CD: Tich hop GDBV moi truong mon Dia THCS
Chia sẻ bởi TrUong Quang Khanh |
Ngày 27/04/2019 |
69
Chia sẻ tài liệu: CD: Tich hop GDBV moi truong mon Dia THCS thuộc Địa lí 7
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề:
Phương pháp tích hợp
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Môn địa lý
A. Đặt vấn đề
I. Lý do chọn chuyên đề
1. Khách quan:
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm
tới sự đổi mới của ngành giáo dục - đào tạo. Một trong những yêu cầu có
tính cấp bách là đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học là nội dung rất cần
thiết. Việc đổi mới này gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng pháp huy tính tích cực của học sinh. Thầy giữa vai trò chỉ đạo,
hướng dẫn, trò giữ vai trò chủ động, sáng tạo tích cực hoá trong việc lĩnh
hội kiến thức. Chúng ta đều nhận thấy môi trường là không gian sinh sống
của con người và sinh vật, nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất, nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do con người
tạo ra trong đời sống và sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng
đối với đời sống con người. Môi trường đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh
trưởng và phát triển và còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau
dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ .... Việc bảo vệ môi trường hiện là
một trong nhiều những mối quan tâm mang tính toàn cầu.
ở nước ta bảo vệ môi trường cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Để cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bộ giáo dục - Đào tạo đã ra chỉ thị về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phát triển là trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, xây dựng mô hình nhà trường xanh, sạch, đẹp phù hợp. Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, các nhà trường đưa phương pháp tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào môn học là việc làm cần thiết.
2. Chủ quan:
Trong nhà trường hiện nay, việc giảng dạy những bài có nôi dung , kiến thức có liên quan đến vấn đề môi trường đôi khi giáo viên chưa quan tâm đúng mức. Thực tế việc bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đổi mới - Môi trường vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Những hiểm hoạ suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của con người. Việc bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và mỗi quốc gia. Là giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lý trong trường, tôi trăn trở trước mỗi bài, mỗi nội dung có liên quan đến vấn đề môi trường. Làm thế nào để học sinh hiểu và ý thức bảo vệ môi trường tốt. Vậy tôi mạnh dạn chọn chuyên đề "Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường " Trong môn Địa lý. Mong muối được cùng các đồng chí trao đổi, tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất theo yêu cầu mới của ngành.
II. Những cơ sở xây dựng chuyên đề.
1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục bảo vệ môi trường trongn gành giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, học sinh được trang bị những kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và sử lý các vấn đề môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách của người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Đích quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen hành vi ứng sử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.
Trong những năm học phổ thông, học sinh không những tiếp xúc với thầy cô, bạn bè mà còn tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây ... Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hoà nhập vơí thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào môn học nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng cảm xúc, xây dựng cái thiện trong mỗi học sinh hình thành thói quen, kỹ năng bảo vệ môi trường. Để đạt được mục đích trên vấn đề quyết định là phải đối mới tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học. Mỗi giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục vệ sinh môi trường cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế do trình độ nhận thức và năng lực của giáo viên không đồng đều, phần lớn đã nắm bắt các phương pháp và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả. Tuy nhiên vấn đề còn một số ít giáo viên chưa hiểu hết nội dung và phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nên trong khi dạy còn lúng túng về phương pháp hoặc coi nhẹ kiến thức, dạy qua loa theo lối thuyết trình, giáo viên còn làm việc nhiều, học sinh không suy nghĩ về vấn đề môi trường, luôn ỷ nại cho thầy.
"Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường môn địa lý THCS"
III. Phạm vi, đối tượng và mục đích xây dựng chuyên đề.
1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề được xây dựng trong phạm vi chuyên đề Địa lý THCS nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở 3 mức độ (toàn phần, bộ phận, liên hệ)
Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh THCS.
2. Mục đích chuyên đề:
Chuyên đề được xây dựng nhằm trao đổi kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn Địa lý THCS.
Rất mong sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để xây dựng chuyên đề hoàn chỉnh có sự thống nhất chung về phương pháp giảng dạy và rèn luyện kĩ năng, thái độ, hành vi cho học sinh về vấn đề môi trường.
B. Nội dung của chuyên đề
I. Cơ sở khoa học viết chuyên đề.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp vào môn học và các hoạt động, phụ thuộc vào đối tượng học sinh ở trường địa phương để giáo dục.
Giáo dục bảo vệ môi trường không phải ghép thêm vào môn học hay một chủ đề riêng mà nộ dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp vào nội dung môn học, thông qua chương trình chính khoá và hoạt động ngoại khoá.
Chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương.
Nội dung phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi học sinh.
Giáo dục về môi trường, trọng môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường coi đó là thước đo cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường.
Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát triển các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
Giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với nội dung bài học. Việc chuyển tải bảo vệ môi trường phải tự nhiên, khôi lượng kiến thức không quá tải, không tăng thời gian của bài học.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn địa lý THCS thông qua các chương, các bài cụ thể, thể hiện ở 3 mức độ (mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ).
1. Đối với học sinh:
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý THCS với mục tiêu là: Giúp học sinh biết:
- Trái đất và các thành phần tự nhiên của trái đất, đó chính là môi trường sống và tồn tại của con người, vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ các thành phần của tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Mối quan hệ giữa dân cư ( bùng nổ dân số, đô thị hoá, hoạt động sản xuất của con người) và môi trường.
