Cellulose

Chia sẻ bởi Dương Quốc Thái | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: cellulose thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

CELLULOSE
I. Cấu trúc phân tử
II. Tính chất vật lí
III. Tính chất hóa học
V. ứng dụng
IV. Một số trạng thái
I. Cấu trúc phân tử
Cellulose là một polisaccarit, có phân tử lượng: 2x1031,1x104
 Có công thức chung của tinh bột (C6H10O5)n trong đó n có thể nằm trong khoảng 500014000.
 Mỗi phân tử cellulose gồm những đường đa được cấu tạo từ các liên kết glucose. Các phân tử glucose nối với nhau ở vị trí β-1,4 bằng cầu nối oxy.
I. Cấu trúc phân tử (tt)
 Mỗi phân tử cellulose có thể được cấu tạo từ 200 đến 1.000 phân tử glucose.
I. Cấu trúc phân tử (tt)
Cellulose có hình dạng sợi dài, nhiều sợi liên kết song song với nhau thành chùm nhờ các liên kết hydro giữa các nhóm -OH.
 Mạch cellulose xếp đối song song tạo thành các sợi có đường kính 3,5nm. Mỗi phân tử cellulose chứa khoảng 8000 gốc momosaccharide
I. Cấu trúc phân tử (tt)
Cellulose có tính chất của 1 tinh thể Crystal & có tính khúc xạ kép vì do cấu tạo mà phân tử cellulose có tính định hướng không gian 3 chiều sắp xếp song song với nhau.
I. Cấu trúc phân tử (tt)
Tóm lại, nhiều phân tử glucose → phân tử cellulose → micel → vi sợi (fibrille) → sợi cellulose / fibril (macrofibril).
II. Tính chất vật lí
Cellulose là chất rắn dạng sợi, có màu trắng, không mùi, không vị. Có tính bền vững cơ học cao, chịu được nhiệt độ đến 200oC mà không bị phân hủy.
 Tỷ trọng lúc khô là 1,45; khi khô cellulose dai & khi tẩm nước nó mềm đi.
II. Tính chất vật lí (tt)
Cellulose không tan trong nước & các dung môi hữu cơ nhưng tan trong dung dịch Schweizer (dung dịch Cu(OH)2 tan trong ammoniac NH3),axit vô cơ mạnh như: HCL,HNO3…và một số dung dịch muối: ZnCL2,PbCL2…
II. Tính chất vật lí (tt)
Cellulose nguyên chất khó nhuộm màu, trong phòng thí nghiệm thực vật thường nhuộm đỏ cellulose bằng carmin aluné hay đỏ congo.
 Có tác dụng nhuận trường trong tiêu hoá.
Có cấu trúc bền khi bị thuỷ phân.người và động vật có vú (trừ động vật ăn cỏ) không tiêu hoá được cellulose.
II. Tính chất vật lí (tt)
 Phản ứng màu đặc sắc của cellulose: Ngâm phẩu thức vào acid mạnh H3PO4/ H2SO4/ZnCl2, cellulose bị thủy giải thành hydro-cellulose, chất này gặp iod sẽ có màu xanh.
III. Tính chất hóa học
Tác dụng với dung dịch base.

 Tác dụng với dung dịch acid vô cơ

 Tác dụng với dung dịch acid hữu cơ

 Phản ứng thủy phân
III. Tính chất hóa học (tt)
Phản ứng thủy phân: do cellulose được cấu tạo bởi các mắc xích β-D-glucose liên kết với nhau bằng liên kết 1,4 glucocid, do vậy liên kết này thường không bền.
 Đun nóng cellulose trong dung dịch acid vô cơ đặc thu được glucose.
 Phương trình phản ứng :

( C6H10O5)n + nH2O H+,to nC6H12O6
III. Tính chất hóa học (tt)
Phản ứng với acid vô cơ: đun nóng cellulose trong hỗn hợp acid nitric đặc và acid sunfuric đặc thu được cellulose nitrat

 Phương trình phản ứng:
[C6H7O2(OH)3]n+3nHNO3(đặc) H2SO4(đặc),t0 [C6H7O2(ONO2)3]n+3nH2O
IV. Một số trạng thái
Cellulose là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây.
Cellulose là hợp chất hữu cơ nhiều nhất trong tự nhiên, chiếm khoảng 50% cacbon hữu cơ của khí quyển.
IV. Một số trạng thái (tt)
Cellulose chiếm khoảng 50% trong gỗ, các sợi bông vải có thể chứa cellulose nguyên chất 100%.
 Trung bình cellulose chiếm từ 40-50% trong vách TB.
 Ngoài ra cellulose còn có trong vi khuẩn và vài động vật bậc thấp.
IV. Một số trạng thái (tt)
 Cellulose Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây.
 Cellulose Là hợp chất hữu cơ nhiều nhất trong tự nhiên, chiếm khoảng 50% cacbon hữu cơ của khí quyển.
IV. Một số trạng thái (tt)

 Các gốc đường glucose không phải như nhau trong những cây khác nhau, vì vậy mà tính chất của cellulose ở các loài thường khác nhau.
Hình: sợi cellulose
V. Ứng dụng
Cellulose có ý nghĩa kinh tế rất lớn vì tất cả hàng dệt có nguồn gốc TV & giấy đều trích từ cellulose của vách TBTV, gỗ cũng là nguyên liệu rất quan trọng.
 Những nguyên liệu chứa cellulose (bông, đay, gỗ…)thường được dùng trực tiếp (kéo sợi dệt vải, trong xây dựng, làm đồ gỗ…) hoặc chế biến thành giấy.

V. Ứng dụng (tt)
Cellulose còn là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo như: tơ visco, tơ axetat, chế tạo thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh.
 Ngày nay, cellulose còn được dùng để chế tạo các sản phẩm hữu cơ có giá trị.
 Nguyễn Thị Đỗ Thư
 Nguyễn Phương Uyên
 Phạm Thị Diễm Trinh
 Triệu Hoàng Toàn
 Châu Nhật Thanh
NHÓM 8
Rất mong nhận được sự góp ý của Cô và các bạn !
Xin chân thành cám ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Quốc Thái
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)