000 000đ/R
- Nếu mất 1 răng phải làm 1 răng giả tốn từ
200 000đ đến 15 triệu đồng/R hoặc hơn nữa.
Chăm sóc RM mang lại hiệu quả to lớn:
- Phòng được bệnh răng miệng tiết kiệm thời
gian và tiền bạc cho phụ huynh và học sinh
- Kinh tế tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng.
- Xã hội góp phần cải thiện sức khoẻ cộng đồng

Tiêu chuẩn thực hiện NHĐ tối thiểu 3 nội dung trong 4 nội dung

Giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng ngoại khoá 4 lần/ năm
Cho học sinh từ lớp 1 trở lên xúc miệng dung dịch Natri Fluor 2 ? tuần 1 lần, 36 lần/năm
Khám định kỳ >95% học sinh, kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh RM, nhổ các răng sữa đến tuổi thay hoặc thông báo cho phụ huynh học sinh
Tổ chức điều trị răng tại trường tuỳ điều kiện từng trường.

Giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng

MỤC ĐÍCH CHUNG: Gióp häc sinh n©ng cao kiÕn thøc CSRM tõ ®ã THAY ĐỔI THÁI ĐỘ, HÀNH VI
- Về kiến thức: tăng cường kiÕn thøc CSSKRM cho học sinh mẫu giáo, tiểu hoc, trung học cơ sở.
Về thái độ: giúp học sinh tự nhận biết tác hại của bệnh sâu răng, viêm lợi  ý thức tự chăm sóc răng miệng
Về hành vi: tự chăm sóc răng miệng cho chính mình
NỘI DUNG GIÁO DỤC NHA KHOA

- Giá trị của một hàm răng sạch sẽ và khỏe mạnh
- Hướng dẫn cách giữ gìn vệ sinh răng miệng (chải răng ®óng ph­¬ng ph¸p)
- Cách lựa chọn thức ăn tốt cho răng (hạn chế thức ăn ngọt, bột, đường), c¸ch chän thuèc, bµn ch¶i
- Các thói quen xấu cần tránh, phát hiện sớm lệch lạc răng.
- Nguyªn nh©n g©y s©u r¨ng viªm lîi.
- T¸c dông cña fluor ®èi víi dù phßng s©u r¨ng.
- Ich lîi cña kh¸m ph¸t hiÖn, ®iÒu trÞ sím bÖnh RM
- Vấn đề mọc răng và tuổi thay răng

MỤC ĐÍCH CHẢI RĂNG
Lấy sạch mảng bám ở mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng
Xoa nắn lợi nhẹ nhàng và làm sạch khe lợi
Làm sạch lợi
Quan trọng: Giúp trẻ hình thành thói quen chải răng sớm ®óng ph­¬ng ph¸p.
PHUONG PH�P CH?I RANG
C�CH NH?N DI?N:
Hai hàm: - H�m trên
- H�m du?i

3 m?t rang: - M?t ngo�i
- M?t trong
- M?t nhai

LỰA CHỌN BÀN CHẢI
Phù hợp với lứa tuổi
Đầu bàn chải tròn, bóng
Lông bàn chải phải đủ mềm
Thay bàn chải sau mỗi 3 tháng

PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG
CÁCH CẦM BÀN CHẢI:
Cầm bàn chải gọn trong lòng bàn tay
THỨ TỰ CHẢI RĂNG:
Chải hàm trên trước, dưới sau
Mỗi hàm chải từ mặt ngoài – mặt trong – mặt nhai
Chải kỹ các răng phía sau
ĐỘNG TÁC CHẢI RĂNG:
Đặt lông bàn chải nghiêng 45 độ về phía lợi
Chải nhẹ nhàng, xoa nắn lợi
Chải tất cả các răng
Mỗi vùng chải từ 5 – 10 lần