- Một số vấn đề về khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế ở từng châu lục.
- Các vấn đề môi trường đặt ra ở Việt Nam nói chung, ở các vùng và các địa phương trên cả nước nói riêng (hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường).
- Học sinh có kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó.
- Có biện pháp, hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường.
- Học sinh tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữ gìn bảo vệ các thành phần của môi trường tự nhiên (rừng, nước, không khí, đất đai).
- ủng hộ các hoạt động, các chính sách bảo vệ môi trường, phê phán các họat động, các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
2. Đối với giáo viên:
Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp, phương pháp đòi hỏi học sinh phải bộc lô được nhận thức, quan điểm, ý thức, thái độ, đưa ra các biện pháp giải quyết trước các vấn đề của môi trường. Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng.
* Các phương pháp dạy hoc:
- Phương pháp trực quan: Sử dụng tranh, ảnh địa lý, sử dụng băng, đĩa hình.
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa.
- Phương pháp dạy học theo dự án.
Tuy nhiên phải căn cứ vào các nội dung cụ thể của từng bài, xác định nội dung đó thể hiện ở mức độ nào ? (Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận hay mức độ liên hệ) và phụ thuộc vào đối tượng học sinh ở từng địa phương để vận dụng các phương pháp trên cho phù hợp và có hiệu quả. Ngoài các phương pháp trên còn phải lưu ý đến điều tra, đánh giá học sinh.
Trong quá trình dạy học, vai trò của người thầy tổ chức hướng dẫn học sinh. Còn học sinh là người chủ động thao tác và tìm tòi các kiến thức trên các kênh chữ, kênh hình, tự rút ra nhận xét, kết luận dưới sự trợ giúp của thầy.
II. Các bước tiến hành dạy những bài có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Xác định tên bài
- Địa chỉ tích hợp (ở mức độ ?)
- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi).
- Giáo viên xác định phương pháp dạy học cho phù hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
Cô thÓ:
* Sử dụng phương pháp đàm thoại:
- Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học.
- Hệ thống hỏi - đápl là cốt lõi của phương pháp đàm thoại.
VD: Bài 2 - Lớp 9
"Dân số và gia tăng dân số"
Dạy mục II - Gia tăng dân số
Giáo viên có thể đặt câu hỏi:
Dân số đông và tăng nhanh dã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường như thế nào ? Biện pháp giải quyết ?
* Phương pháp trực quan:
+ Việc sử dụng phương tiện trực quan có một ý nghĩa rất lớn, bởi vì học sinh chỉ có thể quan sát được một số vấn đề về môi trường nơi em đang sống, còn phần lớn các vần đề về môi trường ở Việt Nam và trên thế giới thì học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp, mà chỉ có thể nhận biết được trên các phương tiện trực quan.
+ Phương pháp trực quan là những phương tiện có thể lĩnh hội (tri giác) nhờ sự hỗ trợ các tín hiệu ngoài lời giảng của giáo viên. bản chất của phương pháp này là cách thức, hệ thống các cách sử dụng các phương tiện trực quan để phát hiện khai thác và lĩnh hội kiến thức.
Phương tiện trực quan trong dạy học địa lý khá đa dạng, song loại phương tiện trực quan có nhiều kĩ năng giáo dục môi trường cho học sinh là các tranh, ảnh, băng, đĩa hình có nội dung về các vấn đề môi trường.
* Phương pháp sử dụng tranh, ảnh địa lý:
- Việc sử dụng các tranh, ảnh có nội dung về môi trường giúp học sinh dễ dàng nhận biết các vấn đề về môi trường như hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hiện tượng xói mòn đất ở những vùng đất trống, đồi trọc
+ Cùng bức tranh SGK, trong khi dạy địa lý giáo viên nên sử dụng những hình ảnh minh hoạ có nội dung địa lý (những hình ảnh minh hoạ đó có lựa chọn và sắp xếp theo từng chủ đề)
+ Bản chất của phương pháp sử dụng tranh ảnh địa lý là phương pháp: Hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích tranh, ảnh để lĩnh hội kiến thức.
+ Khi dẫn dắt học sinhquan sát trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh đó thể hiện hiện tượng gì ? Vấn đề gì ? ở đâu ? Và mô tả hiện tượng - Cuối cùng gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
Như vậy, khi sử dụng bức ảnh giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu học sinh vẫn dụng những kiến thức đã học - giải thích các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh, ảnh.
VD: Lớp 7: Khi dạy bài:
ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà
Sử dụng ảnh: 17.3 - SGK
- Mục đích quan sát: Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm nước ở đới ôn hoà
- Tên bức tranh: "Thuỷ triều đen trên Đại Tây Dương do tai nạn của tàu trở dầu".
- Bức tranh thểt hiện hiện tượng ô nhiễm môi trường nước biển ở Đại Tây Dương.
- Mô tả hiện tượng: Váng dầu loang trên vùng biển.
- Nguyên nhân: Do tai nạn chở dầu
- Hậu quả: Váng dầu làm ô nhiễm nước biển
Lưu ý: Việc lựa chọn tranh, ảnh cho học sinh quan sát, trước hết phải phù hợp với nội dung và càng thể hiện được nhiều dấu hiệu càng tốt. Tranh ảnh phải rõ ràng, đẹp.
