Cây rừng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích Liên | Ngày 03/05/2019 | 204

Chia sẻ tài liệu: cây rừng thuộc Địa lý

Nội dung tài liệu:

/
TRƯỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT HÒA BÌNH
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN – LƯU QUANG TRUNG












CÂY RỪNG



CHƯƠNG I: THỰC VẬT NGÀNH HẠT TRẦN

1. BỘ TUẾ
1.1. Họ Tuế - Cycadaceae
Họ có 10 chi, trên 100 loài. Phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Bắc và Nam bán cầu. Việt Nam có 1 chi (Cycas), 8 loài.
1.1.1. Đặc điểm chung của họ
- Cây gỗ thường xanh, thân khí sinh hình trụ tròn, thường không phân nhánh.
- Lá đơn, mọc xoắn ốc. Có hai loại lá xen cài, loại lá nhỏ hình vẩy, phủ lông màu gỉ sắt, loại lá lớn hình lông chim, xanh đậm tập trung trên ngọn.
- Cơ quan sinh sản có cấu tạo nón (các lá bào tử xếp xoắn ốc hoặc xếp vòng trên một trục có dạng nón). Nón đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc, mọc ở ngọn cây. Lá bào tử đực (nhị) hình vảy hoặc hình khiên xếp xoắn ốc, mặt dưới mang nhiều túi bào tử. Lá bào tử cái (lá noãn) xẻ thùy dạng lông chim mọc ở khoảng cách giữa hai loại lá sinh dưỡng, lá bào tử cái có cuống dài; men hai bên cuống có 2 – 8 lá noãn. Noãn (hạt) hình cầu bẹt hoặc trái xoan, thường có màu đỏ vàng.
1.1.2. Một số loài cây đại diện trong họ
* Cây vạn tuế (Cycas revoluta Thunb. )
Đặc điểm nhận biết
/
Thân và lá vạn tuế
/
Mặt sau lá

/
Nón đực
/
Nón cái

/

Noãn
/
Lá bào tử cái



- Cây thân gỗ, dạng cột có thể cao trên 5m, không phân cành.
- Lá đơn dài 50 – 150cm, tập trung trên ngọn. Phiến lá xẻ thùy đến giữa dạng lông chim, thùy lá nguyên, đầu nhọn dần, mép thùy cuộn về phía sau. Hai bên gốc cuống lá có gai.
- Nón đơn tính khác gốc, đính trên ngọn. Nón đực hình trụ tròn, lá bào tử đực hình nêm, hóa gỗ phủ lông nâu vàng, mặt sau mang nhiều bao phấn. Lá bào tử cái dạng lá mập, hình trứng, phủ dầy lông nâu vàng, phía trên xẻ thùy lông chim, men hai bên cuống mang 2 – 6 lá noãn.
- Hạt hình cầu bẹt, màu đỏ vàng.
Đặc tính sinh học và sinh thái học
Vạn tuế sinh trưởng chậm, tuổi thọ dài trên hàng trăm năm. Cây trên 10 tuổi có thể bắt đầu ra nón. Mùa ra nón hàng năm vào tháng 6 – 7. Hạt chín vào tháng 10 – 11. Vạn tuế mọc tốt nơi khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, ưa đất sâu thoát nước.
Phân bố địa lý
Vạn tuế phân bố tự nhiên ở miền Nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. Chưa gặp mọc tự nhiên ở Việt Nam. Hiện nay được gây trồng làm cảnh ở nhiều nơi.
Giá trị sử dụng
Vạn tuế là cây cảnh có giá trị. Tinh bột trong lõi có thể ăn được. Hạt có chất độc có thể dùng làm thuốc.
Khả năng kinh doanh, bảo tồn
Có thể nhân giống Vạn tuế bằng hạt, chồi gốc hoặc đoạn thân
* Cây Tuế lược (Cycas pectinata)
Đặc điểm nhận biết
/

Thân
/
Lá và nón cái

/
Nón đực
/
Lá bào tử cái

/
Lá bào tử đực
/
Noãn


- Cây thân gỗ dạng cột, cao 5 – 8m, thân thường phân nhánh đôi 1 – 2 lần.
- Lá đơn, xẻ thùy sâu hình lông chim, thùy lá dài, mép phẳng. Hai bên cuống lá có gai.
- Nón đực hình trụ tròn, thon 2 đầu, đỉnh lá bào tử đực có mũi nhọn. Lá noãn dài phủ lông màu nâu xẫm, phía trên xẻ thùy sâu dạng bàn tay xòe, thùy ở giữa dài nhất. Hai bên cuống mang 2 – 3 đôi lá noãn.
- Hạt hình trứng dài, nhẵn, màu vàng cam.
Đặc tính sinh học và sinh thái học
Tuế lược sinh trưởng chậm là loài cây ưa sáng và ưa ẩm, thường gặp trong rừng thứ sinh phục hồi, cũng có thể gặp ở ven suối nơi có độ cao dưới 800m so với mặt biển.
Phân bố địa lý
Ở Việt Nam có thể gặp Tuế lược ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận.
Giá trị sử dụng
Tuế lược là cây cảnh đẹp hiện thuộc nhóm (V).
Khả năng kinh doanh, bảo tồn
Cây có khả năng tái sinh chồi và hạt. Nhiều nơi đã thuần hóa làm cây cảnh.
2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)