Cca1 hành tinh hệ mặt trời
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hùng |
Ngày 19/03/2024 |
11
Chia sẻ tài liệu: cca1 hành tinh hệ mặt trời thuộc Địa lý 10
Nội dung tài liệu:
HỌC PHẦN I
CHƯƠNG II
BÀI:1. VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ CÁC HÀNH TINH
I. VŨ TRỤ
1.Khái niệm
- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà, trong đó có toàn bộ các thiên thể, kể cả hệ Mặt trời và Trái đất.
2. Đặc điểm
- Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể như: các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi,…
- Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó(trong đó có Trái đất) được gọi là Dãy Ngân Hà.
II. HỆ MẶT TRỜI
1.Khái niệm
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dãy Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh (dó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí.
2. Đặc điểm
- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất,Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
- Trong 8 hành tinh, có 6 hành tinh có vệ tinh riêng quay xung quanh chúng cùng môt lượng lớn các vật thể khác.
- Ngoài ra còn có vòng đai Kuiper và Oort.
Ngoài ra còn phân ra hành tinh nhóm trong và hành tinh nhóm ngoài.
+ Nhóm trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa.
+ Nhóm ngoài gồm: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.
Ranh giới giữa nhóm trong và nhóm ngoài là Sao Hỏa và Sao Mộc.
CÁC HÀNH TINH NHÓM TRONG
III.CÁC HÀNH TINH
1. THỦY TINH
- Sao thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất, cách Mặt trời 0,39 đơn vị thiên văn.
HÌNH ẢNH SAO THỦY
- Sao thủy nhỏ hơn Trái đất, đường kính bằng 0,33 đường kính Trái đất.
- Chu kì quay quanh Mặt trời của nó là 88 ngày (ngày trên Trái đất).
- Chu kì quay quanh trục 59 ngày.
- Sao thủy không có vệ tinh.
2. KIM TINH
- Sao Kim hay còn gọi là Kim tinh, Sao Hôm, Sao Mai là hành tinh đứng hàng thứ hai trong hệ Mặt Trời, cách xa Mặt trời 0,72 đơn vị thiên văn.
- Là hành tinh có khối lượng, kích thước, trọng lực và cấu tạo đất và đá giống Trái đất.
HÌNH ẢNH VỀ SAO KIM
- Chu kì quay quanh Mặt Trời của sao Kim bằng 225 ngày.
- Chu kì quay quanh trục của nó lại rất dài tới 243 ngày.
- Sao kim không có vệ tinh.
3. TRÁI ĐẤT
- Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.
- Trái Đất còn được biết tên với các tên "thế giới", "hành tinh xanh’’ hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật,trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.
4.HỎA TINH
- Sao Hỏa hay Hỏa Tinh là hành tinh thứ tư gần Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh thứ nhất có quỹ đạo nằm ở ngoài quỹ đạo của Trái Đất.
- Sao Hỏa giống Trái Đất về nhiều điểm: bốn mùa, hai cực có băng đá, một bầu khí quyển có mây, gió, bão, cát, một ngày dài độ 24 giờ,... Vì sự có mặt của một khí quyển tương đối dầy nên nhiều người tin là có thể có sự sống ở đây.
- Vì sự hiện diện của nhiều lòng sông khô nên nhiều nhà khoa học chắc chắn rằng trong quá khứ đã có một thời nước chảy trên bề mặt của Sao Hỏa.
HÌNH ẢNH SAO HỎA
- Cách xa Mặt Trời 1,52 đơn vị thiên văn,dường kính sao Hỏa bằng 0,52 dường kính Trái Đất
- Chu kì quay quanh Mặt Trời củ Sao Hỏa là 687 ngày.
- Chu kì quay quanh trục bằng 25 giờ.
- Sao Hỏa có 2 vệ tinh.
5. MỘC TINH
- Sao Mộc là hành tinh lớn nhất của Thái Dương Hệ và là hành tinh thứ năm nếu đếm từ Mặt Trời trở ra.
- Sao Mộc vốn là một hành tinh khí khổng lồ, được cấu tạo chủ yếu bởi hiđrô và hêli, bao quanh một lõi rắn chứa các nguyên tố nặng hơn.
- Sao Mộc là một hành tinh vĩ đại, nặng hơn gấp hai lần của tất cả 7 hành tinh còn lại của Thái Dương Hệ cộng lại.
HÌNH ẢNH SAO MỘC
- Cách Mặt Trời 5,2 đơn vị thiên văn,là hành tinh lớn nhất trong 9 hành tinh quay quanh Mặt Trời.
