Cây ngô

Chia sẻ bởi ham lauj | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: cây ngô thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô và các bạn
Nhóm số 10:








Xin giới thiệu về cây ngô
1) Pờ A Tứ
2) Hờ A Chỉnh
3) Lầu A Hạ
4) Giàng A Thi
5) Lò Thị Dịu
Đặc điểm thực vật học cây ngô
Ngô (Zea mays L.) là cây nông nghiệp một lá mầm thuộc chi Zea, họ hòa thảo. Các giống ngô ở Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Các bộ phận của cây ngô bao gồm: rễ, thân, lá, hoa (bông cờ, bắp ngô) và hạt.
Rễ ngô
a. Rễ mầm
- Rễ mầm sơ sinh (rễ phôi)
Rễ mầm sơ sinh (rễ chính) là cơ quan đầu tiên xuất hiện sau khi hạt ngô nảy mầm. Ngô có một rễ mầm sơ sinh duy nhất. Sau một thời gian ngắn rễ mầm sơ sinh có thể ra nhiều lông hút và nhánh.
- Rễ mầm thứ sinh 
Rễ mầm thứ sinh còn được gọi là rễ phụ. Rễ này xuất hiện từ sau sự xuất hiện của rễ chính và có số lượng khoảng từ 3 đến 7. Tuy nhiên, rễ mầm thứ sinh cùng với rễ mầm sơ sinh tạo thành hệ rễ tạm thời cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây trong khoảng thời gian 2 - 3 tuần đầu. Sau đó vai trò này nhường cho hệ rễ đốt.
Rễ đốt (còn gọi là rễ phụ cố định) phát triển từ các đốt thấp của thân, mọc vòng quanh các đốt dưới mặt đất bắt đầu lúc ngô được 3 - 4 lá. Số lượng rễ đốt ở mỗi đốt của ngô từ 8 - 16 . Rễ đốt ăn sâu xuống đất và có thể đạt tới 2,5m, thậm chí tới 5m, nhưng khối lượng chính của rễ đốt vẫn là ở lớp đất phía trên. Rễ đốt làm nhiệm vụ  cung cấp nước và các chất dinh dưỡng suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây ngô.
b. Rễ đốt
c. Rễ chân kiềng
Thân ngô
Rễ chân kiềng (còn gọi là là rễ neo hay rễ chống) mọc quanh các đốt sát mặt đất. Rễ chân kiềng to, nhẵn, ít phân nhánh, không có rễ con và lông hút ở phần trên mặt đất. Ngoài chức năng chính là bám chặt vào đất giúp cây chống đỡ, rễ chân kiềng cũng tham gia hút nước và thức ăn.
c. Rễ chân kiềng
Lá ngô
Có thể chia lá ngô làm 4 loại;
- Lá mầm: Là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với vỏ bọc lá.
- Lá thân: Lá mọc trên đốt thân, có mầm nách ở kẽ chân lá.
- Lá ngọn: lá mọc ở ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá.
- Lá bi: Là những lá bao bắp.
Lá ngô điển hình được cấu tạo bởi bẹ lá, bản lá (phiến lá) và lưỡi lá (thìa lìa, tai lá). Tuy nhiên có một số loại không có thìa lìa làm cho lá bó, gần như thẳng đứng theo cây. 
- Bẹ lá (còn gọi là cuống lá): Bao chặt vào thân, trên mặt nó có nhiều lông. Khi cây còn non, các bẹ lá lồng gối vào nhau tạo thành thân giả bao phủ, bảo vệ thân chính.
c. Rễ chân kiềng
- Phiến lá: Thường rộng, dài, mép lá lượn sóng, ở một số giống trên phiến lá có nhiều lông tơ. Lá ở gần gốc ngắn hơn, những lá mang bắp trên cùng dài nhất và sau đó chiều dài của lá lại giảm dần.
- Thìa lìa: Là phần nằm giữa bẹ lá và phiến lá, gần sát với thân cây. Tuy nhiên, không phải giống ngô nào cũng có thìa lìa.
