CĐ phương pháp dạy học nhóm -THPTNT_Trà Vinh
Chia sẻ bởi Trần Thị Loan Phương |
Ngày 21/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: CĐ phương pháp dạy học nhóm -THPTNT_Trà Vinh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Trường THPT Nhị Trường Cầu Ngang -Trà Vinh
Chuyên đề:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “ NHÓM HỢP TÁC”
Lí do chọn đề tài:
Tuổi Trẻ Cuối Tuần thực hiện cuộc khảo sát với 664 học sinh hai bậc THCS và THPT tại TP.HCM, với câu hỏi: “Bạn thích giáo viên sử dụng phương pháp nào trong bài giảng?”: chỉ có 4,7% học sinh hài lòng với phương pháp giáo viên đọc - học sinh chép trong khi 67,5% học sinh thích bài giảng có minh họa bằng hình ảnh; 66,3% thích được đi thực tế; 48,5% thích trao đổi, thảo luận nhóm; 8,6% học sinh thích thầy cô ra nhiều bài tập, 30,6% thích phương pháp thuyết trình, sắm vai...
Trước tình hình thực tế hiện nay, đất nước ta lại đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới hội nhập quốc tế. Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để con người Việt Nam nói chung và học sinh nói riêng có thể chiếm lĩnh và vận dụng tri thức một cách hiệu quả.
Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Mỗi một người giáo viên hôm nay đang gánh vác trọng trách đào tạo thế hệ trẻ tương lai cho đất nước. Vì thế, người giáo viên luôn trăn trở làm thế nào để học sinh có thể chủ động học tập, nắm vững kiến thức trên cơ sở hiểu biết thực sự chứ không phải là lối học sáo mòn ( đọc- chép) và kiến thức đọng lại trong đầu học sinh chẳng là bao. Hơn nữa, thực tế hiện nay đa số học sinh không thích học môn văn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó không thể không nói đến nguyên nhân là do phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều từ phía người dạy, dạy chay học chay. Chính lí do đó sẽ tạo ra tâm lí nhàm chán, không tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế, vấn đề băn khoăn, trăn trở cấp thiết hiện nay là làm sao, làm thế nào để cho học sinh cảm thấy yêu thích môn ngữ văn, làm sao để cho các em thấy rằng mỗi tiết học là một quá trình hợp tác, đồng sáng tạo, các em chủ động tìm tòi, phát hiện và nắm vững trọn vẹn kiến thức một cách khoa học.. Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ việc đổi mới phương pháp dạy học.
Nội dung
Mục đích đổi mới phương pháp dạy học
Việc đổi mới phương pháp vẫn dựa trên tinh thần kế thừa phương pháp cũ. Hiện nay có nhiều phương pháp mới và mỗi phương pháp đều có tính ưu việt riêng của nó. Nhưng mục đích chung của mỗi phương pháp mới là đều hướng học sinh đến sự tích cực, chủ động học tập, chủ động tìm tòi và phát huy tính sáng tạo của bản thân. Học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức khoa học trong sách vở mà còn phải hiểu và ứng dụng được vào trong cuộc sống xã hội thực tiễn, dám nghĩ, dám làm. Đồng thời còn tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác. Đây chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu của con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập thế giới. Đó chính là mục đích chung của việc đổi mới phương pháp dạy học. Còn mục đích riêng của việc đổi mới phương pháp ở bộ môn ngữ văn là:
Thứ nhất là nâng cao năng lực đọc – hiểu cho học sinh. Học sinh phải đọc văn bản, tự tìm hiểu nội dung văn bản thông qua hướng dẫn của giáo viên. Kiến thức mà các em có được là kết quả làm việc của cả thầy và trò.
Thứ hai là từ những cơ sở trên hình thành văn hóa đọc cho học sinh.
Thứ ba là nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo và tăng cường khả năng giao tiếp cho học sinh
Cuối cùng là rèn luyện cho học sinh tính cần cù, siêng năng, biết tự giác học tập và làm việc.
Đề xuất phương pháp dạy học mới: dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác ( Cooperative Learning)
Hiện nay, trong tất cả các phương pháp mới thì phương pháp “ Nhóm chuyên gia” trong “dạy học hợp tác” được xem là một trong những phương pháp dạy học tích cực.
Việc học yêu cầu học sinh phải làm chứ không phải là cái đã làm sẵn cho học sinh. Người học không phải là khán giả của trận đấu thể thao mà phải tham gia trực tiếp và tích cực. Giống như những nhà leo núi, học sinh có thể dễ dàng đo được chiều cao của việc học khi họ là thành viên của “nhóm hợp tác” ( Cooperative Groups).
