Cay tre viet nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hằng | Ngày 21/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: cay tre viet nam thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Đơn vị kiến thức

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
(SGK10,T 2,NXBGD)
Phân môn: Lí luận văn học
Số tiết : 2
Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu cấu trúc của một văn bản văn học (VBVH), tầng hàm nghĩa trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”?
(Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ)
Gợi ý trả lời
Cấu trúc một VBVH:
1
Tầng ngôn từ
2
Tầng hình tượng
3
Tầng hàm nghĩa
Gợi ý trả lời
Tầng hàm nghĩa trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”:
Nhân văn:
Vạch trần hiện thực XHPK với các tệ nạn xấu xa
Số phận con người trong XH bất công, phải tìm công lí ở cõi âm
Ca ngợi phẩm chất chính trực, dũng cảm, khát vọng chính nghĩa của con người.
I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong VBVH
1. Các khái niệm thuộc nội dung (ND)
1.1 Đề tài

Em hiểu thế nào về đề tài của VBVH?

Cho ví dụ minh họa?

1.1 Đề tài
Khái niệm: Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản (VB).
Nhận xét:
Có bao nhiêu hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài.
Lựa chọn đề tài biểu hiện khuynh hướng và ý đồ sáng tác của nhà văn
Ví dụ: Đề tài trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)
Tình yêu đôi lứa
Cuộc đời bất hạnh của người tài hoa
1.2 Chủ đề
Khái niệm: chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong VB. Những vấn đề chủ yếu, bức xúc nhất nổi lên từ đề tài buộc tác giả phải thể hiện bày tỏ thái độ, đánh giá.
Nhận xét:
Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào VB
Tác phẩm nhỏ, ngắn, đề tài hẹp  chủ đề lớn (Nam Quốc sơn hà)
Tác phẩm dài, đồ sộ, li kì  chủ đề nhỏ (Truyện kiếm hiệp, trinh thám…)
Mỗi VB có một hoặc nhiều chủ đề (Truyện Kiều, Sử thi Đăm Săn, Tam quốc…)

1.2 Chủ đề
Ví dụ: “Thầy bói xem voi”: Hạn chế của giác quan  hạn chế của nhận thức  phiến diện, sai lầm trong nhận định


1.2 Chủ đề
Ví dụ: “Đẽo cày giữa đường”: con người sống trong những luồng ý kiến khác nhau, đối lập nhau  phải có bản lĩnh để phân biết đúng sai, phán đoán để giữ vững chủ ý của mình


1.3 Tư tưởng

Khái niệm:
Tư tưởng là ý kiến của tác giả trước chủ đề, nghĩa là sự lí giải, nhận thức, tâm sự của tác giả với người đọc về chủ đề trong tác phẩm

1.3 Tư tưởng
Ví dụ: Tư tưởng trong “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố): lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc và sự trận trọng yêu thương những người nông dân bị áp bức
1.4 Cảm hứng nghệ thuật

Khái niệm:
Cảm hứng nghệ thuật là ND tình cảm chủ đạo của VB (trạng thái, tâm hồn, cảm xúc thể hiện đậm đà nhuần nhuyễn trong VB)

1.4 Cảm hứng nghệ thuật
Ví dụ:
“Truyện Kiều”  cảm hứng phê phán, đồng cảm, xót thương, bênh vực người phụ nữ.

“Tắt đèn”  Lòng căm phẫn, tố cáo bọn quan lại nông thôn, cũng như chính sách dã man của thực dân Pháp
Tiểu kết
Trong những vấn đề thuộc ND thì tư tưởng là quan trọng nhất
Người đọc cần đọc kĩ, dựa vào các yếu tố hình thức để nhận ra, suy nghĩ, phân tích  hiểu đúng VB
Các yếu tố ND thể hiện một cách tổng hợp, thống nhất trong VB
Bài tập áp dụng 1
Xác định ND tư tưởng bài ca dao sau:
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ?
Chim vào lồng biết thủa nào ra?”
Gợi ý
Đề tài: tình yêu đôi lứa

Chủ đề: lời trách móc thầm kín, than vãn trước duyên phận dở dang, éo le của nhân vật trữ tình.