 Số lượng lá, chiều dài, chiều rộng, độ dày, lông tơ, màu lá, góc lá và gân lá thay đổi tùy theo từng giống khác nhau. Số lá là đặc điểm khá ổn định ở ngô, có quan hệ chặt với số đốt và thời gian sinh trưởng. Những giống ngô ngắn ngày thường có 15 - 16 lá, giống ngô trung bình: 18 - 20 lá, giống ngô dài ngày thường có trên 20 lá.
Bông cờ và bắp ngô
a. Bông cờ (hoa đực)
Hoa đực nằm ở đỉnh cây, xếp theo chùm gồm một trục chính và nhiều nhánh. Hoa đực mọc thành bông nhỏ gọi là bông chét, bông con hoặc gié. Các gié mọc đối diện nhau trên trục chính hay trên các nhánh. Mỗi bông nhỏ có cuống ngắn và hai vỏ nâu hình bầu dục trên vỏ trấu có gân và lông tơ. Trong mỗi bông nhỏ có hai hoa: một hoa cuống dài và một hoa cuống ngắn. Ở mỗi hoa có thể thấy dấu vết thoái hoá và vết tích của nhụy hoa cái, quanh đó có ba chỉ đực mang ba nhị đực và hai mày cực nhỏ gọi là vẩy tương ứng với tràng hoa. Bao quanh các bộ phận của một hoa có hai mày nhỏ - mày ngoài tương ứng với lá bắc hoa và mày trong tương ứng với lá đài hoa.
b. Bắp ngô (hoa cái)
Hoa tự cái (bắp ngô) phát sinh từ chồi nách các lá, song chỉ 1 - 3 chồi khoảng giữa thân mới tạo thành bắp. Hoa có cuống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt trên cuống có một lá bi bao bọc. Trên trục đính hoa cái (cùi, lõi ngô), hoa mọc từng đôi bông nhỏ. Mỗi bông có hai hoa, nhưng chỉ có một hoa tạo thành hạt, còn một hoa thoái hóa. Phía ngoài hoa có hai mày (mày ngoài và mày trong). Ngay sau mày ngoài là dấu vết của nhị đực và hoa cái thứ hai thoái hoá; chính giữa là bầu hoa, trên bầu hoa có núm và vòi nhụy vươn dài thành râu. Râu ngô thuôn dài trông giống như một búi tóc, ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay hung vàng. Trên râu có nhiều lông tơ và chất tiết làm cho hạt phấn bám vào và dễ nảy mầm.
Hạt ngô
Hạt ngô thuộc loại quả dính gồm 5 phần chính: vỏ hạt, lớp alơron, phôi, nội nhũ và chân hạt. Vỏ hạt là một màng nhẵn bao xung quanh hạt. Lớp alơron nằm dưới vỏ hạt và bao lấy nội nhũ và phôi. Nội nhũ là phần chính của hạt chứa các tế bào dự trữ chất dinh dưỡng. Nội nhũ có 2 phần: nội nhũ bột và nội nhũ sừng. Tỷ lệ giữa nội nhũ bột và nội nhũ sừng tùy vào chủng ngô, giống ngô.
Phôi ngô chiếm 1/3 thể tích của hạt và gồm có các phần: ngù (phần ngăn cách giữa nội nhũ và phôi), lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chồi mầm.
Hạt ngô
dài Các hạt ngô có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng tương đối đều xung quanh một lõi trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi bắp ngô khoảng 10 – 25 cm, chứa khoảng 200 - 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và vàng.
Sinh trưởng phát triển của cây ngô
a. Thời kỳ nảy mầm
Trong lúc bao lá mầm mọc và vươn ra ánh sáng, sự kéo dài của nó và của bao lá mầm dừng lại. Ở thời điểm đó, điểm sinh trưởng của cây (đỉnh của thân) nằm ở 2,5 - 3,8 cm dưới mặt đất và định vị ngay trên trụ gian của lá mầm. Lá mầm phát triển nhanh chóng và mọc xuyên qua đỉnh bao lá mầm. Cây tiếp tục phát triển trên mặt đất. Ngay sau khi cây mọc, hệ thống rễ mầm sinh trưởng chậm lại. Thường thì đến khi ngô được 3 lá, rễ mầm sơ sinh không tồn tại nữa.