Lưu ý
Khi chải răng chỉ làm sạch được mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng
Các mặt tiếp giáp giữa các răng phải dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch, giúp phòng tránh sâu răng ở mặt tiếp cận
Yếu tố hóa học
(kem đánh răng có flour)
Nếu sử dụng kem ®¸nh r¨ng có flour thường xuyên, đều đặn mỗi ngày chất flour sẽ ngấm vào bề mặt men răng
Chất flour sẽ làm thay đổi thành phần hóa học của men răng: hydroxy apatide -> flour apatide giúp men răng cứng chắc hơn
→ giảm sâu răng

Yếu tố cơ học
(động tác chải răng)
Lực vừa đủ làm sạch các mảng bám tồn đọng lại trên răng
Tránh lực quá mạnh làm mòn răng, tổn thương nướu
Lực quá nhẹ không đủ làm sạch răng
→ chải răng có phương pháp
Yếu tố thời gian
Là yếu tố quan trọng
Chải đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần sau b÷a ¨n
Mỗi lần 3 – 5 phút: để đủ thời gian chải sạch các răng và có đủ thời gian để flour ngấm vào bề mặt men răng
Thường xuyên

Lưu ý
Cha mẹ và giáo viên thường xuyên nhắc nhở, giúp các cháu chải sạch răng và giám sát việc chải răng của các cháu đến khi các cháu 10 – 12 tuổi
Giáo viên, cô bảo mẫu hướng dẫn các cháu cách chải răng và tập cho các cháu chải răng sau khi ăn tại trường.
Chải răng và lợi nhẹ nhàng với nước sạch và kem ®¸nh r¨ng có flour (loại kem dành cho trẻ em)
Uống nước ngay sau khi uống sữa hay ăn quà vặt
Sau khi chải răng không được ăn uống ®å ngọt
Trước khi ngủ 2 tiếng tuyệt đối không ăn gì thêm
Ăn dứt bữa, tránh ăn quà vặt
Phát hiện sớm các thói quen xấu
Mút ngón tay
Đẩy lưỡi
Nuốt sai
Cắn môi, má, móng tay, bút
Nghiến răng
Thở miệng
Chống cằm khi ngồi học
Phát hiện sớm các lệch lạc răng ®Ó phßng tr¸nh
Khe hở vùng răng cửa
Cắn hở vùng răng cửa
Vẩu răng cửa hàm trên
Khớp cắn ngược
Răng xoay trục
Khớp cắn sâu

Giải thích cho trẻ hiểu
sự cần thiết của việc
loại bỏ thói quen và
trẻ thấy cần thiết
được giúp đỡ.
- Có thể khiến cho trẻ
không mút ngón tay
bằng cách:
+ Bôi chất có mùi ở ngón tay
+ Bao ngón tay bằng
vải hay bao tay.
- Phòng ngừa thói quen đẩy lưỡi:
+ Hướng dẫn tư thế và vị trí đúng của lưỡi, động tác nuốt đúng
+ Khí cụ chức năng tiền chỉnh nha


2. xóc miÖng dung dÞch Natri Fluor 2‰

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA FLOUR
Tăng cường tạo khoáng
Ngăn chặn hủy khoáng
Tác dụng chống vi khuẩn.
Tăng cường sức đề kháng của men răng.
Làm cho men răng trở nên cứng chắc hơn

Sóc miÖng fluor ®¬n gi¶n, hiÖu qu¶ cao.

dự trù cho một năm lượng
Natri fluor

1 em cần 7?10cc
1 lớp có 50 em cần 0,5 lít (1/2lít) dung dịch
1 năm học: 1 lớp có 50 em cần 18 lít?36 gram Natri fluor
?1 năm trường có 500 học sinh sẽ cần 360 gr Natri fluor
1000 học sinh cần 720 gr Natri fluor
1500 học sinh cần 1080 gr Natri fluor
2000 học sinh cần 1440 gr Natri fluor
- Đã đóng thành từng gói 10 gram để pha trong 5 lít nước
- Nên cất và bảo quản cẩn thận
Đồ dùng cần thiết để chuẩn bị cho xúc miệng Natri Fluor 2?
- Cốc súc miệng
Cốc sứ hoặc nhựa nên dùng đồng bộ
Dùng xong rửa sạch, xếp vào khay để khô
- Chai hay bình nhựa 0,5lít?1lít có nhãn, ghi rõ "Để súc miệng, không được uống"
- Bình hoặc xô nhựa để pha thuốc 5 lít pha 10gr ? 2?
- Xô 10 lít đủ dùng cho 1000 học sinh/lần
- Xô để nhổ sau khi xúc miệng
Cách pha và phân phối thuốc