Trong dạy học địa lý, giáo viên nên triệt để sử dụng tranh ảnh minh
hoạ trong SGK, bởi vì đó là những phương tiện minh hoạ đã được
lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể, điển hình nhất.
* Phương pháp sử dụng băng, đĩa hình
Phương pháp sử dụng băng, đĩa hình là phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm trong việc cung cấp những thông tin về môi trường bằng hình ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khai thác kiến thức. Khi sử dụng băng, đĩa hình, giáo viên theo các bước sau:
- Bước 1: Định hướng nhận thức (mục đích, yêu cầu và những vấn đề cần tìm hiểu).
- Bước 2: Giáo viên mở băng hình cho học sinh xem từng đoạn, sau mỗi đoạn giáo viên tắt băng và đặt câu hỏi nhằm vừa kiểm tra nhận thức của học sinh, vừa gợi ý để học sinh nêu nên những ý quan trọng nhất trong đoạn băng hình vừa xem.
- Bước 3: Kết thúc: Khi hết băng giáo viên yêu cần học sinh nêu các ý quan trọng nhất trong đoạn băng hình vừa xem. Cuối cùng giáo viên tóm tắt, củng cố và khắc sâu những nội dung chính.
VD: Địa lý lớp 6 - Bài 12
Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất.
Giáo viên sử dụng băng "Núi lửa"
- Bước 1: Những vấn đề cần tìm hiểu
+ Sự hình thành núi lửa
+ Sự phân bố núi lửa trên trái đất
+ Lợi ích và tác hại của núi lửa
- Bước 2:
Giáo viên mở băng cho học sinh xem tằng đoạn và đạt câu hỏi sau cho mỗi đoạn
+ Đoạn 1: Sự hình thành núi lửa
Câu hỏi: Núi lửa được hình thành như thế nào ?
+ Đoạn 2: Sự phân bố của núi lửa trên trái đất.
Câu hỏi: Trên trái đát núi lửa được phân bố chủ yếu ở những khu vực nào ?
+ Đoạn 3: Lợi ích và tác hại của núi lửa
Câu hỏi: hãy nêu lợi ích và tác hại của núi lửa đối với đời sống, sản xuất và môi trường.
- Bước 3: Học sinh nhắc lại những ý chính đã nhận thức được qua băng hình, sau đó giáo viên tóm tắt, củng cố và chuẩn xác kiến thức.
* Phương pháp thảo luận:
Tổ chức cho học sinh thảo luận theo lớp hoặc nhóm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
- Phương pháp này tạo cho học sinh cơ hội trình bày ý kiến của mình và nghe ý kiến của các bạn trong lớp về một vấn đề nào đó.
- Chủ đề thảo luận là những vấn đề về môi trường có liên quan đến nội dung bài học, qua thảo luận giáo viên có thể đánh giá được sự hiểu biết, thái độ, cảm xúc của học sinh, giúp học sinh hình thành chính kiến có cơ sở của mình đối với vấn đề đang thảo luận.
- Trước hết giáo viên cần xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được trong buổi thảo luận, sau đó nêu vấn đề hoặc một số câu hỏi thích hợp để học sinh thảo luận.
+ Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận.
+ Bước 2: Học sinh thảo luận (cả lớp hoặc nhóm)
+ Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính.
VD: Bài 38, 39 Địa lý 9
Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ thiên nhiên môi trường biển đảo
- Vấn đề thảo luận: Để phát triển bền vững các ngành kinh tế biển cần phải quan tâm đến những vấn đề gì ? Nêu một số biện pháp cụ thể ?.
- Mục tiêu thảo luận:
Học sinh cần nêu được
+ Những vấn đề quan tâm: Bảo vệ nguồn tài nguyên biển, chống ô nhiễm môi trường biển.
+ Biện pháp: Không khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên biển, không để xẩy ra sự cố tràn dầu, hạn chế chất thải ra biển từ các nhà máy, các đo thị....
* Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp tạo ta tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.
- Bước 1: Đặt vấn đề (tạo tình huống có vấn đề)
- Bước 2: Giải quyết vấn đề (tìm phương án giải quyết các giả thuyết)
- Bước 3: Kết luận: Khẳng định hay bác bỏ các phương án trên các giả thuyết đã nêu.
VD: Bài 14 - Địa lý 7
Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hoà
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề - tạo tình huống có vấn đề
Hình thức làm nương rẫy với kinh tế sản xuất lạc hậu ở một số nước đang phát triển đã làm suy thoái đát và duy giảm diện tích rừng. Vậy hoạt động kinh tế ở các nước phát triển với việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường.
- Bước 2: Giải quyết vấn đề
+ Học sinh có thể đưa ra các giả thuyết. Trong sản xuất nông nghiệp các nước phát triển đã sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,....
- Bước 3: Kết luận
Lượng phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa ... làm ô nhiễm không khí, đất và nước.
* Phương pháp tham quan, điều tra, đánh giá thực địa.