Sinh trưởng phát triển của cây ngô
Sau khi cây mọc, hệ thống rễ đốt bắt đầu xuất hiện và khi cây được 1 lá mầm, từ đốt thứ nhất, vòng đầu tiên của rễ đốt bắt đầu kéo dài. Một loạt các rễ đốt bắt đầu phát triển ở mỗi đốt của cây, lần lượt từ dưới lên trên đến đốt thứ 7 -10. 
Điều kiện ảnh hưởng đến sự nảy mầm
- Sức nảy mầm của hạt: tùy thuộc vào giống
- Độ ẩm: Lượng nước cần thiết cho hạt ngô nảy mầm tương đối thấp (khoảng 45% trọng lượng khô tuyệt đối của hạt). Độ ẩm thích hợp của đất đảm bảo cho sự nảy mầm khoảng 60 - 70% độ ẩm tương đối.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho ngô nảy mầm là 25 – 30oC. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của mầm. 
- Độ sâu khi gieo: Để cho cây ngô nảy mầm và mọc nhanh hơn ở thời kỳ gieo sớm, cần gieo nông để lợi dụng nhiệt độ đất có lợi trên bề mặt. Độ sâu lấp đất khi gieo hạt trung bình 5 - 6cm. Tuy nhiên, ở những vùng khô hạn nên gieo ở độ sâu sâu hơn.
b. Thời kỳ 3 - 6 lá
Vào khoảng lúc cây ngô được 5 lá, lá và khởi đầu mầm bắp sẽ hoàn chỉnh. Ở đầu đỉnh thân, một mầm cờ đực nhỏ được hình thành.
Khi ngô được 6 lá, điểm sinh trưởng và bông cờ đã ở trên mặt đất. Chiều dài thân bắt đầu tăng nhanh. Hàng loạt rễ đốt mọc dài ra từ 3 hoặc 4 đốt thân dưới cùng. Hệ thống rễ đốt là hệ thống rễ chức năng chính. Một vài mầm bắp hoặc chồi nhánh đã thấy rõ thời gian này. Nhánh (chồi bên) thường được hình thành ở các đốt dưới mặt đất nhưng ít khi tiến triển.
c. Thời kỳ 8 - 10 lá
Ở giai đoạn cây được 8 lá, 2 lá dưới có thể thoái hóa và mất. Hệ thống rễ đốt đã được phân bổ đều trong đất.
Khi được 9 lá, cây ngô có rất nhiều chồi bắp. Trừ 6 đến 8 đốt cuối cùng dưới bông cờ, còn từ thân ngô lúc này mỗi đốt còn lại sẽ xuất hiện một chồi bắp. Tuy nhiên, một số chồi bắp trên cùng được phát triển thành bắp thu hoạch. . Bông cờ bắt đầu phát triển nhanh. Thân tiếp tục kéo dài theo sự kéo dài của lóng. 
c. Thời kỳ 8 - 10 lá
Trong giai đoạn này, nhiệt độ thích hợp cho cây ngô là khoảng 20 - 30oC. Cây ngô cần ít nước nhưng cần đảm bảo đủ ôxy cho rễ phát triển. Chính vì vậy mà kỹ thuật làm đất phải phù hợp để đất được tơi xốp và thông thoáng như xới xáo hợp lý (không quá sâu hoặc quá gần gốc cây ảnh hưởng đến rễ). 
Khi cây ngô được 10 lá, thời gian xuất hiện các lá mới ngắn hơn, thường sau 2 - 3 ngày mới có 1 lá mới. Cây ngô bắt đầu tăng nhanh, vững chắc về chất dinh dưỡng và tích lũy chất khô. Quá trình này sẽ tiếp tục đến các giai đoạn sinh thực. Do vậy, nhu cầu về chất dinh dưỡng và lượng nước trong đất lớn hơn.
d. Thời kỳ xoáy nõn
Vào giai đoạn cây được 12 lá, số noãn trên mỗi bắp và độ lớn của bắp được xác định. Số hàng trên bắp đã được thiết lập. Các chồi bắp trên vẫn còn nhỏ hơn các chồi bắp dưới. Điều kiện quan trọng cần được đảm bảo ở giai đoạn này là độ ẩm và chất dinh dưỡng , sự thiếu hụt của các yếu tố này dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng số hạt tiềm năng và độ lớn của bắp.