ND tư tưởng: thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn, sự đồng cảm với tâm sự, nỗi lòng người con gái trước sự hẩm hiu của duyên tình.
2. Các khái niệm thuộc hình thức
2.1 Ngôn từ
Khái niệm: Ngôn từ là vật liệu, công cụ “lớp vỏ” đầu tiên của tác phẩm văn học, được thể hiện trong câu, đoạn, hình ảnh, giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (mang cá tính sáng tạo của nhân vật)
Ví dụ:

Ngôn từ phong phú linh hoạt, dí dỏm  Tô Hoài
Giàu cảm xúc, giản dị, tinh tế  Thạch Lam
Tài hoa, cổ tích, hiện đại  Nguyễn Tuân
Bài tập áp dụng 2
Phân tích ngôn từ nghệ thuật trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Gợi ý
Đoạn trích sử dụng lớp ngôn từ giàu hình ảnh, đa sắc thái. Sự việc được liệt kê liên tiếp: thuyền, buồm, ngọn nước, nội cỏ…
Từ láy gợi tâm trạng: thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm.
Điệp ngữ “buồn trông” lặp 4 lần
 Biện pháp tả cảnh: ngụ tình đặc sắc.
2.2 Kết cấu
Khái niệm: Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của VB thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh có ý nghĩa.
Bố cục là biểu hiện bên ngoài của kết cấu (chương, đoạn, hồi, cảnh…)
Có nhiều kiểu kết cấu: thời gian, không gian, đầu cuối tương ứng, hoành tráng (sử thi), bất ngờ (truyện trinh thám)
Bài tập áp dụng 3 (về nhà)
Dựa vào bản tóm tắt tác phẩm, phân tích kết cấu “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)?

2.3 Thể loại
Khái niệm: Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức VB thích hợp với ND VB
Các “loại” cơ bản: tự sự, trữ tình, kich…
Các “thể”: thơ, truyện, kí, kịch…
Mỗi thể loại được thể hiện đổi mới theo thời đại mang sắc thái cá nhân của nhà văn.

2.3 Thể loại
Ví dụ: Thơ lục bát:
Điêu luyện: Truyện Kiều – Nguyễn Du
Sang trọng, trau chuốt (Huy Cận)
Mượt mà, biến hóa (Tố Hữu)
Đậm chất dân gian (Nguyễn Bính, Nguyễn Du)
Chú ý:
Kết cấu, thể loại…chỉ tồn tại như hình thức của một ND nào đó.
Không có “HT thuần túy”  khái niệm “HT mang tính ND”.
II. Ý nghĩa quan trọng của ND & HT VBVH
1. Ý nghĩa
ND có giá trị là ND tư tưởng nhân văn sâu sắc, hướng con người tới chân – thiện – mĩ và tự do dân chủ.
HT có giá trị là HT phù hợp với ND. HT cần mới mẻ, hấp dẫn có tính nghệ thuật cao.
ND & HT không thể tách rời nhau, luôn thống nhất, chặt chẽ trong TPVH. ND tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong HT hoàn mĩ.
2.3 Thể loại
Nhận xét:
Thực tế vẫn tồn tại sự khập khiễng giữa ND & HT:
Nghiêng về ND  khô khan, bề bộn
Nghiêng về HT  nghèo nàn ít bổ ích
Phấn đấu sáng tác được những tác phẩm có giá trị, hài hòa giữa ND & HT: chân thật, mới mẻ, hấp dẫn,…  mơ ước của nhà văn.
Những tác phẩm ưu tú là tác phẩm đạt được sự thống nhất hoàn chỉnh giữa ND & HT.

III. Tổng kết
1. Ghi nhớ (SGK)
2. ND cơ bản cần khắc sâu:
Mối quan hệ giữa ND & HT
Khái niệm thuộc ND
Khái niệm thuộc HT
Phẩm chất của tác phẩm ưu tú (sự hài hòa của ND & HT)
IV. Luyện tập
1. Bài 2 (SGK) phân tích tư tưởng bài thơ “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)
2. Bài tập mở rộng: So sánh đề tài, chủ đề của 2 VBVH
“Đoàn thuyền đánh cá”
“Lặng lẽ Sa pa”
Gợi ý
Bài tập 2 (SGK)
Tư tưởng bài thơ:
Ca ngợi công lao và phẩm chất của người mẹ (người trồng cây, chăm quả & sinh con, nuôi con – người mẹ tổ quốc)
Băn khoăn, lo lắng, sợ rằng mình không xứng với sự mong mỏi của mẹ
Ý thức đền đáp công ơn của mẹ, tổ quốc.


Gợi ý (Bài tập mở rộng)
Giống nhau: xây dựng XHCN miền Bắc sau 1954
Khác nhau:
Tả một buổi đánh cá tập thể ban đêm trên biển (ĐTĐC)
Tả một chuyến đi và gặp gỡ của họa sĩ già (LLSP
Ca ngợi cuộc sống mới, cuộc sống lao động XHCN của ngư dân Quảng Ninh cuối những năm 50 thế kỷ 20 trong niềm vui hòa bình (ĐTĐC).
Ca ngợi những con người lao động mới với quan niệm và tinh thần lao động mới nơi rừng núi Sa Pa (LLSP)
Bài giảng đến đây là kết thúc!
Xin chân thành cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý thầy cô và các em học sinh.
Kính chúc quý thầy cô và các em sức khoẻ, hạnh phúc!
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Ngày sinh: 08/06/1987
Khoa: Ngữ Văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)