Ph¬ng ph¸p tham quan, ®iÒu tra, ®¸nh gi¸ thùc ®Þa lµ ph¬ng ph¸p cã hiÖu qu¶ nhÊt trong gi¸o dôc m«i trêng, gióp häc sinh c¶m nhËn ®îc sù phong phó, ®a dang, vÎ ®Ñp cña thiªn nhiªn, thÊy ®îc hiÖn tr¹ng còng nh mét sè vÊn ®Ò cña m«i trêngs, nguyªn nh©n vµ hËu qu¶ cña sù suy gi¶m, suy tho¸i m« nhiÔm m«i trêng.
+ Tæ chøc cho häc sinh ®i tham quan, häc tËp ë c¸c khu b¶o tån thiªn nhiªn, danh lam th¾ng c¶nh, khu chÕ xuÊt ....
+ Tæ chøc nhãm cho häc sinh ®iÒu tra, kh¶o s¸t t×nh h×nh m«i trêng cña ®Þa ph¬ng – sau viÕt b¸o c¸o (kÕt qu¶ kh¶o s¸t, ph¬ng ¸n c¶i thiÖn m«i trêng)
+ Phï hîp víi ®iÒu kiÖn m«i trêng vµ th¸i ®é häc sinh
* Phương pháp dạy học theo dự án:
Dự án "Tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương"
+ Xác định chủ đề: Mỗi nhóm chọn một trong những vấn đề tiêu biểu cho môi trường ở địa phương như: ô nhiễm nước, không khí, đất, suy giải tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật.
+ Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện
- Đề cương:
- Thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương
- Nguyên nhân gây ô nhiễm
- Hậu quả
- Giải pháp
- Những việc cần làm: Tham quan, tìm hiểu và phương pháp tiến hành
- Việc cần làm: Thu thập thông tin, xử lý thông tin, viết báo cáo (thời gian một tuần).
- Phương pháp: - Khảo sát thực địa
- Phân tích các tài liệu địa lý địa phương, viết báo cáo các vấn đề môi trường của các cơ quan có thẩm quyền.
- Phỏng vấn người dân địa phương.
+ Thực hiện dự án:
- Lựa chọn địa điểm khảo sát
- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin về hiện trạng môi trường, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp giải quyết.
+ Giới thiệu sản phẩm: (bài viết, biểu đồ, tranh ảnh)
+ Đánh giá dự án:
- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm
- Giáo viên tổng kết đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng nhóm.
Vậy, giáo dục bảo vệ môi trường sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Giáo viên vận dụng phương pháp dạy học phù hợp nhằm giúop học sinh nắm vững các kiến thức về môi trường, từ đó rèn luyện được các kĩ năng, hành vi, thái độ, tình cảm của các em đối với môi trường
C. Kết luận:
1, Kết quả nghiên cứu:
Trên đây là một số phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường môn Địa lý THCS, nhưng do kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều, khả năng hạn chế nên phạm vi khuôn khổ đề tài còn hạn chế. tuy nhiên qua công tác và thực tế giảng dạy đề tài mà tôi nghiên cứu đã tỏ ra thành công bước đầu. Hầu hết học sinh đã được học tập theo phương pháp mới
Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua bộ môn Địa lý giúp các em nắm vững các kiến thức về môi trường, rèn luyện các em kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó. Từ đó các em có biện pháp hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường. Bảo vệ môi trường.
Giáo dục các em tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữa gìn, bảo vệ các thành phần của môi trường tự nhiên (rừng, nước, không khí, đất đai ...) ủng hộ các hoạt động, các chính sách bảo vệ môi trường, phê phán các hoạt động, các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Với phương pháp phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh, giáo viên đã phát hiện ra những em có năng lực học tập thực sự.
Trước khi học chuyên đề, khảo sát 25 em, có 20 em còn lúng túng trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, quan sát, nhận xét, phân tích tranh ảnh .... Để rút ra kết luận còn hạn chế. Sau khi thực hiện chuyên đề, chỉ còn 2 - 3 em kxy năng còn lúng túng nhưng đã nắm bắt được phương pháp học tập.
Từ thực nghiệm nhỏ này đã khẳng định đúng hướng đề tài. Đồng thời đã nói lên được tác dụng cảu các phương pháp đó trong quá trình giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường - Đó là kết quả đề tài tôi đã nghiên cứu.