d. Thời kỳ xoáy nõn
Giai đoạn cây được 15 lá là giai đoạn quyết định đén năng suất hạt. Các chồi bắp phía trên vượt hơn các chồi bắp phía dưới.  Sau 1 - 2 ngày lại hình thành một lá mới. Râu ngô bắt đầu mọc từ những bắp phía trên. Ở đỉnh của bẹ lá bao quanh, một số chồi bắp trên cũng đã bắt đầu xuất hiện. Đỉnh của bông cờ cũng có thể nhìn thấy.
e. Thời kỳ nở hoa
Thời kỳ này bao gồm các giai đoạn: Trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh và mẩy hạt
- Giai đoạn trổ cờ
Bắt đầu khi nhánh cuối cùng của bông cờ đã thấy hoàn toàn, còn râu thì chưa thấy. Đây là giai đoạn trước khi cây phun râu khoảng 2 - 3 ngày. Cây ngô hầu như đã đạt được độ cao nhất của nó và bắt đầu tung phấn. Tùy thuộc vào giống và điều kiện bên ngoài mà thời gian giữa tung phấn và phun râu có thể dao động khác nhau. Giai đoạn tung phấn thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Thời kỳ này bông cờ và toàn bộ lá đã hoàn thiện nên nếu gặp mưa đá thì lá sẽ rụng hết sẽ dẫn đến mất hoàn toàn năng suất hạt.
e. Thời kỳ nở hoa
- Giai đoạn phun râu
Giai đoạn này bắt đầu khi một vài râu ngô đã được nhìn thấy bên ngoài lá bi. Khi những hạt phấn rơi được giữ lại trên những râu tươi, mới này thì quá trình thụ phấn xảy ra. Hạt phấn được giữ lại cần khoảng 24 giờ để thâm nhập vào từ râu cho đến noãn - nới xảy ra thụ tinh và noãn trở thành hạt. Râu mọc khoảng 2,5 - 3,8 cm mỗi ngày và tiếp tục kéo dài đến khi được thụ tinh.
Noãn hay hạt ở giai đoạn phun râu hầu như hoàn toàn chìm trong các vật liệu cùi bao quanh (mày, mày dưới, lá bắc nhỏ) và ở bên ngoài có màu trắng. Vật liệu bên trong của hạt biểu hiện trong và hơi lỏng. Phôi hoặc mầm còn chưa thấy rõ.
Đây là thời gian quyết định số noãn sẽ được thụ tinh.
Quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt ngô
Ngô là cây giao phấn (thụ phấn chéo), sự giao phấn này được thực hiện chủ yếu nhờ gió và côn trùng. Khi hoa đực chín, các mày của nó phồng lên, các chỉ nhị dài ra, bao phấn tách ra khỏi hoa và tung ra các hạt phấn hình trứng có đường kính khoảng 0,1mm. Mỗi bông cờ có 2 hoa, mỗi hoa có 3 nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn, mỗi bao phấn có 2 ô và trong mỗi ô có khoảng 1000 - 2500 hạt phấn. Như vậy tổng cộng mỗi bông cờ cho 10 - 13 triệu hạt phấn. Khi bắt đầu nở, các hoa ở 1/3 phía đỉnh trục chính tung phấn trước, sau đó theo thứ tự từ trên xuống và từ ngoài vào trong. Một bông cờ trong mùa xuân, hè đủ ấm thường tung phấn trong 5 - 8 ngày; mùa lạnh, khô có thể kéo dài 10 - 12 ngày.
f. Thời kỳ chín
- Giai đoạn chín sữa (18 - 22 ngày sau phun râu)
Hạt bên ngoài có màu vàng và chất lỏng bên trong như sữa trắng do đang tích lũy tinh bột. Phôi phát triển nhanh dần. Phần lớn hạt đã mọc ra ngoài vật liệu bao quanh của cùi. Râu có màu nâu, đã hoặc đang khô.
