CĐ muối ngậm nước(Powpoin)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tâm | Ngày 23/10/2018 | 150

Chia sẻ tài liệu: CĐ muối ngậm nước(Powpoin) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ TINH NGẬM NƯỚC(TINH THỂ HIĐRAT HÓA)
A. Giúp học sinh làm quen với khái niệm về tinh thể ngậm nước (Tinh thể hiđrat)
Thành phần tinh thể ngậm nước (tinh thể hiđrat) gồm:
+ Phần khan là phần không chứa nước kết tinh như:
CuSO4; Na2CO3; MgSO4……
+ Phần nước kết tinh là phần nước có trong tinh thể hiđrat:
VD: Có 5 phân tử H2O trong 1 phân tử CuSO4 .5H2O.
Có 10 phân tử H2O trong 1 phân tử Na2CO3.10H2O…..
- Tinh thể ngậm nước (tinh thể hiđrat) là những tinh thể có chứa nước kết tinh.
VD: CuSO4 .5H2O; Na2CO3 .10H2O; MgSO4.7H2O;
FeSO4.7H2O; ZnSO4 .7H2O; CaCl2.6H2O; MnSO4 .7H2O;
FeCl3.6H2O; MgCl2.6H2O.
- Khi hòa tan tinh thể hiđrat vào nước thì nồng độ dung dịch là nồng độ của phần khan trong dung dịch.
VD: Hòa tan 25g CuSO4 .5H2O vào 275g nước thì thu được 300 gam dung dịch CuSO4 4%.
* Giả sử công thức tổng quát của tinh thể là: A.xH2O
Trong đó:
A là CTHH của chất khan; x là số phân tử nước kết tinh
I. Tính thành phần % của chất khan và của nước kết tinh có trong tinh thể hiđrat.
* Các bước tiến hành
Bước 1. Tính khối lượng mol của tinh thể.
M tinh thể = MA + M nước kết tinh
B. Các dạng bài tập.
* Ví dụ
1) Tính TP% về khối lượng của muối khan và của nước kết tinh có trong CuSO4.5H2O.
Bước 2. Tính thành phần % của muối khan và nước kết tinh có trong tinh thể.
2) Xác định công thức hóa học của Na2CO3 ngậm H2O. Biết rằng trong đó H2O kết tính chiếm 62,94% về khối lượng.
Đặt CTHH là: Na2CO3 . x H2O
Cách 1.
Cách 2. % Na2CO3 = 100% - 62,94% = 37,06%
Vậy CTHH tìm được là: Na2CO3. 10H2O
3) Xác định công thức hóa học của MgSO4 ngậm H2O. Biết rằng trong đó MgSO4 chiếm 48,8% về khối lượng.
Đặt CTHH là: MgSO4. xH2O
Cách 1.
Cách 2. %H2O = 100% - 48,8% = 51,2%
Vậy CTHH tìm được là: MgSO4. 7H2O
II. Tính khối lượng của chất khan và của nước kết tinh có trong tinh thể hiđrat.
* Lưu ý:
* Ví dụ
1) Tính khối lượng của CuSO4 và của H2O kết tinh có trong 50 gam CuSO4.5H2O.
2) Xác định CTHH của một muối ngậm nước. Biết rằng trong muối này có 54,4 gam CaSO4 và 14,4 gam nước kết tinh.
Vậy CTHH tìm được là: CaSO4. 2H2O
III. Thêm muối ngậm nước vào dung dịch cho sẵn.
* Dạng toán này thường lấy muối ngậm nước cho vào dung dịch cho sẵn và có cùng tên chất tan như: Thêm CuSO4. 5H2O vào dung dịch CuSO4 và yêu cầu tính nồng độ % của dung dịch thu được sau khi pha trộn nên ta áp dụng ĐLBTKL để tính khối lượng dung dịch tạo thành.
m dung dịch thu được = m tinh thể + m dung dịch cho sẵn
m chất tan trong dd thu được = m chất tan trong tinh thể + m chất tan trong dd cho sẵn
* Ví dụ.
1) Hòa 28,6 gam Na2CO3. 10H2O vào 171,4 gam dung dịch Na2CO3 12,369% để thu được dd có nồng độ % là bao nhiêu?
m dd thu được = 28,6 + 171,4 = 200 (gam)
2) Cần lấy bao nhiêu gam CuSO4 .5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để thu được 280 gam dung dịch CuSO4 16%.