- Đường kính Sao Mộc lớn gấp 11,27 lấn Trái đất.
- Chu kì quay quanh Mặt trời là 12 năm.
- Chu kì quay quanh trục chỉ 10 giờ.
- Sao Mộc có 16 vệ tinh.
6. THỔ TINH
- Sao Thổ là hành tinh thứ sáu tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ nhì của Hệ Mặt Trời.
- Sao Thổ là một hành tinh khí khổng lồ (loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng do đó không có đất và đá giống như Trái Đất).
- Tuy lớn thứ nhì sau Sao Mộc nhưng khối lượng của Sao Thổ chưa bằng 1/3 khối lượng của Sao Mộc.
HÌNH ẢNH SAO THỔ
- Cách Mặt Trời 9,54 đơn vị thiên văn, đường kính s thổ lớn hơn đường kính Trái đất 9,44 lần.
- Chu kì quay quanh Mặt trời là 29 năm.
- Chu kì quay quanh trục chỉ 59 ngày.
- Sao Thổ không có vệ tinh.
7. THIÊN VƯƠNG TINH
- Sao Thiên Vương hay Thiên Vương Tinh hay Thiên Tinh là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ ba của Thái Dương Hệ nếu theo đường kính, hay thứ tự nếu theo khối lượng.
HÌNH ẢNH THIÊN VƯƠNG TINH
- Cách xa Mặt Trời 19,18 đơn vị thiên văn, đường kính Sao thiên Vương lớn hơn Trái đất 4,10 lần.
- Chu kì quay quanh Mặt trời là 84 năm.
- Chu kì quay quanh trục chỉ 16 giờ.
- Sao Thiên Vương có 15 vệ tinh.
8. HẢI VƯƠNG TINH
- Sao Hải Vương hay Hải Vương Tinh hay Hải Tinh là hành tinh thứ tám tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh có khối lượng lớn thứ ba trong Thái Dương Hệ.
- Sao Hải Vương còn là hành tinh xa Mặt Trời nhất.
HÌNH ẢNH HẢI VƯƠNG TINH
- Cách xa Mặt Trời 30,06 đơn vị thiên văn, đường kính Sao thiên Vương lớn hơn Trái đất 3,88 lần.
- Chu kì quay quanh Mặt trời là 165 năm.
- Chu kì quay quanh trục chỉ 18 giờ.
- Sao Hải Vương có 8 vệ tinh.
THE END
CHƯƠNG II
BÀI:1. VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ CÁC HÀNH TINH
I. VŨ TRỤ
1.Khái niệm
- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà, trong đó có toàn bộ các thiên thể, kể cả hệ Mặt trời và Trái đất.
2. Đặc điểm
- Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể như: các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi,…
- Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó(trong đó có Trái đất) được gọi là Dãy Ngân Hà.
II. HỆ MẶT TRỜI
1.Khái niệm
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dãy Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh (dó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí.
2. Đặc điểm
- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất,Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
- Trong 8 hành tinh, có 6 hành tinh có vệ tinh riêng quay xung quanh chúng cùng môt lượng lớn các vật thể khác.
- Ngoài ra còn có vòng đai Kuiper và Oort.
Ngoài ra còn phân ra hành tinh nhóm trong và hành tinh nhóm ngoài.
+ Nhóm trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa.
+ Nhóm ngoài gồm: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.
Ranh giới giữa nhóm trong và nhóm ngoài là Sao Hỏa và Sao Mộc.
CÁC HÀNH TINH NHÓM TRONG
III.CÁC HÀNH TINH
1. THỦY TINH
- Sao thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất, cách Mặt trời 0,39 đơn vị thiên văn.
HÌNH ẢNH SAO THỦY
- Sao thủy nhỏ hơn Trái đất, đường kính bằng 0,33 đường kính Trái đất.
- Chu kì quay quanh Mặt trời của nó là 88 ngày (ngày trên Trái đất).
- Chu kì quay quanh trục 59 ngày.
- Sao thủy không có vệ tinh.
2. KIM TINH
- Sao Kim hay còn gọi là Kim tinh, Sao Hôm, Sao Mai là hành tinh đứng hàng thứ hai trong hệ Mặt Trời, cách xa Mặt trời 0,72 đơn vị thiên văn.
- Là hành tinh có khối lượng, kích thước, trọng lực và cấu tạo đất và đá giống Trái đất.
HÌNH ẢNH VỀ SAO KIM
- Chu kì quay quanh Mặt Trời của sao Kim bằng 225 ngày.