Do độ tích lũy chất khô trong hạt nhanh nên hạt lớn nhanh, độ ẩm khoảng 80%. Sự phân chia tế bào trong nội nhũ của hạt cơ bản hoàn thành, tế bào phồng lên và đầy lên bằng tinh bột. - Giai đoạn chín sáp (24 - 28 ngày sau phun râu) 
Tinh bột tiếp tục tích lũy bên trong nội nhũ làm chất sữa lỏng bên trong đặc lại thành bột hồ. 4 lá phôi đã được hình thành. Cùi tẽ hạt có màu hồng nhạt đến hồng do các vật  liệu bao quanh hạt đổi màu.
Vào khoảng giữa giai đoạn này, bề ngang của phôi bằng quá nửa bề rộng của hạt. Chất lỏng giảm dần và độ cứng của hạt tăng lên sinh ra trạng thái sáp của hạt. Sau đó, những hạt dọc theo chiều dài của bắp bắt đầu có dạng răng ngựa hoặc khô ở đỉnh. Lá phôi thứ 5 (cuối cùng) và các rễ mầm thứ sinh được hình thành.
- Giai đoạn chín sáp (24 - 28 ngày sau phun râu) 
Tinh bột tiếp tục tích lũy bên trong nội nhũ làm chất sữa lỏng bên trong đặc lại thành bột hồ. 4 lá phôi đã được hình thành. Cùi tẽ hạt có màu hồng nhạt đến hồng do các vật  liệu bao quanh hạt đổi màu.
Vào khoảng giữa giai đoạn này, bề ngang của phôi bằng quá nửa bề rộng của hạt. Chất lỏng giảm dần và độ cứng của hạt tăng lên sinh ra trạng thái sáp của hạt. Sau đó, những hạt dọc theo chiều dài của bắp bắt đầu có dạng răng ngựa hoặc khô ở đỉnh. Lá phôi thứ 5 (cuối cùng) và các rễ mầm thứ sinh được hình thành.
f. Thời kỳ chín
- Giai đoạn hình thành răng ngựa (35 - 42 ngày sau phun râu)
Tuỳ theo chủng mà các hạt đang hình thành răng ngựa hoặc đã có dạng răng ngựa. Cùi đã tẽ hạt có màu đỏ hoặc trắng tuỳ theo giống. Hạt khô dần bắt đầu từ đỉnh và hình thành một lớp tinh bột nhỏ màu trắng cứng. Lớp tinh bột này xuất hiện rất nhanh sau khi hình thành răng ngựa như một đường chạy ngang hạt. Hạt càng già, lớp tinh bột càng cứng và đường vạch càng tiến về phía đáy hạt (phía cùi).
Vào đầu giai đoạn này hạt có độ ẩm khoảng 55%. 
Ở giai đoạn này, nếu gặp thời tiết lạnh, chất khô trong hạt có thể ngừng tích luỹ và lớp đen trên các hạt hình thành quá sớm. Điều này dẫn đến sự giảm năng suất và trì hoãn công việc thu hoạch do ngô khô chậm khi gặp lạnh. Để hạn chế thiệt hại do tác động của lạnh, nên chọn giống chín khoảng 3 tuần trước ngày lạnh gây tác hại đầu tiên ở mức trung bình.
f. Thời kỳ chín
- Giai đoạn chín hoàn toàn - chín sinh lý (55 - 65 ngày sau phun râu) 
Sự tích luỹ chất khô trong hạt đạt mức tối đa và tất cả các hạt trên bắp cũng đã đạt trọng lượng khô tối đa của nó. Lớp tinh bột đã hoàn toàn tiến đến cùi và sẹo đen hoặc nâu đã hình thành. Lớp đen này bắt đầu hình thành từ các hạt đỉnh bắp đến các hạt đáy bắp. Hạt ngô lúc này ở thời điểm chính sinh lý và kết thúc sự phát triển. Lá bi và nhiều lá không còn xanh nữa.
Độ ẩm của hạt ở thời gian này tuỳ thuộc vào giống và điều kiện môi trường, trung bình khoảng 30 - 35%.
Nếu thu hoạch ngô cho ủ chua (si-lô) thì đây là thời điểm thích hợp. Còn bình thường nên để ngô ở ngoài đồng một thời gian nữa, lúc cả cây ngô đã ngả màu vàng để hạt ngô đủ khô (ở ngô tẻ độ ẩm khoảng 13 - 15%) để hạt cất giữ được an toàn.
Thank you
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ham lauj
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)