- 1 lớp có 50 học sinh pha 1gr/1/2 lít H2O?Dung dịch 2?
Sau khi có đúng tỷ lệ, dùng đũa ngoáy đều trong 30``?1`
- Chuẩn bị dung dịch ít nhất 30` trước khi xúc miệng
- Sau khi quấy xong để lắng 1/2h. Chia ra chai phân cho từng lớp và rót sẵn ra cốc.
Cách xúc miệng

Tại lớp vào 1 ngày quy định, cán bộ y tế học đường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và hội chữ thập đỏ HS
- Lần đầu giải thích cho các em rõ tại sao nên xúc miệng, cách súc miệng
- Trước giờ xúc miệng rót sẵn ra cốc để góc bàn
- Không đùa nghịch trong khi xúc miệng
- Xúc trong 2`. Nửa giờ sau khi xúc miệng không ăn uống gì
- Xúc theo tiếng trống
Tiếng 1 cầm cốc lên
Tiếng 2 cho nước vào miệng xúc trong 2` (rồi nhổ ra)
Tiếng 3 nhổ vào xô
- Nên pha đủ dùng cho mỗi lần
Điều tra về fluor ở hà nội
Kết quả kiểm nghiệm nước giếng khoan và nước máy ở nội thành và ngoại thành Hà Nội
- Mẫu có hàm lượng fluor cao từ
0,11 đến 0,35 mg/lít có 22/84 mẫu.
- Mẫu có hàm lượng fluor thấp từ
0,05đến 0,09mg/lít là 62/84 mẫu.
Giới hạn tối đa cho phép của Bộ Y Tế là 0,7 đến1,5mg/lít
? Hàm lượng fluor trong nước thấp nên cần súc miệng fluor

Chú ý khi cho HS xúc miệng Fluor
Fluor độc nhưng nếu uống phải 10 cc ở cốc đã phát cho từng học sinh: chỉ có cảm giác buồn nôn, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu chỉ uống trong cốc đã chia cần cho các em uống 1 cốc sữa để trung hoà.
Khi dùng quá liều: - Cảm thấy có vị mặn, mùi xà phòng, miệng tiết nhiều nước bọt, buồn nôn đau thắt ở bụng sau đó nôn ra, khát nước, vã mồ hôi.
Nếu uống nhiều nguy hiểm cần dùng ngón tay đưa sâu vào họng ấn vào đáy lưỡi cho nôn ra càng nhiều càng tốt.
3. Khám định kỳ răng miệng và Kỹ thuật trám răng không sang chấn
Sự cần thiết khám răng định kỳ
6 tháng 1 lần:
- Phát hi?n sớm bệnh RM điều trị kịp thời phòng ngừa biến chứng
- Nhổ răng sữa chưa kịp thay
- Phát hiện các thói quen sấu để phòng ngừa cũng như nắn chỉnh răng sớm cho trẻ.
Kỹ thuật trám răng
không sang chấn (TRKSC)