3. Bài học rút ra và đề nghị:
Từ bước đầu nghiên cứu phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường môn Địa lý THCS. Tôinhận thấy việc cung cấp cho học sinh những kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường là việc làm rất cần thiết, phục vụ thiết thực trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc thực hiện phương pháp dạy học phù hợp "Lấy học sinh làm trung tâm" đã khơi dậy cho học sinh chủ động lĩnh hội tri thức khoa học mà thầy giáo là người giữ vai trò chủ động trong việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Phát huy trí thông minh, sáng tạo, hình thành lòng ham hiểu biết, khám phát, tác phong lao động
học tập khoa học nghiêm túc. Qua việc học tập các em nắm vững các kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu. Rèn luyện cho các em kỹ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó. Có biện pháp hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề của môi trường, bảo vệ môi trường. Giáo dục các em tôn trọng yêu quý thiên nhiên. Giữ gìn, bảo về các thành phần của môi trường tự nhiên. ủng hộ cho các hoạt động, các chính sách bảo vệ môi trường, phê phán các hoạt động, các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Dù có cố gắng nghiên cứu đề tài nhưng khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các em học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đồng Văn, ngày 10 tháng10 năm 2009
Chuyên đề:
Phương pháp tích hợp
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Môn địa lý
A. Đặt vấn đề
I. Lý do chọn chuyên đề
1. Khách quan:
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm
tới sự đổi mới của ngành giáo dục - đào tạo. Một trong những yêu cầu có
tính cấp bách là đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học là nội dung rất cần
thiết. Việc đổi mới này gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng pháp huy tính tích cực của học sinh. Thầy giữa vai trò chỉ đạo,
hướng dẫn, trò giữ vai trò chủ động, sáng tạo tích cực hoá trong việc lĩnh
hội kiến thức. Chúng ta đều nhận thấy môi trường là không gian sinh sống
của con người và sinh vật, nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất, nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do con người
tạo ra trong đời sống và sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng
đối với đời sống con người. Môi trường đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh
trưởng và phát triển và còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau
dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ .... Việc bảo vệ môi trường hiện là
một trong nhiều những mối quan tâm mang tính toàn cầu.
ở nước ta bảo vệ môi trường cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Để cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bộ giáo dục - Đào tạo đã ra chỉ thị về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phát triển là trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, xây dựng mô hình nhà trường xanh, sạch, đẹp phù hợp. Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, các nhà trường đưa phương pháp tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào môn học là việc làm cần thiết.
2. Chủ quan:
Trong nhà trường hiện nay, việc giảng dạy những bài có nôi dung , kiến thức có liên quan đến vấn đề môi trường đôi khi giáo viên chưa quan tâm đúng mức. Thực tế việc bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đổi mới - Môi trường vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Những hiểm hoạ suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của con người. Việc bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và mỗi quốc gia. Là giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lý trong trường, tôi trăn trở trước mỗi bài, mỗi nội dung có liên quan đến vấn đề môi trường. Làm thế nào để học sinh hiểu và ý thức bảo vệ môi trường tốt. Vậy tôi mạnh dạn chọn chuyên đề "Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường " Trong môn Địa lý. Mong muối được cùng các đồng chí trao đổi, tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất theo yêu cầu mới của ngành.
II. Những cơ sở xây dựng chuyên đề.
1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục bảo vệ môi trường trongn gành giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, học sinh được trang bị những kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và sử lý các vấn đề môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách của người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Đích quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen hành vi ứng sử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.
Trong những năm học phổ thông, học sinh không những tiếp xúc với thầy cô, bạn bè mà còn tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây ... Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hoà nhập vơí thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào môn học nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng cảm xúc, xây dựng cái thiện trong mỗi học sinh hình thành thói quen, kỹ năng bảo vệ môi trường. Để đạt được mục đích trên vấn đề quyết định là phải đối mới tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học. Mỗi giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục vệ sinh môi trường cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế do trình độ nhận thức và năng lực của giáo viên không đồng đều, phần lớn đã nắm bắt các phương pháp và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả. Tuy nhiên vấn đề còn một số ít giáo viên chưa hiểu hết nội dung và phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nên trong khi dạy còn lúng túng về phương pháp hoặc coi nhẹ kiến thức, dạy qua loa theo lối thuyết trình, giáo viên còn làm việc nhiều, học sinh không suy nghĩ về vấn đề môi trường, luôn ỷ nại cho thầy.
"Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường môn địa lý THCS"
III. Phạm vi, đối tượng và mục đích xây dựng chuyên đề.
1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề được xây dựng trong phạm vi chuyên đề Địa lý THCS nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở 3 mức độ (toàn phần, bộ phận, liên hệ)
Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh THCS.
2. Mục đích chuyên đề:
Chuyên đề được xây dựng nhằm trao đổi kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn Địa lý THCS.
Rất mong sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để xây dựng chuyên đề hoàn chỉnh có sự thống nhất chung về phương pháp giảng dạy và rèn luyện kĩ năng, thái độ, hành vi cho học sinh về vấn đề môi trường.
B. Nội dung của chuyên đề
I. Cơ sở khoa học viết chuyên đề.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp vào môn học và các hoạt động, phụ thuộc vào đối tượng học sinh ở trường địa phương để giáo dục.
Giáo dục bảo vệ môi trường không phải ghép thêm vào môn học hay một chủ đề riêng mà nộ dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp vào nội dung môn học, thông qua chương trình chính khoá và hoạt động ngoại khoá.
Chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương.
Nội dung phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi học sinh.
Giáo dục về môi trường, trọng môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường coi đó là thước đo cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường.
Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát triển các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
Giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với nội dung bài học. Việc chuyển tải bảo vệ môi trường phải tự nhiên, khôi lượng kiến thức không quá tải, không tăng thời gian của bài học.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn địa lý THCS thông qua các chương, các bài cụ thể, thể hiện ở 3 mức độ (mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ).
1. Đối với học sinh:
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý THCS với mục tiêu là: Giúp học sinh biết:
- Trái đất và các thành phần tự nhiên của trái đất, đó chính là môi trường sống và tồn tại của con người, vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ các thành phần của tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Mối quan hệ giữa dân cư ( bùng nổ dân số, đô thị hoá, hoạt động sản xuất của con người) và môi trường.