Hợp tác là làm việc cùng nhau để hoàn thành những mục tiêu chung. Mỗi cá nhân phải tìm kiếm kết quả có lợi cho bản thân và những thành viên khác của nhóm. Dạy học hợp tác
Chuyên đề:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “ NHÓM HỢP TÁC”
Lí do chọn đề tài:
Tuổi Trẻ Cuối Tuần thực hiện cuộc khảo sát với 664 học sinh hai bậc THCS và THPT tại TP.HCM, với câu hỏi: “Bạn thích giáo viên sử dụng phương pháp nào trong bài giảng?”: chỉ có 4,7% học sinh hài lòng với phương pháp giáo viên đọc - học sinh chép trong khi 67,5% học sinh thích bài giảng có minh họa bằng hình ảnh; 66,3% thích được đi thực tế; 48,5% thích trao đổi, thảo luận nhóm; 8,6% học sinh thích thầy cô ra nhiều bài tập, 30,6% thích phương pháp thuyết trình, sắm vai...
Trước tình hình thực tế hiện nay, đất nước ta lại đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới hội nhập quốc tế. Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để con người Việt Nam nói chung và học sinh nói riêng có thể chiếm lĩnh và vận dụng tri thức một cách hiệu quả.
Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Mỗi một người giáo viên hôm nay đang gánh vác trọng trách đào tạo thế hệ trẻ tương lai cho đất nước. Vì thế, người giáo viên luôn trăn trở làm thế nào để học sinh có thể chủ động học tập, nắm vững kiến thức trên cơ sở hiểu biết thực sự chứ không phải là lối học sáo mòn ( đọc- chép) và kiến thức đọng lại trong đầu học sinh chẳng là bao. Hơn nữa, thực tế hiện nay đa số học sinh không thích học môn văn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó không thể không nói đến nguyên nhân là do phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều từ phía người dạy, dạy chay học chay. Chính lí do đó sẽ tạo ra tâm lí nhàm chán, không tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế, vấn đề băn khoăn, trăn trở cấp thiết hiện nay là làm sao, làm thế nào để cho học sinh cảm thấy yêu thích môn ngữ văn, làm sao để cho các em thấy rằng mỗi tiết học là một quá trình hợp tác, đồng sáng tạo, các em chủ động tìm tòi, phát hiện và nắm vững trọn vẹn kiến thức một cách khoa học.. Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ việc đổi mới phương pháp dạy học.
Nội dung
Mục đích đổi mới phương pháp dạy học
Việc đổi mới phương pháp vẫn dựa trên tinh thần kế thừa phương pháp cũ. Hiện nay có nhiều phương pháp mới và mỗi phương pháp đều có tính ưu việt riêng của nó. Nhưng mục đích chung của mỗi phương pháp mới là đều hướng học sinh đến sự tích cực, chủ động học tập, chủ động tìm tòi và phát huy tính sáng tạo của bản thân. Học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức khoa học trong sách vở mà còn phải hiểu và ứng dụng được vào trong cuộc sống xã hội thực tiễn, dám nghĩ, dám làm. Đồng thời còn tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác. Đây chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu của con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập thế giới. Đó chính là mục đích chung của việc đổi mới phương pháp dạy học. Còn mục đích riêng của việc đổi mới phương pháp ở bộ môn ngữ văn là:
Thứ nhất là nâng cao năng lực đọc – hiểu cho học sinh. Học sinh phải đọc văn bản, tự tìm hiểu nội dung văn bản thông qua hướng dẫn của giáo viên. Kiến thức mà các em có được là kết quả làm việc của cả thầy và trò.
Thứ hai là từ những cơ sở trên hình thành văn hóa đọc cho học sinh.
Thứ ba là nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo và tăng cường khả năng giao tiếp cho học sinh
Cuối cùng là rèn luyện cho học sinh tính cần cù, siêng năng, biết tự giác học tập và làm việc.
Đề xuất phương pháp dạy học mới: dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác ( Cooperative Learning)
Hiện nay, trong tất cả các phương pháp mới thì phương pháp “ Nhóm chuyên gia” trong “dạy học hợp tác” được xem là một trong những phương pháp dạy học tích cực.
Việc học yêu cầu học sinh phải làm chứ không phải là cái đã làm sẵn cho học sinh. Người học không phải là khán giả của trận đấu thể thao mà phải tham gia trực tiếp và tích cực. Giống như những nhà leo núi, học sinh có thể dễ dàng đo được chiều cao của việc học khi họ là thành viên của “nhóm hợp tác” ( Cooperative Groups).
Hợp tác là làm việc cùng nhau để hoàn thành những mục tiêu chung. Mỗi cá nhân phải tìm kiếm kết quả có lợi cho bản thân và những thành viên khác của nhóm. Dạy học hợp tác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Loan Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)