Trong các bệnh RM Sâu răng (SR) là bệnh thường gặp và mắc sớm, tỷ lệ học sinh (HS) mắc cao.
SR không được điều trị gây biến chứng ảnh hưởng sức khoẻ, thẩm mỹ, điều trị tốn kém.
Điều trị SR tại trường đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, cán bộ kỹ thuật có trình độ.
Kỹ thuật TRKSC là một kỹ thuật đơn giản đang được WHO khuyến cáo sử dụng tại cộng đồng.
Ưu điểm của kỹ thuật ART
Kỹ thuật ART là tiến bộ mới
Không cần ghế máy
Không cần cán bộ có trình độ cao
Chỉ cần bộ dụng cụ cầm tay
Vật liệu bám dính tốt và giải phóng fluor phòng ngừa được sâu răng tái phát.
Chi phí thấp, dễ triển khai tại trường học
Kinh phí dùng cho TRKSC trong năm học đầu tiên triển khai


TRường 500 HS là 3 000 000đ
TRường 1000 HS là 6 000 000đ
Trung bình một HS học sinh cần đóng góp
6.000 đồng một năm.
Năm thứ 2 cần 2 000đ/ 1HS

Hiệu quả kinh tế
Nếu hàn răng tại trường bằng TRKSC cho
1000 học sinh cả tiền công: Tốn 12. 000 000đ
Nếu hàn răng tại bệnh viện: kinh phí gấp 3,3 lần điều trị tại trường.
Nếu những răng này không được điều trị sớm để biến chứng phải điều trị tuỷ: Gấp 20 - 30 lần điều trị sớm tại trường.
Triển khai chương trình NHĐ

Yêu cầu đối với nhà trường

+ Ban giám hiệu chỉ đạo và tạo điều kiện cho cán bộ YTHĐ
triển khai hoạt động NHĐ, vận động giáo viên, phụ huynh, hội chữ thập đỏ học sinh cùng tham gia cùng cán bộ y tế học đường (Chỉ đạo của ban giám hiệu đóng vai trò rất quan trọng).
+ Cán bộ y tế học đường: đề xuất với Ban giám hiệu những
việc cần làm, trang thiết bị nếu thiếu.
+ Ban giám hiệu cùng cán bộ YTHĐ cùng nhau xây dựng
những cơ số tối thiểu để có thể giáo dục chăm sóc
răng miệng, súc miệng, khám nhổ thông thường.

Thực trạng hoạT động NHĐ
tại Hà nội
Giáo dục CSRM mới chỉ có trong chương
trình sách giáo khoa lớp 1 và một số tranh tuyên truyền phòng bệnh RM dán tại phòng y tế.
Súc miệng fluor chỉ được triển khai ở môt số ít trường điểm hoặc có trường triển khai không thường xuyên, có trường chưa bao giờ tổ chức súc miệng.
Khám định kỳ RM đươc triển khai trong đợt khám sức khoẻ toàn diện có thông báo cho PHHS
Điều trị răng tại trường chỉ được triển khai ở một số ít trường.
Nguyên nhân
Ban chủ nhiệm chương trình các TTYT, PGD quận huyện đã chỉ đạo triển khai hoạt động đến từng trường, nhưng việc kiểm tra giám sát chưa thường xuyên, chưa có biện pháp giúp đỡ cụ thể tới các trường.
Ngành giáo dục chưa có tiêu chí bắt buộc các trường thực hiện, giáo viên chưa tham gia giáo dục CSRM.
Ban Giám hiệu của nhiều trường chưa hiểu đầy đủ về nội dung lợi ích của CT NHĐ nên chưa quan tâm đến hoạt động của chương trình.
Cán bộ YTHĐ chưa đáp ứng được nhu cầu.
Kinh phí cho hoạt động NHĐ còn hạn hẹp.
Bệnh sâu răng
1. Định nghĩa: Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, làm tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng tạo thành lỗ sâu.
2. Yếu tố gây sâu răng : gồm 3 yếu tố
Chất lượng tổ chức cứng của răng :
Thức ăn chủ yếu là đường: bánh, kẹo, nước ngọt
Vi khuẩn hoạt động bám dính tạo thành màng bám vi khuẩn phá hoại tổ chức cứng của răng .
Nguyên nhân: Vi khuẩn + thức ăn (đường, tinh bột) ? axit ? gây sâu răng
3.Triệu chứng lâm sàng:

Sâu răng: nhìn thấy đốm trắng ngà hoặc đen, hoặc lỗ sâu trên răng, dùng thám châm thăm khám thấy mắc vào lỗ sâu.