- Một số vấn đề về khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế ở từng châu lục.
- Các vấn đề môi trường đặt ra ở Việt Nam nói chung, ở các vùng và các địa phương trên cả nước nói riêng (hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường).
- Học sinh có kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó.
- Có biện pháp, hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường.
- Học sinh tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữ gìn bảo vệ các thành phần của môi trường tự nhiên (rừng, nước, không khí, đất đai).
- ủng hộ các hoạt động, các chính sách bảo vệ môi trường, phê phán các họat động, các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
2. Đối với giáo viên:
Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp, phương pháp đòi hỏi học sinh phải bộc lô được nhận thức, quan điểm, ý thức, thái độ, đưa ra các biện pháp giải quyết trước các vấn đề của môi trường. Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng.
* Các phương pháp dạy hoc:
- Phương pháp trực quan: Sử dụng tranh, ảnh địa lý, sử dụng băng, đĩa hình.
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa.
- Phương pháp dạy học theo dự án.
Tuy nhiên phải căn cứ vào các nội dung cụ thể của từng bài, xác định nội dung đó thể hiện ở mức độ nào ? (Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận hay mức độ liên hệ) và phụ thuộc vào đối tượng học sinh ở từng địa phương để vận dụng các phương pháp trên cho phù hợp và có hiệu quả. Ngoài các phương pháp trên còn phải lưu ý đến điều tra, đánh giá học sinh.
Trong quá trình dạy học, vai trò của người thầy tổ chức hướng dẫn học sinh. Còn học sinh là người chủ động thao tác và tìm tòi các kiến thức trên các kênh chữ, kênh hình, tự rút ra nhận xét, kết luận dưới sự trợ giúp của thầy.
II. Các bước tiến hành dạy những bài có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Xác định tên bài
- Địa chỉ tích hợp (ở mức độ ?)
- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi).
- Giáo viên xác định phương pháp dạy học cho phù hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
Cô thÓ:
* Sử dụng phương pháp đàm thoại:
- Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học.
- Hệ thống hỏi - đápl là cốt lõi của phương pháp đàm thoại.
VD: Bài 2 - Lớp 9
"Dân số và gia tăng dân số"
Dạy mục II - Gia tăng dân số
Giáo viên có thể đặt câu hỏi:
Dân số đông và tăng nhanh dã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường như thế nào ? Biện pháp giải quyết ?
* Phương pháp trực quan:
+ Việc sử dụng phương tiện trực quan có một ý nghĩa rất lớn, bởi vì học sinh chỉ có thể quan sát được một số vấn đề về môi trường nơi em đang sống, còn phần lớn các vần đề về môi trường ở Việt Nam và trên thế giới thì học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp, mà chỉ có thể nhận biết được trên các phương tiện trực quan.
+ Phương pháp trực quan là những phương tiện có thể lĩnh hội (tri giác) nhờ sự hỗ trợ các tín hiệu ngoài lời giảng của giáo viên. bản chất của phương pháp này là cách thức, hệ thống các cách sử dụng các phương tiện trực quan để phát hiện khai thác và lĩnh hội kiến thức.
Phương tiện trực quan trong dạy học địa lý khá đa dạng, song loại phương tiện trực quan có nhiều kĩ năng giáo dục môi trường cho học sinh là các tranh, ảnh, băng, đĩa hình có nội dung về các vấn đề môi trường.
* Phương pháp sử dụng tranh, ảnh địa lý:
- Việc sử dụng các tranh, ảnh có nội dung về môi trường giúp học sinh dễ dàng nhận biết các vấn đề về môi trường như hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hiện tượng xói mòn đất ở những vùng đất trống, đồi trọc
+ Cùng bức tranh SGK, trong khi dạy địa lý giáo viên nên sử dụng những hình ảnh minh hoạ có nội dung địa lý (những hình ảnh minh hoạ đó có lựa chọn và sắp xếp theo từng chủ đề)
+ Bản chất của phương pháp sử dụng tranh ảnh địa lý là phương pháp: Hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích tranh, ảnh để lĩnh hội kiến thức.
+ Khi dẫn dắt học sinhquan sát trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh đó thể hiện hiện tượng gì ? Vấn đề gì ? ở đâu ? Và mô tả hiện tượng - Cuối cùng gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
Như vậy, khi sử dụng bức ảnh giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu học sinh vẫn dụng những kiến thức đã học - giải thích các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh, ảnh.
VD: Lớp 7: Khi dạy bài:
ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà
Sử dụng ảnh: 17.3 - SGK
- Mục đích quan sát: Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm nước ở đới ôn hoà
- Tên bức tranh: "Thuỷ triều đen trên Đại Tây Dương do tai nạn của tàu trở dầu".
- Bức tranh thểt hiện hiện tượng ô nhiễm môi trường nước biển ở Đại Tây Dương.
- Mô tả hiện tượng: Váng dầu loang trên vùng biển.
- Nguyên nhân: Do tai nạn chở dầu
- Hậu quả: Váng dầu làm ô nhiễm nước biển
Lưu ý: Việc lựa chọn tranh, ảnh cho học sinh quan sát, trước hết phải phù hợp với nội dung và càng thể hiện được nhiều dấu hiệu càng tốt. Tranh ảnh phải rõ ràng, đẹp.