- Chu kì quay quanh trục của nó lại rất dài tới 243 ngày.
- Sao kim không có vệ tinh.
3. TRÁI ĐẤT
- Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.
- Trái Đất còn được biết tên với các tên "thế giới", "hành tinh xanh’’ hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật,trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.
4.HỎA TINH
- Sao Hỏa hay Hỏa Tinh là hành tinh thứ tư gần Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh thứ nhất có quỹ đạo nằm ở ngoài quỹ đạo của Trái Đất.
- Sao Hỏa giống Trái Đất về nhiều điểm: bốn mùa, hai cực có băng đá, một bầu khí quyển có mây, gió, bão, cát, một ngày dài độ 24 giờ,... Vì sự có mặt của một khí quyển tương đối dầy nên nhiều người tin là có thể có sự sống ở đây.
- Vì sự hiện diện của nhiều lòng sông khô nên nhiều nhà khoa học chắc chắn rằng trong quá khứ đã có một thời nước chảy trên bề mặt của Sao Hỏa.
HÌNH ẢNH SAO HỎA
- Cách xa Mặt Trời 1,52 đơn vị thiên văn,dường kính sao Hỏa bằng 0,52 dường kính Trái Đất
- Chu kì quay quanh Mặt Trời củ Sao Hỏa là 687 ngày.
- Chu kì quay quanh trục bằng 25 giờ.
- Sao Hỏa có 2 vệ tinh.
5. MỘC TINH
- Sao Mộc là hành tinh lớn nhất của Thái Dương Hệ và là hành tinh thứ năm nếu đếm từ Mặt Trời trở ra.
- Sao Mộc vốn là một hành tinh khí khổng lồ, được cấu tạo chủ yếu bởi hiđrô và hêli, bao quanh một lõi rắn chứa các nguyên tố nặng hơn.
- Sao Mộc là một hành tinh vĩ đại, nặng hơn gấp hai lần của tất cả 7 hành tinh còn lại của Thái Dương Hệ cộng lại.
HÌNH ẢNH SAO MỘC
- Cách Mặt Trời 5,2 đơn vị thiên văn,là hành tinh lớn nhất trong 9 hành tinh quay quanh Mặt Trời.
- Đường kính Sao Mộc lớn gấp 11,27 lấn Trái đất.
- Chu kì quay quanh Mặt trời là 12 năm.
- Chu kì quay quanh trục chỉ 10 giờ.
- Sao Mộc có 16 vệ tinh.
6. THỔ TINH
- Sao Thổ là hành tinh thứ sáu tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ nhì của Hệ Mặt Trời.
- Sao Thổ là một hành tinh khí khổng lồ (loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng do đó không có đất và đá giống như Trái Đất).
- Tuy lớn thứ nhì sau Sao Mộc nhưng khối lượng của Sao Thổ chưa bằng 1/3 khối lượng của Sao Mộc.
HÌNH ẢNH SAO THỔ
- Cách Mặt Trời 9,54 đơn vị thiên văn, đường kính s thổ lớn hơn đường kính Trái đất 9,44 lần.
- Chu kì quay quanh Mặt trời là 29 năm.
- Chu kì quay quanh trục chỉ 59 ngày.
- Sao Thổ không có vệ tinh.
7. THIÊN VƯƠNG TINH
- Sao Thiên Vương hay Thiên Vương Tinh hay Thiên Tinh là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ ba của Thái Dương Hệ nếu theo đường kính, hay thứ tự nếu theo khối lượng.
HÌNH ẢNH THIÊN VƯƠNG TINH
- Cách xa Mặt Trời 19,18 đơn vị thiên văn, đường kính Sao thiên Vương lớn hơn Trái đất 4,10 lần.
- Chu kì quay quanh Mặt trời là 84 năm.
- Chu kì quay quanh trục chỉ 16 giờ.
- Sao Thiên Vương có 15 vệ tinh.
8. HẢI VƯƠNG TINH
- Sao Hải Vương hay Hải Vương Tinh hay Hải Tinh là hành tinh thứ tám tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh có khối lượng lớn thứ ba trong Thái Dương Hệ.
- Sao Hải Vương còn là hành tinh xa Mặt Trời nhất.
HÌNH ẢNH HẢI VƯƠNG TINH
- Cách xa Mặt Trời 30,06 đơn vị thiên văn, đường kính Sao thiên Vương lớn hơn Trái đất 3,88 lần.
- Chu kì quay quanh Mặt trời là 165 năm.
- Chu kì quay quanh trục chỉ 18 giờ.
- Sao Hải Vương có 8 vệ tinh.
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)