Đặt khối lượng CuSO4 .5H2O là x gam và khối lượng dung dịch CuSO4 8% là y gam
Ta có: m dd thu được = x + y = 280 (1)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình sau:
IV. Hòa tan muối ngậm nước vào nước.
* Mục đích của dạng bài tập này là tính C%, CM và khối lượng riêng (D) của dung dịch thu được sau khi hòa tan muối ngậm nước vào nước,cho nên ta phải tính được:
m dung dịch thu được = m tinh thể + m nước hòa tan
V dung dịch thu được = V nước hòa tan + V nước kết tinh

Biết rằng khối lượng riêng của nước là 1g/ml
* Ví dụ.
1) Hòa tan 70 gam Fe(NO3)3 .6H2O vào 230 gam nước. Tính nồng độ %, nồng độ mol và khối lượng riêng của dung dịch thu được.
Ta có sơ đồ sau:
Fe(NO3)3 .6H2O + H2O tạo thành dung dịch Fe(NO3)3
a) Nồng độ % của dung dịch Fe(NO3)3
b) Nồng độ mol của dung dịch Fe(NO3)3
c) Khối lượng riêng của dung dịch Fe(NO3)3
2) Hòa tan hoàn toàn 43,8 gam CaCl2 .xH2O vào 156,2 gam H2O. Ta thu được dung dịch CaCl2 11,1%. Xác định CTPT của muối ngậm nước trên.
Mà: 111 + 18.x = 219
x = 6
Vậy CTPT là: CaCl2. 6H2O
V. Cô cạn dung dịch (làm bay hơi nước có trong dung dịch)
* Khi nước bay hơi bớt thì sẽ có một phần chất tan kết tinh lại thành dạng tinh thể phần còn lại là dung dịch bão hòa.
* Ví dụ: Cho 600 gam dung dịch CuSO4 10% bay hơi ở nhiệt độ không đổi (200C) tới khi bay hết 400 gam nước, lúc đó sẽ có một phần CuSO4 kết tinh thành dạng tinh thể CuSO4.5H2O và dung dịch còn lại là dung dịch CuSO4 bão hòa ở 200C có nồng độ là 20%. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O.
Ở 200C, khí bay hết 400 gam nước, khối lượng hỗn hợp còn lại gồm tinh thể CuSO4.5H2O và dung dịch bão hòa.
Gọi x là khối lượng của tinh thể CuSO4.5H2O đã kết tinh
m dd bão hòa = (200 – x) (gam)
Nồng độ % của dung dịch bão hòa là:
Khối lượng dd còn lại = 600 – 400 = 200 (gam)
Vậy khối lượng tinh thể đã kết tinh là: 45,45 gam
VI. Bài tập về độ tan của muối trong nước.
* Độ tan của 1 chất là số gam tối đa chất đó tan trong 100 gam nước để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
* Khi nhiệt độ tăng, độ tan của các chất rắn thường tăng lên, nếu khí ấy ta hạ nhiệt độ dung dịch xuống thì sẽ có một phần chất tan không tan được nữa, phần chất tan này sẽ tách ra dưới dạng rắn (muối khan hoặc là muối ngậm nước).
* Ví dụ:
1) Hòa tan 7,18 gam NaCl vào 20 gam nước ở 200C thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ tan và nồng độ % của NaCl trong dung dịch bão hòa.
m dung dịch NaCl = 7,18 + 20 = 27,18 (gam)
2) Biết độ tan của KCl ở 400C là 40 gam. Tính khối lượng của KCl có trong 350 gam dung dịch bão hòa ở trên.
Khối lượng KCl có trong 350 gam dung dịch bão hòa là:
3) Tính khối lượng AgNO3 tách ra khỏi dung dịch khi làm lạnh 450 gam dung dịch bão hòa ở 800C xuống 200C. Biết độ tan của AgNO3 ở 800C là 668 gam và ở 200C là 222 gam.
+ Ở 800C
m dung dịch KCl với độ tan 40 gam = 100 + 40 = 140(gam)
+ Ở 200C
Vậy khối lượng AgNO3 tách ra khỏi dung dịch là:
391,4 – 130,092 = 261,308 (gam)
4) Làm lạnh 500 gam dung dịch Fe2(SO4)3 40% thấy tách ra 112,4 gam muối G và dung dịch còn lại bão hòa có nồng độ 30,96%. Xác định công thức của muối G.
Khối lượng Fe2(SO4)3 trong G: 200 – 120 = 80 (gam)
Khối lượng nước trong G: 112,4 – 80 = 32,4 (gam)
Vậy CTHH của G là: Fe2(SO4)3 .9H2O
xin chân thành cám ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)