Trong dạy học địa lý, giáo viên nên triệt để sử dụng tranh ảnh minh
hoạ trong SGK, bởi vì đó là những phương tiện minh hoạ đã được
lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể, điển hình nhất.
* Phương pháp sử dụng băng, đĩa hình
Phương pháp sử dụng băng, đĩa hình là phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm trong việc cung cấp những thông tin về môi trường bằng hình ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khai thác kiến thức. Khi sử dụng băng, đĩa hình, giáo viên theo các bước sau:
- Bước 1: Định hướng nhận thức (mục đích, yêu cầu và những vấn đề cần tìm hiểu).
- Bước 2: Giáo viên mở băng hình cho học sinh xem từng đoạn, sau mỗi đoạn giáo viên tắt băng và đặt câu hỏi nhằm vừa kiểm tra nhận thức của học sinh, vừa gợi ý để học sinh nêu nên những ý quan trọng nhất trong đoạn băng hình vừa xem.
- Bước 3: Kết thúc: Khi hết băng giáo viên yêu cần học sinh nêu các ý quan trọng nhất trong đoạn băng hình vừa xem. Cuối cùng giáo viên tóm tắt, củng cố và khắc sâu những nội dung chính.
VD: Địa lý lớp 6 - Bài 12
Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất.
Giáo viên sử dụng băng "Núi lửa"
- Bước 1: Những vấn đề cần tìm hiểu
+ Sự hình thành núi lửa
+ Sự phân bố núi lửa trên trái đất
+ Lợi ích và tác hại của núi lửa
- Bước 2:
Giáo viên mở băng cho học sinh xem tằng đoạn và đạt câu hỏi sau cho mỗi đoạn
+ Đoạn 1: Sự hình thành núi lửa
Câu hỏi: Núi lửa được hình thành như thế nào ?
+ Đoạn 2: Sự phân bố của núi lửa trên trái đất.
Câu hỏi: Trên trái đát núi lửa được phân bố chủ yếu ở những khu vực nào ?
+ Đoạn 3: Lợi ích và tác hại của núi lửa
Câu hỏi: hãy nêu lợi ích và tác hại của núi lửa đối với đời sống, sản xuất và môi trường.
- Bước 3: Học sinh nhắc lại những ý chính đã nhận thức được qua băng hình, sau đó giáo viên tóm tắt, củng cố và chuẩn xác kiến thức.
* Phương pháp thảo luận:
Tổ chức cho học sinh thảo luận theo lớp hoặc nhóm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
- Phương pháp này tạo cho học sinh cơ hội trình bày ý kiến của mình và nghe ý kiến của các bạn trong lớp về một vấn đề nào đó.
- Chủ đề thảo luận là những vấn đề về môi trường có liên quan đến nội dung bài học, qua thảo luận giáo viên có thể đánh giá được sự hiểu biết, thái độ, cảm xúc của học sinh, giúp học sinh hình thành chính kiến có cơ sở của mình đối với vấn đề đang thảo luận.
- Trước hết giáo viên cần xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được trong buổi thảo luận, sau đó nêu vấn đề hoặc một số câu hỏi thích hợp để học sinh thảo luận.
+ Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận.
+ Bước 2: Học sinh thảo luận (cả lớp hoặc nhóm)
+ Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính.
VD: Bài 38, 39 Địa lý 9
Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ thiên nhiên môi trường biển đảo
- Vấn đề thảo luận: Để phát triển bền vững các ngành kinh tế biển cần phải quan tâm đến những vấn đề gì ? Nêu một số biện pháp cụ thể ?.
- Mục tiêu thảo luận:
Học sinh cần nêu được
+ Những vấn đề quan tâm: Bảo vệ nguồn tài nguyên biển, chống ô nhiễm môi trường biển.
+ Biện pháp: Không khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên biển, không để xẩy ra sự cố tràn dầu, hạn chế chất thải ra biển từ các nhà máy, các đo thị....
* Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp tạo ta tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.
- Bước 1: Đặt vấn đề (tạo tình huống có vấn đề)
- Bước 2: Giải quyết vấn đề (tìm phương án giải quyết các giả thuyết)
- Bước 3: Kết luận: Khẳng định hay bác bỏ các phương án trên các giả thuyết đã nêu.
VD: Bài 14 - Địa lý 7
Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hoà
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề - tạo tình huống có vấn đề
Hình thức làm nương rẫy với kinh tế sản xuất lạc hậu ở một số nước đang phát triển đã làm suy thoái đát và duy giảm diện tích rừng. Vậy hoạt động kinh tế ở các nước phát triển với việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường.
- Bước 2: Giải quyết vấn đề
+ Học sinh có thể đưa ra các giả thuyết. Trong sản xuất nông nghiệp các nước phát triển đã sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,....
- Bước 3: Kết luận
Lượng phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa ... làm ô nhiễm không khí, đất và nước.
* Phương pháp tham quan, điều tra, đánh giá thực địa.
Ph¬ng ph¸p tham quan, ®iÒu tra, ®¸nh gi¸ thùc ®Þa lµ ph¬ng ph¸p cã hiÖu qu¶ nhÊt trong gi¸o dôc m«i trêng, gióp häc sinh c¶m nhËn ®îc sù phong phó, ®a dang, vÎ ®Ñp cña thiªn nhiªn, thÊy ®îc hiÖn tr¹ng còng nh mét sè vÊn ®Ò cña m«i trêngs, nguyªn nh©n vµ hËu qu¶ cña sù suy gi¶m, suy tho¸i m« nhiÔm m«i trêng.