Sâu ngà nông: S2
- BN có thể tự phát hiện thấy lỗ sâu.
- Ê buốt khi ăn đồ chua ngọt hoặc uống nước lạnh.

Sâu ngà sâu: S3
Đau khi có thức ăn lọt vào lỗ sâu, lấy thức ăn ra thì hết.
Lỗ sâu thường rộng, sâu, có nhiều ngà mủn.

4. Tiến triển của sâu răng
Nếu sâu răng không được hàn, sâu răng tiếp tục phá huỷ răng, lỗ sâu lớn dần và vào đến tuỷ gây viêm tủy.
- Triệu chứng của viêm tuỷ: Đau nhức dữ dội, đau như mạch đập, đau tự nhiên, đau thành cơn
- Khi sâu răng đến tuỷ có thể có nhiều biến chứng:
+ Tuỷ chết gây viêm quanh cuống răng .
+ ápxe hay nang có thể hình thành trong xương.
+ Gây viêm mô tế bào, viêm xương.

Tiến triển của sâu răng, viêm tủy
Bệnh viêm lợi

Lợi bình thường: hồng nhạt, lấm tấm da cam, săn, chắc.
Viêm lợi: Sưng, đỏ, bóng láng, dễ chảy máu.









Bệnh viêm lợi



Nguyên nhân tại chỗ:
- Vệ sinh răng miệng kém, do mảng bám và cao răng
-Răng mọc lệch lạc, khớp cắn sai, do mọc răng
-Sâu răng , mất răng không được điều trị
Nguyên nhân toàn thân:
-Bệnh rối loạn nội tiết, bệnh toàn thân như: lao, giang mai, đái tháo đường...
-Ngộ độc hoá chất chì, thủy ngân
-Yếu tố dinh dưỡng: thiếu vitamin C trầm trọng
-Di truyền, tuổi, giới, miễn dịch
Triệu chứng
- Viêm lợi: Bình thường
không đau
- Khi viêm nặng: Đau, lợi sưng
đỏ, chạm vào dễ chảy máu
-Trẻ ở lứa tuổi mọc răng hay bị viêm lợi
Lợi đỏ, ngứa, chảy dãi, hay cho tay vào miệng
người mệt mỏi, khó chịu.
Cấp cứu răng miệng thường gặp
Chảy máu lợi do viêm: Rửa oxy già 12V súc miệng nước muối, cắn bông 15 phút
Chảy máy do chạm phải răng sữa đã lung lay: Rửa oxy già 12V, súc miệng nước muối, nhổ răng.
Đau do sâu răng, viêm tuỷ: Nạo sạch thức ăn trong lỗ sâu, rửa nhẹ nhàng lau khô, sau đó đặt bông thấm thuốc tê vào lỗ sâu, uống thuốc giảm đau sau đó chuyển bệnh viện điều trị.
Rách vùng mặt do ngã: Rửa sạch băng ép chuyển đến bệnh viện khâu.
Gẫy, mẻ răng, lung lay răng vĩnh viễn: chuyển đến bệnh viện điều trị
Rụng răng
Nếu là răng sữa: Rửa sạch ổ răng cho cắn bông 30 phút.
Nếu là răng vĩnh viễn: Rửa sạch ổ răng cho cắn bông, tìm lại răng đã rụng rửa sạch, ngâm bằng nước muối sinh lý, chuyển đến bệnh viện ngay.

Kết luận
Hoạt động NHĐ chỉ có hiệu quả khi có:
Sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu
Sự tham gia của giáo viên
Cán bộ y tế học đường phối hợp tốt với giáo viên và đội chữ thập đỏ học sinh.


Rất mong được sự hợp tác của các
quý vị đại biểu
Xin chân thành cám ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)