+ Tæ chøc cho häc sinh ®i tham quan, häc tËp ë c¸c khu b¶o tån thiªn nhiªn, danh lam th¾ng c¶nh, khu chÕ xuÊt ....
+ Tæ chøc nhãm cho häc sinh ®iÒu tra, kh¶o s¸t t×nh h×nh m«i trêng cña ®Þa ph¬ng – sau viÕt b¸o c¸o (kÕt qu¶ kh¶o s¸t, ph¬ng ¸n c¶i thiÖn m«i trêng)
+ Phï hîp víi ®iÒu kiÖn m«i trêng vµ th¸i ®é häc sinh
* Phương pháp dạy học theo dự án:
Dự án "Tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương"
+ Xác định chủ đề: Mỗi nhóm chọn một trong những vấn đề tiêu biểu cho môi trường ở địa phương như: ô nhiễm nước, không khí, đất, suy giải tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật.
+ Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện
- Đề cương:
- Thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương
- Nguyên nhân gây ô nhiễm
- Hậu quả
- Giải pháp
- Những việc cần làm: Tham quan, tìm hiểu và phương pháp tiến hành
- Việc cần làm: Thu thập thông tin, xử lý thông tin, viết báo cáo (thời gian một tuần).
- Phương pháp: - Khảo sát thực địa
- Phân tích các tài liệu địa lý địa phương, viết báo cáo các vấn đề môi trường của các cơ quan có thẩm quyền.
- Phỏng vấn người dân địa phương.
+ Thực hiện dự án:
- Lựa chọn địa điểm khảo sát
- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin về hiện trạng môi trường, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp giải quyết.
+ Giới thiệu sản phẩm: (bài viết, biểu đồ, tranh ảnh)
+ Đánh giá dự án:
- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm
- Giáo viên tổng kết đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng nhóm.
Vậy, giáo dục bảo vệ môi trường sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Giáo viên vận dụng phương pháp dạy học phù hợp nhằm giúop học sinh nắm vững các kiến thức về môi trường, từ đó rèn luyện được các kĩ năng, hành vi, thái độ, tình cảm của các em đối với môi trường
C. Kết luận:
1, Kết quả nghiên cứu:
Trên đây là một số phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường môn Địa lý THCS, nhưng do kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều, khả năng hạn chế nên phạm vi khuôn khổ đề tài còn hạn chế. tuy nhiên qua công tác và thực tế giảng dạy đề tài mà tôi nghiên cứu đã tỏ ra thành công bước đầu. Hầu hết học sinh đã được học tập theo phương pháp mới
Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua bộ môn Địa lý giúp các em nắm vững các kiến thức về môi trường, rèn luyện các em kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó. Từ đó các em có biện pháp hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường. Bảo vệ môi trường.
Giáo dục các em tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữa gìn, bảo vệ các thành phần của môi trường tự nhiên (rừng, nước, không khí, đất đai ...) ủng hộ các hoạt động, các chính sách bảo vệ môi trường, phê phán các hoạt động, các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Với phương pháp phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh, giáo viên đã phát hiện ra những em có năng lực học tập thực sự.
Trước khi học chuyên đề, khảo sát 25 em, có 20 em còn lúng túng trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, quan sát, nhận xét, phân tích tranh ảnh .... Để rút ra kết luận còn hạn chế. Sau khi thực hiện chuyên đề, chỉ còn 2 - 3 em kxy năng còn lúng túng nhưng đã nắm bắt được phương pháp học tập.
Từ thực nghiệm nhỏ này đã khẳng định đúng hướng đề tài. Đồng thời đã nói lên được tác dụng cảu các phương pháp đó trong quá trình giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường - Đó là kết quả đề tài tôi đã nghiên cứu.
3. Bài học rút ra và đề nghị:
Từ bước đầu nghiên cứu phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường môn Địa lý THCS. Tôinhận thấy việc cung cấp cho học sinh những kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường là việc làm rất cần thiết, phục vụ thiết thực trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc thực hiện phương pháp dạy học phù hợp "Lấy học sinh làm trung tâm" đã khơi dậy cho học sinh chủ động lĩnh hội tri thức khoa học mà thầy giáo là người giữ vai trò chủ động trong việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Phát huy trí thông minh, sáng tạo, hình thành lòng ham hiểu biết, khám phát, tác phong lao động
học tập khoa học nghiêm túc. Qua việc học tập các em nắm vững các kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu. Rèn luyện cho các em kỹ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó. Có biện pháp hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề của môi trường, bảo vệ môi trường. Giáo dục các em tôn trọng yêu quý thiên nhiên. Giữ gìn, bảo về các thành phần của môi trường tự nhiên. ủng hộ cho các hoạt động, các chính sách bảo vệ môi trường, phê phán các hoạt động, các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Dù có cố gắng nghiên cứu đề tài nhưng khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các em học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đồng Văn, ngày 10 tháng10 năm 2009
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: TrUong Quang Khanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)